Trung Quốc và sứ mệnh quản trị toàn cầu

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 13/11/2023 04:30

Có thể nói, trọng trách quản trị toàn cầu của Trung Quốc ngày nay được thôi thúc bởi động lực khách quan và chủ quan.

Quản trị toàn cầu là vai trò lịch sử của một quốc gia quan trọng với nhân loại như Trung Quốc

Sự phát triển mạnh mẽ đã giúp Trung Quốc đảm nhiệm vai trò tham gia quản trị toàn cầu

>>Mỹ, Nga và Trung Quốc “long tranh hổ đấu” ở Trung Á

Không còn nghi ngờ gì về vai trò của Trung Quốc trong quản trị toàn cầu ngày nay. Quốc gia này đã bứt phá ngoạn mục trong vài thập kỷ gần đây; những ảnh hưởng của họ trong kinh tế, chính trị, văn hóa,... xét cả về sức mạnh “cứng” và “mềm” đã gia tăng nhanh chóng.

Trung Quốc dường như được mặc định sứ mệnh “cường quốc”, sở hữu diện tích tự nhiên rộng lớn, nhân khẩu học phong phú, tài nguyên đa dạng; là nơi khai sinh rất nhiều tư tưởng về nhân sinh quan, thế giới quan đặc sắc, góp phần bổ sung và hệ thống hóa kho tàng tri thức nhân loại.

Ví dụ, tư tưởng Nho giáo (nhân trị) của Khổng Tử, pháp trị của Hàn Phi; binh pháp Tôn Tử, tư tưởng phật giáo Ngô Thừa Ân… có ảnh hưởng rất sâu sắc ở châu Á, ngày nay vẫn được áp dụng trong kinh tế cũng như đời sống.

Những phát minh của người Trung Quốc cổ đại cho đến nay góp phần làm thay đổi thế giới, như thuốc súng, la bàn, giấy, máy đo địa chấn, tàu lượn,… Đến thời kỳ nhà nước XHCN, Trung Quốc đóng góp gần 1/4 tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Ngoài danh xưng “công xưởng thế giới” mô tả đầy đủ tầm quan trọng của Trung Quốc - nước này còn là “Ngân hàng quốc tế” tài trợ hàng nghìn tỷ USD tại hàng trăm quốc gia trên toàn cầu.

Tầng lớp tinh hoa Trung Quốc từ cổ chí kim luôn mặc định cho mình vai trò là “trung tâm thế giới”, các danh xưng như: trung hoa, trung hạ, trung quốc, trung thổ, trung châu, hoa hạ - đều hàm nghĩa khu vực trung tâm thế giới. Trên nền tảng đó đã xuất hiện “giấc mộng Trung Hoa” được nuôi dưỡng hàng nghìn năm.

Tiến trình phát triển nào cũng có mặt trái, Trung Quốc không ngoại lệ. Chính vì mặt trái này cũng là động lực khách quan thúc đẩy trách nhiệm với quốc gia, dân tộc, cũng như trách nhiệm với cộng đồng quốc tế.

>>Trung Quốc "vũ khí hóa" các khoáng sản quan trọng

Ông Tập Cận Bình là lãnh đạo thế hệ thứ 3 với rất nhiều tham vọng lớn

Ông Tập Cận Bình là lãnh đạo thế hệ thứ 3 với rất nhiều tham vọng lớn

Hãy phân tích một khía cạnh nhỏ: Trung Quốc hiện nay là nền kinh tế gây phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến biến đổi khí hậu, đe dọa không chỉ riêng trong lãnh thổ Trung Quốc mà còn ảnh hưởng trên phạm châu lục, thậm chí liên lục địa.

Như vậy, chống biến đổi khí hậu - một nhiệm vụ mang tính toàn cầu bấp bách nhất hiện nay không thể thiếu vai trò của Trung Quốc. Chiến lược phát triển “xanh” của nước này sẽ quyết định tương lai hành tinh xanh. Do đó, nhiệm vụ giảm phát thải tại Trung Quốc cũng thể hiện vai trò quản trị toàn cầu của nước này - bởi nó không chỉ diễn ra trên phạm vi 9,6 triệu km vuông mà còn trực tiếp làm thay đổi cách thức sản xuất, sử dụng năng lượng tại nhiều quốc gia khác.

Trong lĩnh vực đầu tư, khi Bắc Kinh chi ra hàng nghìn tỷ USD xây dựng đường sá, sân bay, bến cảng khắp nơi trên thế giới,…cũng có nghĩa là Trung Quốc đã chính thức tham gia hoạch định một phần trong tái cấu trúc kinh tế, kỹ thuật, xã hội tại quốc gia hưởng thụ vốn.

Cụ thể, như công trình cảng nước sâu Hambantota tại Sri Lanka do Trung Quốc đầu tư đã không phát huy hiệu quả khiến nước này phải nhượng lại cho chủ nợ để giảm trừ khoản vay 1,2 tỷ USD. Việc khai thác công trình này sẽ ảnh hưởng đến hàng triệu người tại Nam Á, dĩ nhiên Trung Quốc sẽ có trách nhiệm quản trị.

Với vai trò là nước lớn, giàu tiềm lực kinh tế, khoa học, công nghệ, kỹ thuật,…Trung Quốc sẽ giúp các quốc gia nghèo, kém phát triển các giải pháp để phát triển kinh tế, xã hội. Thực tế, ông Tập Cận Bình đang chủ trì rất nhiều chương trình lớn mang tầm vóc thế kỷ.  

Cuối cùng, quản trị toàn cầu là thước đo của một cường quốc, hay nói cách khác cường quốc phải quản trị toàn cầu và quản trị toàn cầu củng cố vai trò cường quốc.

Có thể bạn quan tâm

  • Trung Quốc đẩy mạnh quốc tế hóa Nhân dân tệ với tâm lý thận trọng

    Trung Quốc đẩy mạnh quốc tế hóa Nhân dân tệ với tâm lý thận trọng

    05:05, 12/11/2023

  • Trung Quốc

    Trung Quốc "dang tay" đón dòng vốn FDI

    04:30, 12/11/2023

  • Mỹ, Nga và Trung Quốc “long tranh hổ đấu” ở Trung Á

    Mỹ, Nga và Trung Quốc “long tranh hổ đấu” ở Trung Á

    04:00, 10/11/2023

  • Ấn Độ sẽ thay thế Trung Quốc thành động lực mới cho kinh tế toàn cầu?

    Ấn Độ sẽ thay thế Trung Quốc thành động lực mới cho kinh tế toàn cầu?

    03:30, 10/11/2023

  • Quan hệ Trung Quốc - EU sẽ đi theo hướng nào?

    Quan hệ Trung Quốc - EU sẽ đi theo hướng nào?

    14:40, 09/11/2023

TRƯƠNG KHẮC TRÀ