Kinh tế Trung Quốc: Bất ổn trái phiếu địa ốc và nguy cơ giảm phát

Diendandoanhnghiep.vn Theo các chuyên gia, bên cạnh nguy cơ vỡ nợ của Country Garden có thể gây tác động tiêu cực lan rộng, thì sự giảm phát tại Trung Quốc cũng đang trở thành mối đe doạ với tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

>>> Rủi ro vĩ mô Trung Quốc và đánh giá tác động tới Việt Nam

Country Garden bên bờ vực vỡ nợ

Nhà phát triển bất động sản Trung Quốc đang gặp khó khăn - Country Garden Holdings đã hoãn cuộc họp vào phút cuối với các trái chủ sẽ bỏ phiếu về kế hoạch gia hạn, liên quan đến khoản trái phiếu trị giá 3,9 tỷ Nhân dân tệ (535 triệu USD) đáo hạn vào tuần tới, làm tăng thêm rủi ro về khả năng vỡ nợ.

Giới phân tích đánh giá, vụ vỡ nợ của Country Garden có thể tác động sâu rộng đến thị trường nhà ở Trung Quốc và nặng nề hơn nhiều so với vụ vỡ nợ của Tập đoàn Evergrande vào cuối năm 2021

Giới phân tích đánh giá, vụ vỡ nợ của Country Garden có thể tác động sâu rộng đến thị trường nhà ở Trung Quốc và nặng nề hơn nhiều so với vụ vỡ nợ của Tập đoàn Evergrande vào cuối năm 2021

Công ty đã tổ chức một số cuộc họp với các trái chủ lớn của mình từ ngày 23/8 để cố gắng thuyết phục họ chấp nhận đề xuất.

Theo đề xuất ban đầu do Country Garden đưa ra, những người nắm giữ trái phiếu không công khai sẽ nhận được 100.000 Nhân dân tệ trước tiên vào tháng 10. Công ty cũng cho biết sẽ hoàn trả cho các chủ sở hữu trái phiếu 2% số tiền gốc vào tháng 10, tháng 11 và tháng 12.

Số tiền gốc còn lại sẽ được trả theo đợt lần lượt là 10%, 15%, 25% và 44% vào tháng 9/2024, tháng 9/2025, tháng 3/2026 và tháng 9/2026.

Hãng truyền thông Trung Quốc Caixin cho biết, các chủ sở hữu trái phiếu lớn bao gồm Ngân hàng China Guanfa, Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng Thương mại Trung Quốc. Tuy nhiên, một số trái chủ đã yêu cầu hoàn trả đầy đủ.

Mặc dù công ty vẫn chưa vỡ nợ đối với bất kỳ trái phiếu nội địa nào của mình, nhưng đã bỏ lỡ hai khoản thanh toán trái phiếu Mỹ với tổng trị giá 22,5 triệu USD vào đầu tháng này và vẫn có nguy cơ vỡ nợ đối với trái phiếu ở nước ngoài nếu không thanh toán tốt trong thời gian ân hạn 30 ngày.

>>> Trung Quốc có đối mặt với “thời khắc Lehman Brothers”?

Giới phân tích đánh giá, vụ vỡ nợ của Country Garden có thể tác động sâu rộng đến thị trường nhà ở Trung Quốc và nặng nề hơn nhiều so với vụ vỡ nợ của Tập đoàn Evergrande vào cuối năm 2021, vì tập đoàn này có số lượng dự án nhiều gấp bốn lần.

Khoản nợ 3,9 tỷ Nhân dân tệ đáo hạn vào tuần tới là khoản nợ lớn nhất của công ty cho đến cuối năm nay. Đây là một phép thử dành cho nhà phát triển xem liệu họ có thể quay trở lại từ bờ vực vỡ nợ hay không. Ngoài trái phiếu tư nhân nắm giữ, 10 trái phiếu trong nước khác của chủ đầu tư cũng đã bị đình chỉ giao dịch từ ngày 14/8.

Raymond Cheng, giám đốc điều hành của CGS-CIMB Securities nhận xét, đề xuất gia hạn thêm ba năm là hợp lý và điều này có lẽ đã được thị trường mong đợi. “Các chủ nợ có thể đấu tranh để được gia hạn ngắn hơn, nhưng tôi nghĩ gia hạn ít nhất 2 năm có thể chấp nhận được nếu Country Garden thỏa hiệp. Đó là một quá trình đàm phán và Country Garden vẫn còn một tháng để đàm phán với các trái chủ trong thời gian gia hạn 30 ngày”.

Edward Chan, nhà phân tích của S&P Global Ratings đồng ý rằng Country Garden phải cố gắng hết sức để đạt được thỏa thuận với các chủ nợ.

Vị chuyên gia khuyến cáo, nếu Country Garden vỡ nợ đối với trái phiếu trong nước đáo hạn vào ngày 2/9, có thể gây ra tình trạng vỡ nợ chéo đối với trái phiếu ở nước ngoài của mình. Điều này sẽ khiến công ty rơi vào tình thế căng thẳng hơn nữa.

Theo phân tích của JPMorgan, Country Garden và các công ty con của họ phải đối mặt với hơn 2,5 tỷ USD tiền lãi trả đều và nợ đáo hạn trong và ngoài nước trước cuối năm nay.

Mối đe doạ từ giảm phát

Có thể thấy, kinh tế Trung Quốc đang là mối quan tâm lớn của giới đầu tư toàn cầu từ những vụ vỡ nợ bất động sản, đến các chỉ số theo dõi nền kinh tế đều suy giảm trầm trọng. Điều này làm dấy lên lo ngại về sự ảnh hưởng chung tới khả năng tăng trưởng toàn cầu và tác động không tích cực đến các thị trường chứng khoán.

Theo chuyên gia, thay vì suy đoán về những lợi ích có thể có của việc giá cả giảm ở Trung Quốc đối với các nền kinh tế khác, chúng ta nên tập trung thẳng vào các mối đe dọa do Trung Quốc gây ra đối với thị trường toàn cầu

Theo chuyên gia, thay vì suy đoán về những lợi ích có thể có của việc giá cả giảm ở Trung Quốc đối với các nền kinh tế  chúng ta nên tập trung thẳng vào các mối đe dọa do Trung Quốc gây ravới thị trường toàn cầu

Theo chuyên gia Nicholas Spiro tại Lauressa Advisory, hiệu ứng giảm phát mạnh đối với giá nhập khẩu của Trung Quốc được khuếch đại bởi sự sụt giảm mạnh của đồng Nhân dân tệ so với đồng đô la Mỹ trong năm nay. Xét về mặt tích cực thì nó có lợi cho các quốc gia có độ mở thương mại cao và phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu của Trung Quốc, như các nền kinh tế ở Mỹ Latinh và Đông Nam Á.

Tuy nhiên, JPMorgan đã lưu ý, động lực giảm phát bắt nguồn từ việc mở cửa trở lại thúc đẩy nguồn cung, trái ngược với nhu cầu. Cùng với việc bình thường hóa chuỗi cung ứng, điều này đã giúp giảm giá hàng hóa toàn cầu. Vấn đề là lạm phát cao dai dẳng ở các nền kinh tế phát triển là do áp lực giá cả cứng nhắc trong lĩnh vực dịch vụ và giá cả giảm ở Trung Quốc khó có thể có tác động lớn ở các nền kinh tế tiên tiến.

Có một số lý do cho rằng việc giảm phát của Trung Quốc với phần còn lại của thế giới cần phải được xử lý một cách thận trọng. Thứ nhất, tỷ lệ giá tiêu dùng thông thường ở Trung Quốc giảm 0,3% trong tháng trước, nhưng tỷ lệ cơ bản loại trừ chi phí năng lượng và thực phẩm dễ biến động lại tăng 0,8%. Hơn nữa, chi tiêu cho các dịch vụ, đặc biệt là du lịch và ăn uống, đã tăng liên tục kể từ khi Trung Quốc mở cửa trở lại.

Thứ hai, trong khi giá cả đang giảm ở Trung Quốc, lợi suất trái phiếu chính phủ ở các nền kinh tế phát triển đã tăng lên trong tháng qua, do thị trường nhận thức muộn màng rằng lãi suất sẽ ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn.

Thứ ba, việc Trung Quốc bị so sánh với Nhật Bản vào những năm 1990 ngay sau khi nước này nổi lên sau ba năm tự cô lập là điều đáng lo ngại sâu sắc, cho thấy niềm tin vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã bị suy giảm nghiêm trọng như thế nào.

Mặc dù phần lớn sự so sánh giữa Trung Quốc và Nhật Bản là không phù hợp, nhưng chúng đã xâm nhập vào câu chuyện thị trường xung quanh Trung Quốc, làm dấy lên lo ngại về tăng trưởng toàn cầu ngay khi các nhà đầu tư lo ngại hơn về việc thắt chặt quá mức của ngân hàng trung ương Mỹ.

“Vì thế, thay vì suy đoán về những lợi ích có thể có của việc giá cả giảm ở Trung Quốc đối với các nền kinh tế khác, chúng ta nên tập trung thẳng vào các mối đe dọa do Trung Quốc gây ra đối với thị trường toàn cầu, cũng như cách Bắc Kinh dự định phục hồi tăng trưởng kinh tế đồng thời duy trì ổn định tài chính”, vị chuyên gia phân tích.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Kinh tế Trung Quốc: Bất ổn trái phiếu địa ốc và nguy cơ giảm phát tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714221104 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714221104 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10