Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ XVI): “Giải mã” hiện tượng chững lại của Trung Quốc

Diendandoanhnghiep.vn Sự chững lại của Trung Quốc có phần chủ động của ông Tập Cận Bình và những tác động từ đổ vỡ quan hệ với Mỹ, phương Tây.

Ông Tập Cận Bình ưu tiên chính trị hơn kinh tế trong nhiệm kỳ thứ 3

Ông Tập Cận Bình ưu tiên chính trị hơn kinh tế trong nhiệm kỳ thứ 3

>> Mỹ chơi “bài độc” với Trung Quốc!

Gần đây đã xuất hiện luồng quan điểm cho rằng, cơ hội để Trung Quốc vượt Mỹ ngày càng xa vời. Một số học giả còn đặt vấn đề với xếp hạng GDP liệu có ý nghĩa gì khi nó không phản ánh chất lượng tăng trưởng, chỉ số phát triển xã hội, con người!

Viện Lowy, một tổ chức tư vấn của Australia, dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chỉ đạt bình quân khoảng 2% đến 3% mỗi năm trong giai đoạn 2021-2050. Viện Lowy vẫn đánh giá cao khả năng kinh tế Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, nhưng Trung Quốc sẽ không bao giờ có vị thế dẫn đầu thật sự như Mỹ.

Trong khi đó, một số ý kiến khác tập trung vào thể chế, cho rằng khả năng Trung Quốc vượt Mỹ sẽ phụ thuộc vào việc nước này có theo đuổi các thay đổi về chính sách kinh tế hay không.

Thật vậy, trong hơn một năm qua, các nhà kinh tế cho rằng Trung Quốc đang bước vào thời kỳ tăng trưởng kinh tế chậm lại. Để giải thích cho điều này, họ đã viện dẫn những thay đổi về nhân khẩu học, nợ chính phủ và năng suất tăng thấp hơn cũng như thiếu các cải cách theo định hướng thị trường.

Một số người đã nói về “đỉnh cao của Trung Quốc”, lập luận rằng quỹ đạo kinh tế của đất nước này đã hoặc sẽ sớm đạt đến đỉnh cao và có thể không bao giờ vượt qua đáng kể dấu mốc của Hoa Kỳ.

Một hiện tượng đáng chú ý khác là Trung Quốc chủ động cắt dần mối liên hệ với thế giới bên ngoài, từ học thuật, văn hóa đến kinh tế và chính trị, chủ nghĩa dân tộc được đẩy lên, hướng nội, tự tạo động lực tăng trưởng.

Bắt đầu từ nhiệm kỳ thứ 3, ông Tập Cận Bình ưu tiên hơn cho nhiệm vụ gia cố quyền lực của Đảng cộng sản Trung Quốc, kể cả phải hy sinh các tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu, quản lý chặt chẽ hơn tầng lớp siêu giàu từng nổi lên trong thời kỳ “cải cách kinh tế”. 

>> Trở lực kinh tế Trung Quốc

Trung Quốc tự cô lập với phương Tây

Trung Quốc tự cô lập với phương Tây

Theo ông Stephen A. Schwarzman, nhà nghiên cứu kỳ cựu về Trung Quốc, cây bút của New York Time từng đạt giải Pulitzer, khi làm như vậy, Trung Quốc có thể lặp lại những sai lầm của các quốc gia thuộc khối Đông Âu trong những thập kỷ Chiến tranh Lạnh.

Cách Bắc Kinh thể hiện thái độ với chiến sự Nga - Ukraine cũng khiến thế giới chưa hài lòng về vai trò của một cường quốc. Trung Quốc chưa bao giờ trực tiếp phản đối chiến sự Nga - Ukraine, cũng chưa từng bày tỏ chính kiến về hành động của Nga.

Tách rời khỏi Mỹ và phương Tây không có lợi cho kinh tế Trung Quốc, khiến cho dòng tinh hoa công nghệ bị nghẽn lại. Bằng chứng là từ khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc đã tăng hơn 600% và phần còn lại của thế giới cũng tăng 126%.

Vậy, ông Tập Cận Bình đã thực sự làm gì? Dường như để nguôi ngoai tình hình ngột ngạt trong nước, Bắc Kinh đã tăng cường hiện diện ở bên ngoài, mở các chiến dịch ngoại giao khắp Trung Đông, làm nổi bật chương trình nghị sự khối BRICS...

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ XVI): “Giải mã” hiện tượng chững lại của Trung Quốc tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714214505 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714214505 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10