Quan hệ Trung Quốc - EU sẽ đi theo hướng nào?

Diendandoanhnghiep.vn Tuyên bố gần đây của các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) thể hiện lập trường kép của châu Âu về quan hệ với Trung Quốc, bao gồm hợp tác và cạnh tranh.

>>  Xung đột Israel - Hamas: Châu Âu run rẩy vì "vàng đen"

Tổng thống Pháp Macron, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Leyen. Ảnh: Tân Hoa Xã

Tổng thống Pháp Emmanuele Macron, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Leyen. Ảnh: Tân Hoa Xã

Theo Jorge Toledo, Đại sứ EU tại Trung Quốc, quan hệ Trung Quốc - EU vào năm 2024 sẽ được thực hiện theo hướng kết hợp giữa hợp tác giải quyết các thách thức toàn cầu, sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và xung đột do các chiến lược an ninh khác nhau.

Điều này phù hợp với tầm nhìn của EU về Trung Quốc với tư cách là đối tác, đối thủ cạnh tranh và đối thủ mang tính hệ thống. Điều này cũng được thể hiện trong phát biểu của Đại diện cấp cao EU Josep Borrell tại Đại học Bắc Kinh vào ngày 13/10, khi ông gọi đó là “sự phụ thuộc lẫn nhau mang tính xung đột”.

Phân tích các sự kiện của năm 2023 là yếu tố quan trọng để dự báo năm 2024. Năm 2023 đã chứng kiến sự hồi sinh các cam kết song phương, thể hiện qua sự gia tăng tương tác, thỏa thuận và các chuyến thăm cấp lãnh đạo giữa hai bên. Chuyến công du của Thủ tướng Trung Quốc tới Đức và Pháp đã nêu bật các ưu tiên của Bắc Kinh ở châu Âu. Trong khi đó, Ngoại trưởng Trung Quốc cũng đã có chuyến thăm châu Âu, đại sứ Trung Quốc tại EU Fu Cong ủng hộ việc tăng cường quan hệ giữa hai bên.

Ngoài ra, các nhà lãnh đạo chủ chốt của châu Âu – bao gồm Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel – đã đến thăm Bắc Kinh. Ông Thierry Breton, Ủy viên phụ trách thị trường nội khối EU cũng sẽ đến thăm Trung Quốc trong tuần này.

Trong khi các nhà lãnh đạo nhấn mạnh việc tăng cường liên kết kinh tế, châu Âu đang phải đối mặt với những lo ngại kéo dài về sự thống trị của Trung Quốc đối với các nguồn tài nguyên quan trọng, các rào cản tiếp cận thị trường và mất cân bằng thương mại. EU có thâm hụt thương mại gần 400 tỷ euro (430 tỷ USD) với Trung Quốc, mức thâm hụt được cho là cao nhất trong lịch sử nhân loại. 

Vấn đề gây tranh cãi nhất là việc triển khai mạng 5G. Mặc dù EU đã hành động để cấm các nhà cung cấp Trung Quốc mà họ coi là có rủi ro cao nhưng trên thực tế, không có lệnh cấm chính thức nào được đưa ra.

Tuy nhiên, vào tháng 9, châu Âu đã tiến hành một cuộc điều tra về các khoản trợ cấp dành cho xe điện (EV) của Trung Quốc vì nghi ngờ Bắc Kinh trợ cấp, mang lại lợi thế cho ngành công nghiệp xe điện của quốc gia này. 

>>  Vỡ nợ bất động sản Trung Quốc và dư chấn ở châu Âu

Quan hệ EU - Trung Quốc trong năm 2024 sẽ đứng giữa ngã ba đường

Quan hệ EU - Trung Quốc trong năm 2024 sẽ đứng giữa "ngã ba đường"

Để đáp lại những hành động từ phương Tây, Trung Quốc đã thể hiện ý định của mình bằng cách thực hiện các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với một loạt nguyên liệu thô quan trọng cần thiết cho sản xuất chất bán dẫn và xe điện, bao gồm gali và germani.

Ông Sebastian Contin Trillo-Figueroa, nhà phân tích địa chính trị chuyên về quan hệ EU-Châu Á nhận định, bất chấp căng thẳng gia tăng, sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế sẽ vẫn là yếu tố trung tâm trong quan hệ EU-Trung Quốc. 

Ông chỉ ra, cả hai bên đều có chung lợi ích trong việc duy trì hợp tác, kết nối bền chặt và thúc đẩy quan hệ đối tác thương mại và đầu tư. Họ có thể tìm thấy điểm chung trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, khủng hoảng sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Nhưng khả năng xung đột nảy sinh từ các quan điểm an ninh khác nhau có thể sẽ tồn tại, thử thách mối quan hệ giữa EU - Trung Quốc. Chiến sự Nga - Ukraine cho thấy những quan điểm khác nhau giữa hai bên. Châu Âu hỗ trợ Ukraine thông qua các biện pháp trừng phạt chống lại Nga, tiếp nhận hàng triệu người tị nạn và cung cấp các viện trợ vũ khí quan trọng. Ngược lại, Trung Quốc lại có lập trường mơ hồ hơn. Mặc dù họ đã đề xuất một kế hoạch hòa bình vào tháng 2, nhưng tiến độ còn chậm và sự ủng hộ của họ dành cho Nga cho thấy quốc gia này không chung quan điểm với châu Âu.

Bắc Kinh và Brussels thậm chí còn có những quan điểm trái ngược nhau rõ rệt hơn về xung đột Israel - Hamas nhằm vào Israel và sự trả đũa sau đó của lực lượng này. Châu Âu ban đầu bày tỏ sự ủng hộ đối với Israel trong khi Trung Quốc dường như đang làm giảm nhẹ các hành động của Hamas.

Vào năm 2024, các sự kiện như cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu có thể sẽ mang lại luồng gió mới cho khu vực. Sự tái cấu trúc này sẽ ảnh hưởng đến việc thành lập Ủy ban Châu Âu, nơi giữ vai trò then chốt trong việc củng cố quyền tự chủ chiến lược của châu Âu và thúc đẩy mối quan hệ với các quốc gia trên toàn cầu, trong đó có Trung Quốc.

Quan hệ Trung Quốc-EU vào năm 2024 sẽ đứng ở ngã ba đường. Dù nhu cầu của châu Âu về một lập trường thống nhất và kiên định đối với Trung Quốc là điều quan trọng, nhưng việc xây dựng một chính sách Trung Quốc thống nhất là một thách thức vì các cách tiếp cận khác nhau và thiếu sự phối hợp giữa các nước EU.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Quan hệ Trung Quốc - EU sẽ đi theo hướng nào? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714360121 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714360121 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10