Trung Quốc "dang tay" đón dòng vốn FDI
Các chuyên gia nhận định, nếu chính phủ Trung Quốc giải quyết được mối lo ngại của các công ty nước ngoài, sẽ có thêm dòng vốn FDI chất lượng cao vào lĩnh vực sản xuất.
>> Trung Quốc đẩy mạnh quốc tế hóa Nhân dân tệ với tâm lý thận trọng
Tại Diễn đàn hợp tác quốc tế Vành đai và Con đường lần thứ ba được tổ chức tại Bắc Kinh vào tháng trước, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ dỡ bỏ mọi hạn chế đối với sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài vào sản xuất.
Động thái này thể hiện sự thay đổi liên tục của Trung Quốc theo hướng toàn diện khi nói đến các doanh nghiệp nước ngoài. Thông báo này cũng nêu bật niềm tin ngày càng tăng của Trung Quốc vào quá trình “cải cách và mở cửa” đang diễn ra.
Lĩnh vực sản xuất với chi phí thấp của Trung Quốc đã nổi lên trong bốn thập kỷ qua và thúc đẩy tăng trưởng nhanh chóng. Người tiêu dùng ở phương Tây thích thú với những sản phẩm có chi phí thấp trong khi các công ty thu được lợi nhuận cao hơn.
Ban đầu, Trung Quốc nổi tiếng với việc sao chép các sản phẩm của phương Tây. Với sự phổ biến của Internet và việc chia sẻ thông tin liên quan, các doanh nhân Trung Quốc đã nhanh chóng phát triển nhiều sản phẩm và dịch vụ sáng tạo.
Trong quá trình đó, những đổi mới trong sản xuất và công nghệ của Trung Quốc đã phát triển mạnh mẽ, kết hợp với năng lực sáng tạp độc đáo của nước này. Các sản phẩm cơ bản như đồ chơi và quần áo đã nhường chỗ cho các hàng hóa cao cấp bao gồm máy tính và điện thoại khi các sản phẩm của Trung Quốc dần vượt trội về hiệu quả, chất lượng và giá cả phải chăng.
Kết quả là, Trung Quốc hiện là nước dẫn đầu thế giới về sản xuất xe điện, các sản phẩm năng lượng xanh bao gồm pin và tấm pin mặt trời, thiết bị thông minh, tàu thủy, tàu hỏa tiên tiến và công nghệ truyền thông,...
Các công ty nước ngoài có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển của lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc. Bằng cách thu hút các nhà sản xuất như Foxconn xây dựng các nhà máy lắp ráp sản phẩm của họ tại Trung Quốc, Apple đã giúp thúc đẩy sự phát triển của các nhà cung cấp mới trong chuỗi cung ứng của họ. Các nhà cung cấp này hiện có thể sản xuất các thiết bị điện tử cao cấp khác.
Một ví dụ khác là Tesla cho biết, chuỗi cung ứng nội địa của Trung Quốc đã cung cấp hơn 95% linh kiện và vật liệu cần thiết cho Giga Thượng Hải. Điều này cho thấy đã có một nhóm nhà cung cấp địa phương đã được thành lập phục vụ Tesla ở Thượng Hải.
Apple và Tesla chỉ là hai ví dụ về lợi ích chung của việc Trung Quốc mở cửa với các công ty nước ngoài. Trong khi các công ty nước ngoài được hưởng lợi với chi phí thấp hơn, chất lượng cao và quay vòng nhanh chóng, Trung Quốc cũng được hưởng lợi từ việc làm phát triển mạnh mẽ hơn trong khi xây dựng các cụm chuỗi cung ứng và năng lực sản xuất tốt hơn. Đây là cách tiếp cận “đôi bên cùng có lợi” đối với Trung Quốc và các đối tác toàn cầu của nước này.
>> Mỹ, Nga và Trung Quốc “long tranh hổ đấu” ở Trung Á
Hiện nay, ngày càng có nhiều quan điểm cho rằng Trung Quốc sẽ dẫn dắt thế giới bước vào Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, bao gồm quá trình tự động hóa và số hóa đang diễn ra trong các hoạt động sản xuất và công nghiệp, bao gồm cả việc sử dụng các hệ thống không gian mạng và AI.
Tuy nhiên, một số chuỗi cung ứng phức tạp cũng đã được thiết lập bên ngoài Trung Quốc trong vài năm qua, một phần để tránh các lệnh trừng phạt và thuế quan do Mỹ áp đặt, trong khi một số khác được thành lập để tăng cường đa dạng hóa và giảm thiểu rủi ro, và một số nhỏ đã rời khỏi thị trường này.
Theo ông Michael Pettis, Giáo sư tài chính tại Trường Quản lý Quang Hoa thuộc Đại học Bắc Kinh, các nhà sản xuất sẽ ở lại Trung Quốc vì hệ sinh thái của quốc gia này đang được hỗ trợ bằng các khoản trợ cấp tín dụng, lao động, thuế và cơ sở hạ tầng ngầm mà các nhà sản xuất nhận được. Do đó, quyết định dỡ bỏ mọi hạn chế đối với sự tham gia của nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất vào thời điểm này là một phần của chiến lược rộng lớn hơn của Trung Quốc.
Bên cạnh đó, nếu Bắc Kinh có những động thái nhằm giải quyết mối lo ngại của các nhà sản xuất nước ngoài, ông Pettis kỳ vọng sẽ thấy nhiều khoản đầu tư nước ngoài chất lượng cao hơn vào lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc trong những năm tới.
Đồng quan điểm, Edward Tse, người sáng lập và Giám đốc điều hành của Gao Feng Advisory Company nhận định, sự cởi mở của Trung Quốc đối với đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất sẽ báo trước về một kỷ nguyên mới mang lại những đổi mới và lợi ích cho Trung Quốc cũng như phần còn lại của thế giới.
"Tôi cũng dự đoán rằng sẽ có thêm nhiều công ty Trung Quốc và nước ngoài hợp tác để tìm ra những cách sáng tạo mới nhằm xây dựng một thế hệ doanh nghiệp toàn cầu thực sự mới", ông đánh giá.
Có thể bạn quan tâm
Làm gì khi nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc?
01:00, 01/10/2023
Chính phủ "mạnh tay" can thiệp, kinh tế Trung Quốc chuyển biến ra sao?
04:00, 17/09/2023
Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ XVIII): Trung Quốc sẽ đi vào "vết xe đổ" của Nhật Bản?
04:00, 05/09/2023
Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ XVII): Ứng phó suy giảm kinh tế Trung Quốc
03:30, 04/09/2023
Kinh tế Trung Quốc: Bất ổn trái phiếu địa ốc và nguy cơ giảm phát
05:00, 27/08/2023