Khởi dậy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo cho học sinh, sinh viên
Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên năm 2020 đã diễn ra tại Trường Đại học Thủy lợi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
Tham dự ngày hội, có Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và đại diện lãnh đạo các Bộ, ban, ngành Trung ương; các cơ sở giáo dục đại học và phổ thông.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho rằng, hoạt động khởi nghiệp sáng tạo phải được thực hiện mạnh mẽ tại các cơ sở giáo dục đại học, từng bước đưa hoạt động này vào trường phổ thông. Để thực hiện hiệu quả, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sự chung tay của các ngành, các cấp và sự đồng hành của doanh nghiệp để tạo động lực, nguồn lực thúc đẩy hoạt động đi vào chiều sâu. Tuy nhiên, muốn phát triển cần nhiều yếu tố trong đó cần chia sẻ tri thức, kinh nghiệm, ý tưởng đổi mới sáng tạo càng nhiều thì giá trị sẽ càng được nâng lên. Đối với học sinh, sinh viên bên cạnh việc học tập trên lớp, cần biết vận dụng, ứng dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào trong cuộc sống, hoạt động khởi nghiệp. Vì vậy, không nên tham vọng có bao nhiêu trường đại học có doanh nghiệp khởi nghiệp, mà quan trọng khơi dậy, lan tỏa tinh thần, động lực khởi nghiệp cho
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhắn nhủ tới học sinh, sinh viên: "Đừng quá chú trọng vào việc học thuộc để lấy điểm cao, mà hãy tăng cường học hỏi qua giao tiếp, qua các phong trào như khởi nghiệp, sáng tạo".
Phát biểu khai mạc Ngày hội, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh cho biết, sau ba năm triển khai thực hiện quyết định số 1665/QĐ-TTg ngày 30/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 (Đề án 1665) và ba lần tổ chức ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên, đã có nhiều điểm sáng nổi bật trong kết quả triển khai thực hiện. Theo đó, số lượng các ý tưởng, dự án tham gia cuộc thi toàn quốc đã tăng lên gấp đôi về số lượng, trong đó, chất lượng, tính khả thi, tính sáng tạo của các dự án cũng được các giám khảo đánh giá cao. Tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên được lan tỏa mạnh mẽ bằng việc triển khai chuỗi “Diễn đàn hành trình người khởi nghiệp” dành cho học sinh,sinh viên tại 60 cơ sở Giáo dục và đào tạo trong năm 2020-2021.
Thứ trưởng Ngô Thị Minh cho biết, từ năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Bộ Tài chính và các đơn vị liên quan nghiên cứu, xây dựng hướng dẫn về cơ chế tài chính để triển khai Đề án "Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”, trong đó có nội dung hỗ trợ nguồn vốn cho học sinh, sinh viên khi tham gia các hoạt động khởi nghiệp. Để hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã, đang và sẽ tiếp tục tạo nền tảng căn bản cho các em về tư duy, phương pháp một cách toàn diện.
Tại Nghị quyết Trung ương số 29 đã xác định, một trong những quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục - Đào tạo là chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp, sáng tạo là một trong những giải pháp quan trọng, thiết thực để triển khai hiệu quả quan điểm chỉ đạo của Trung ương. Trước khi xây dựng và ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới, ngành giáo dục đã có những bước chuẩn bị khá mạnh mẽ, đặc biệt là hoạt động dạy tích hợp liên môn trong nhà trường, đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng tiếp cận phát triển năng lực. Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục - Đào tạo đang tiên phong thực hiện Đề án Tri thức Việt số hóa; thực hiện mục tiêu đào tạo công dân toàn cầu thông qua hoạt động triển khai chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo…
Ngoài ra, Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên năm 2020 còn có các hội thảo và Chung kết Cuộc thi học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp năm 2020.
Có thể bạn quan tâm