Vì sao Saudi Arabia "đứng ngoài" xung đột Israel – Hamas?

TRƯỜNG ĐẶNG 29/10/2023 04:00

Thái tử Mohammed bin Salman đã chứng tỏ Saudi Arabia là quốc gia có ảnh hưởng nhất ở Trung Đông bằng nhiều việc, tuy nhiên dường như ông đang ngoại trừ xung đột Israel - Hamas.

Các nhà quan sát hoài nghi về vai trò của Arab Saudi trong khủng hoảng giữa Israelp/và Hamas

Các nhà quan sát hoài nghi về vai trò của Saudi Arabia trong khủng hoảng giữa Israel và Hamas

Ngày 23/10 vừa qua, Qatar và Ai Cập đã đóng vai trò trong việc giúp Hamas trả tự do cho 2 phụ nữ Israel bị bắt làm con tin. Cùng thời điểm đó, Thái tử Arab Saudi Mohammed bin Salman đang bận quảng bá về việc sẽ tổ chức Giải vô địch thể thao điện tử thế giới lần đầu tiên như thế nào.

>>Mỹ có nguy cơ bị kéo trở lại xung đột Trung Đông

Điều này gần như trái ngược với mong muốn của Riyadh trong việc xây dựng vị thế hàng đầu ở Trung Đông. Đến mức một cựu quan chức cấp cao của chính phủ Hoa Kỳ, chia sẻ với Foreign Policy rằng Saudi Arabia dường như “vô hại” khi nói đến chính sách đối ngoại và quản lý khủng hoảng.

Quả thực, kể từ khi xung đột Hamas - Israel bắt đầu cách đây gần ba tuần, Riyadh gần như không hành động tương xứng. Thế nhưng, các chuyên gia chỉ ra Saudi Arabia cũng khó có thể làm gì khác trong xung đột lần này.

Riyadh vẫn phụ thuộc chặt chẽ vào Hoa Kỳ về mặt an ninh, cũng chính là quốc gia đang giúp tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc tấn công tàn khốc vào Dải Gaza của Israel. Không chỉ vậy, Washington còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình thiết lập mối quan hệ mới giữa Saudi Arabia và Israel.

Bởi vậy, cách tiếp cận mà quốc gia này đang lựa chọn là chủ trì các cuộc họp với các tuyên bố kêu gọi hơn là nhúng tay vào các hành động thực tế. Ít nhất điều này cũng giúp chính phủ Saudi Arabia có một vai trò mang tính xây dựng và có ảnh hưởng như họ tuyên bố.

Sau cuộc tấn công ngày 7/10 của Hamas vào Israel, kéo theo các cuộc tấn công trả đũa của Israel vào Gaza, Bộ Ngoại giao Saudi Arabia đã đưa ra lời kêu gọi “ngưng ngay lập tức sự leo thang giữa hai bên”. Kể từ đó, Riyadh chủ yếu đã đưa ra các tuyên bố và thông tin từ các cuộc điện đàm và các cuộc họp đa phương.

Thậm chí kể cả với các cuộc tấn công đẫm máu ở Gaza, các quốc gia đòi hỏi Saudi Arabia phải có nhiều hành động mạnh mẽ hơn – nếu họ là một cường quốc trong khu vực. Trên thực tế, họ đã không đưa ra được gì hơn ngoài việc phản đối kịch liệt tình hình kinh hoàng trên thực địa.

Đối với các nhà quan sát, hành động có ích nhất của cường quốc này với xung đột là việc triệu tập một cuộc họp ủy ban điều hành của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) vào ngày 18/10. Tại đó, Bộ trưởng Ngoại giao Saudi Arabia đã nhắc lại sự ủng hộ của Riyadh đối với Sáng kiến Hòa bình Ả Rập năm 2002 – trong đó cam kết các nước Ả Rập và các nước Hồi giáo phi Ả Rập bình thường hóa quan hệ với Israel để đổi lấy tư cách nhà nước của Palestine.

Mọi chiến lược khu vực của Arab Saudi đã bị chệch hướng bởi xung đột bất ngờ leo thang

Mọi chiến lược khu vực của Saudi Arabia đã bị chệch hướng bởi xung đột Israel - Hamas bất ngờ leo thang

Dù kế hoạch này được xem là “đã chết” từ lâu, nhưng bằng việc nhắc lại nó, Riyadh ít nhất đã đưa ra một giải pháp để kiến tạo hòa bình giữa Israel và Palestine và nhấn mạnh cam kết của Riyadh đối với công lý cho người Palestine.

Bản thân chính phủ Saudi Arabia cũng rất thận trọng khi nhắc đến Iran. Mới bình thường hóa quan hệ với Tehran vào tháng 3 vừa qua với vai trò trung gian của Trung Quốc, Riyadh cũng không muốn khơi mào một căng thẳng mới, dù họ rất bất bình với cách Hamas – tổ chức chịu nhiều ảnh hưởng của Iran – thông qua bài phát biểu của Hoàng tử Turki bin Faisal – cựu giám đốc tình báo quốc gia và cựu đại sứ của Riyadh ở cả London và Washington D.C.

>> Ai Cập- "nhân tố mới" trong giải quyết xung đột Israel - Hamas

Cũng giống như Mỹ, Saudi Arabia dường như bị động với cuộc xung đột mới này. Các cuộc leo thang xung đột đã làm hỏng toàn bộ chiến lược khu vực của nước này – vốn tập trung vào tăng trưởng kinh tế để mở rộng ảnh hưởng chính trị. 

Tầm nhìn 2030 của Mohammed bin Salman – lộ trình đầy tham vọng mà đất nước tự mô tả là “các cơ hội đầu tư và tăng trưởng mới, sự tham gia toàn cầu lớn hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân” – đang diễn ra tốt đẹp. Nhưng với cuộc chiến mới nhất, mọi thứ đang dần chệch hướng với Riyadh.

Có thể bạn quan tâm

  • Xung đột Israel - Hamas: Bế tắc giải pháp hòa bình

    Xung đột Israel - Hamas: Bế tắc giải pháp hòa bình

    04:30, 28/10/2023

  • "Hé lộ" quan điểm của Mỹ về xung đột Israel - Hamas

    04:30, 23/10/2023

  • Xung đột Israel - Hamas: Những tín hiệu đáng sợ!

    Xung đột Israel - Hamas: Những tín hiệu đáng sợ!

    04:00, 22/10/2023

  • Xung đột Israel - Hamas: Hé lộ

    Xung đột Israel - Hamas: Hé lộ "trách nhiệm" của Mỹ

    03:30, 20/10/2023

  • Nga toan tính gì từ xung đột Israel - Hamas?

    Nga toan tính gì từ xung đột Israel - Hamas?

    04:00, 19/10/2023

TRƯỜNG ĐẶNG