Làm gì khi nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc?

Diendandoanhnghiep.vn Khi Trung Quốc “vật lộn” để hồi phục kinh tế, tác động không chỉ giới hạn trong biên giới nước này.

Với mối quan hệ kinh tế mật thiết với Trung Quốc, Việt Nam đã và đang chịu ảnh hưởng và cần biện pháp ứng phó kịp thời.

>> Trung Quốc khó tránh khỏi suy thoái kinh tế?

Theo Tổng cục Thống kê Trung Quốc, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này trong tháng 8/2023 đã tăng trở lại ở mức 0,1% so với cùng kỳ năm ngoái, làm dịu bớt áp lực giảm phát trước đó khi mà CPI tháng 7 giảm tới 0,3%. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia phân tích quốc tế cho rằng hành trình phục hồi kinh tế Trung Quốc sẽ còn gặp nhiều khó khăn.

Khi Trung Quốc “vật lộn” để hồi phục kinh tế, tác động không chỉ giới hạn trong biên giới nước này.

Khi Trung Quốc “vật lộn” để hồi phục kinh tế, tác động không chỉ giới hạn trong biên giới nước này.

Áp lực lên nền kinh tế Trung Quốc xuất phát từ nhiều yếu tố, bao gồm tình hình khó khăn của thị trường bất động sản, tỷ lệ thất nghiệp đang leo thang trong nhóm tuổi thanh niên và sự sụt giảm đáng kể trong chi tiêu tiêu dùng.

Những yếu tố này đã dẫn đến việc giảm nhu cầu nội địa, buộc các doanh nghiệp sản xuất Trung Quốc phải đối mặt với áp lực giảm giá và tiến hành thanh lý tồn kho dư thừa. Việc này có thể tạo ra một số cơ hội cho Việt Nam khi nguyên liệu thô xuất xứ Trung Quốc trở nên rẻ hơn, hỗ trợ cho việc sản xuất hàng hóa với chi phí thấp hơn.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng áp lực giảm phát ở Trung Quốc có thể dẫn đến xu hướng giảm phát toàn cầu, ảnh hưởng đến chi tiêu của người tiêu dùng trên toàn thế giới. Điều này có thể đặt ra thách thức lớn cho Việt Nam, đặc biệt khi chúng ta phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu.

Tiến sĩ Bùi Duy Tùng, Giảng viên Kinh tế, Đại học RMIT Việt Nam

Tiến sĩ Bùi Duy Tùng,
Giảng viên Kinh tế,
Đại học RMIT Việt Nam

Hơn nữa, nhu cầu nội địa suy yếu có thể dẫn đến việc Trung Quốc tăng cường xuất khẩu hàng hóa thành phẩm. Điều này đặt ra mối đe dọa cho các ngành công nghiệp Việt Nam cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm Trung Quốc trên thị trường toàn cầu. Rủi ro đặc biệt cao đối với các ngành Việt Nam xuất khẩu như dệt may, điện tử và đồ nội thất.

Mặt khác, sự suy yếu của nền kinh tế Trung Quốc có thể giúp giảm rủi ro lạm phát toàn cầu, tạo cơ hội cho Việt Nam thực hiện các biện pháp tài chính và tiền tệ linh hoạt hơn. Ngoài ra, sự biến đổi kinh tế ở Trung Quốc có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, mở cửa cơ hội cho Việt Nam khi các nhà sản xuất quốc tế có thể tìm kiếm đối tác mới, trong đó có cả Việt Nam, để ứng phó với rủi ro và tối ưu hóa sản xuất. 

Để đối phó với các tác động tiêu cực từ biến động kinh tế Trung Quốc, đa dạng hóa vẫn là chiến lược cần ưu tiên hàng đầu. Các doanh nghiệp cần giảm sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc bằng cách khẩn trương tìm kiếm các thị trường thay thế và đa dạng hóa chuỗi cung ứng.

Cách tiếp cận này có thể xem như một "hàng rào kép," bảo vệ chống lại cả những rủi ro ngắn hạn liên quan đến suy thoái kinh tế của Trung Quốc và những rủi ro dài hạn từ việc giảm phát nhập khẩu. Chính phủ có thể hỗ trợ việc này thông qua các biện pháp khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn nguyên liệu thô từ nhiều quốc gia khác nhau.

>> Vì sao doanh nghiệp mỹ phẩm ngoại "né" thị trường Trung Quốc?

Thứ hai, trong bối cảnh nhu cầu thấp hơn cả trong nước và từ Trung Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung vào củng cố thị phần trong nước. Họ có thể sử dụng chiến lược tiếp thị có mục tiêu hoặc thậm chí mở rộng sang các lĩnh vực ít chịu áp lực giảm phát hơn.

Thứ ba, tình trạng thâm hụt thương mại ngày càng gia tăng của Việt Nam với Trung Quốc, đạt mức kỷ lục 60,2 tỷ USD vào năm 2022 (tăng từ mức 54,0 tỷ USD của năm trước đó), đòi hỏi Chính phủ xem xét toàn diện các chính sách thương mại và nhập khẩu.

Chiến lược phòng ngừa rủi ro tiền tệ cần phải được triển khai để đối phó với sự biến động của tỷ giá đồng Việt Nam/Nhân dân tệ, đặc biệt khi giá trị tiền tệ có thể trở nên không thể đoán trước.

Cuối cùng, các doanh nghiệp cũng nên chuẩn bị cho kịch bản giảm phát trong nước. Điều này bao gồm việc hợp lý hóa hoạt động để duy trì lợi nhuận, ngay cả khi doanh thu đang giảm và xây dựng nguồn dự trữ tiền mặt đáng kể để đối phó với suy thoái kinh tế có thể xảy ra.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Làm gì khi nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714221580 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714221580 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10