Bất chấp các số liệu đáng khích lệ được công bố gần đây, nhưng nền tảng của kinh tế Trung Quốc vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
>> Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ XVIII): Trung Quốc sẽ đi vào "vết xe đổ" của Nhật Bản?
Một loạt số liệu do Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố hôm 15/9 cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đã có sự cải thiện khiêm tốn về doanh số bán lẻ và sản xuất công nghiệp nói chung trong tháng 8.
Ngành dịch vụ và công nghiệp đã bắt đầu có sự cải thiện, thấy được qua số người sử dụng tàu hỏa, máy bay, mua sắm tại các cửa hàng và du lịch bãi biển đông hơn so với một năm trước. Trong khi tốc độ hoạt động tại các nhà máy, đặc biệt là những nhà sản xuất điện thoại di động và chất bán dẫn, cũng tăng lên.
Một loạt các bước đi đã được chính phủ Trung Quốc thực hiện vào mùa hè này, nổi bật là hai đợt cắt giảm lãi suất, dường như đang mang lại sự cải thiện tốt hơn so với mong đợi cho nền kinh tế.
Ông Fu Linghui, Giám đốc thống kê kinh tế quốc gia Trung Quốc, cho biết trong một cuộc họp báo: “Nền kinh tế quốc gia đang tăng tốc phục hồi, sản xuất và nguồn cung tăng đều đặn, nhu cầu thị trường dần được cải thiện”.
Thế nhưng, điều này vẫn không xua tan nổi triển vọng u ám trong mắt nhiều nhà kinh tế nước ngoài – vốn đã quá quen với những can thiệp từ chính phủ trung ương Trung Quốc để “uốn nắn” các số liệu nền kinh tế. Một báo cáo nghiên cứu từ ngân hàng Nomura của Nhật Bản cho biết: “Một số người có thể cho rằng nền kinh tế Trung Quốc đã chạm đáy, nhưng chúng tôi vẫn thận trọng”.
Những rắc rối lớn của lĩnh vực bất động sản Trung Quốc tiếp tục phủ bóng đen lên triển vọng kinh tế của đất nước. Đầu tư bất động sản trong tháng 8 giảm mạnh gần 1/5 so với một năm trước đó, thậm chí còn giảm mạnh hơn so với tháng 7. Tiến độ xây dựng các tòa chung cư cũng chững lại vì giá căn hộ rớt mạnh.
Dựa trên dữ liệu vừa công bố về giá căn hộ mới tại 70 thành phố vừa và lớn khắp Trung Quốc, Goldman Sachs tính toán rằng giá bất động sản đã giảm 2,9% trong tháng 8, so với 2,6% trong tháng 7. Thậm chí theo các chuyên gia, con số giảm giá này có thể lớn hơn khi chính quyền địa phương đã gây áp lực lên các nhà phát triển bất động sản không giảm giá hơn nữa.
Theo Viện nghiên cứu Beike, một công ty nghiên cứu ở Thiên Tân, giá nhà tại 100 thành phố trên khắp Trung Quốc đã giảm trung bình 14% vào đầu tháng 8 so với mức đỉnh hai năm trước đó. Giá thuê cũng đã giảm 5%.
>> Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ XVII): Ứng phó suy giảm kinh tế Trung Quốc
Với sự trì trệ của ngành bất động sản, lĩnh vực xây dựng và các hoạt động liên quan cũng trầm lắng theo. Để bù đắp sự sụt giảm trong ngành xây dựng – nơi chiếm ít nhất 1/4 nền kinh tế Trung Quốc, chính phủ đã thúc ép chính quyền địa phương và tỉnh phải tăng tốc đầu tư công vào cơ sở hạ tầng khác, như tàu điện ngầm, hệ thống nước đô thị, đường cao tốc, công viên. Thế nhưng, bản thân chính quyền địa phương cũng đang mắc nợ với con số khổng lồ.
Hôm 14/9, Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã công bố thay đổi chính sách quan trọng, qua đó cho phép các ngân hàng trong nước giảm tỉ lệ dữ trự bắt buộc và cho vay nhiều tiền hơn. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với phần lớn hệ thống ngân hàng theo đó được giảm khoảng 0,25%. Động thái này được giới chuyên gia coi là nhằm đáp ứng một lượng lớn trái phiếu mà chính quyền địa phương chuẩn bị phát hành để thanh toán cho các dự án cơ sở hạ tầng của họ.
Bắc Kinh cũng khuyến khích các ngân hàng tiếp tục cho vay đối với một số nhà phát triển bất động sản. Bởi các công ty bất động sản không còn có thể vay trên thị trường trái phiếu nước ngoài vì hơn 40 công ty trong số đó không trả được nợ, khiến các nhà đầu tư nước ngoài lo sợ.
Bà Becky Liu, chiến lược gia tại Standard Chartered, cho biết động thái của ngân hàng trung ương Trung Quốc là sớm hơn dự kiến, theo đó, hành động quản lý mới này cũng có thể dẫn đến việc giảm lãi suất hơn nữa trong những tháng tới.
Dù vậy, nhu cầu vay mua bất động sản mới vẫn yếu. Các khoản nợ xấu dai dẳng nằm trong bất động sản vẫn là cơn đau đầu chưa được chữa của chính quyền địa phương và các ngân hàng Trung Quốc. Nhiều công ty không muốn vay thêm do đối mặt với doanh thu yếu.
Tổng mức đầu tư vào tài sản cố định – gồm chi tiêu cho cơ sở hạ tầng và sản xuất – của Trung Quốc đã tăng 3,2% trong 8 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, tốc độ tăng trong tháng 8 đã chậm lại so với mức 3,4% của tháng trước.
Sản xuất chất bán dẫn đã tăng 21,1% trong tháng 8 so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này được cho đến từ trợ cấp ngày càng mạnh mẽ của chính phủ vào hoạt động sản xuất chip sau khi Mỹ và một số nước châu Âu hạn chế xuất khẩu sang Trung Quốc một số chip tiên tiến cũng như các thiết bị sản xuất chúng. Bên cạnh đó, giá trị sản xuất công nghiệp của Trung Quốc cũng đã tăng 4,5% trong tháng 8 so với cùng kỳ, cao hơn con số 3,7% của tháng 7.
Điểm sáng khác đến từ hoạt động chi tiêu của người tiêu dùng sau các đợt giảm lãi suất và thúc đẩy chi tiêu của chính phủ. Doanh số bán lẻ của Trung Quốc trong tháng 8 đã tăng 4,6% so với một năm trước đó. Thế nhưng, con số này được giới chuyên gia đánh giá chưa thuyết phục, bởi một năm trước người dân Trung Quốc vẫn phải sống theo các biện pháp nghiêm ngặt “zero Covid”.
Có thể bạn quan tâm
Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ XVI): “Giải mã” hiện tượng chững lại của Trung Quốc
04:30, 03/09/2023
Kinh tế Trung Quốc: Bất ổn trái phiếu địa ốc và nguy cơ giảm phát
05:00, 27/08/2023
Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ XV): "Bài kiểm tra" tham vọng hùng cường
04:00, 27/08/2023
Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ XIV): Những tác động khó lường đến thế giới
05:00, 24/08/2023
Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ XIII): Nợ tăng vọt, Trung Quốc tiến thoái lưỡng nan
04:00, 24/08/2023
Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ XII): “Bong bóng” bất động sản có nguy cơ phát nổ?
12:00, 21/08/2023
Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ XI): Mô hình tăng trưởng đã tới hạn
04:30, 21/08/2023
Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ X): Hệ lụy đầu tiên của giảm phát
05:00, 20/08/2023
Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ IX): Thất nghiệp giới trẻ tăng vọt, điều gì đang xảy ra?
03:20, 20/08/2023
Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ VIII): “Núi nợ” bủa vây nền kinh tế
05:10, 19/08/2023
Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ VII): Dòng vốn đầu tư nước ngoài "tháo chạy"
04:00, 19/08/2023
Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ VI): Doanh nghiệp nước ngoài "khủng hoảng niềm tin"
02:45, 19/08/2023
Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ V): Ưu tiên củng cố quyền lực chính trị
05:10, 18/08/2023
Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ IV): Hé lộ lý do "cỗ xe" kinh tế bị trục trặc
03:15, 18/08/2023
Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ III): Nguy cơ "lỗi hẹn" mục tiêu tăng trưởng
04:45, 17/08/2023
Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ II): “Thế lực” nào đang cản trở?
03:35, 17/08/2023
Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ I): FDI vào Trung Quốc đối mặt "cơn gió ngược"
14:17, 14/08/2023