“LinkedIn cho sinh viên mới ra trường”
Linkedin là mạng xã hội sự nghiệp dành cho cộng đồng doanh nghiệp thì Handshake lại hướng đến đối tượng ‘trẻ’ hơn nhiều: sinh viên, người mới ra trường.
Điều hay ở nền tảng này là dù bạn có kinh nghiệm hay không, xuất thân từ những ngôi trường top đầu hay tốt nghiệp từ một trường đại học ít danh tiếng thì cơ hội việc làm mà Handshake mang đến là như nhau.
Garrett Lord khi còn là một sinh viên năm hai của đại học công nghệ khá ít tiếng tăm ở Michigan (Mỹ) đã sớm nhận thấy thị trường tuyển dụng hiện tại có vẻ không công bằng và có phần nhàm chán với thế hệ gen Z. Theo anh, việc xuất hiện ở một hội chợ việc làm và mong rằng sẽ lọt vào mắt xanh của một nhà tuyển dụng nào đó là rất… vô vọng.
Nhóm của Lord muốn giải quyết vấn đề này bằng cách xây dựng một nền tảng mà học sinh, sinh viên thực sự yêu thích và vui vẻ khi sử dụng. Hơn nữa, các sinh viên có cơ hội tương đương nhau dù có xuất thân từ nhóm trường top đầu hay không.
Vào năm 2014, Lord và những người bạn đồng sáng lập của mình — Ben Christensen, 28 tuổi và Scott Ringwelski, 28 tuổi — đã ra mắt Handshake, một mạng lưới giúp hàng triệu sinh viên từ mọi hoàn cảnh được tuyển dụng và khởi nghiệp sự nghiệp của họ mà không cần mạng lưới quan hệ rộng rãi hay kinh nghiệm. Ba năm sau, ba chàng trai này lọt vào danh sách Under 30 Consumer Tech của Forbes.
Giữa tuần vừa qua, công ty khởi nghiệp có trụ sở tại San Francisco này thông báo rằng họ đã nhận được 80 triệu đô la Mỹ trong khoản tài trợ Series E từ các nhà đầu tư. Với tổng số tiền tài trợ là 235,5 triệu đô la, Giám đốc điều hành Lord cho biết định giá của Handshake là hơn 1,5 tỷ đô la.
Handshake có hơn 18 triệu người dùng bao gồm sinh viên và sinh viên mới tốt nghiệp. Sau khi đăng ký tài khoản miễn phí, họ có thể tạo hồ sơ và nhận các đề xuất công việc được cá nhân hóa, cũng như lời mời tham gia các sự kiện nghề nghiệp ảo. Họ cũng có thể kết nối với các cựu sinh viên của trường học của họ và nhân viên của các nhà tuyển dụng tiềm năng, giống như cách họ có thể làm trên LinkedIn.
Hơn 550.000 nhà tuyển dụng — bao gồm Amazon, Tesla và Bank of America — và 1.200 trường đại học đã sử dụng nền tảng này. Các nhà tuyển dụng có thể đăng danh sách việc làm miễn phí và tuyển dụng các ứng viên đầu vào từ một nhóm nhân tài đa dạng hơn những gì họ có thể tìm thấy khi đến thăm các trường đại học.
Để có quyền truy cập vào các tính năng cao cấp, chẳng hạn như các trang thương hiệu và phân tích, người sử dụng lao động có thể trả một khoản phí hằng năm bắt đầu từ 10.000 đô la, tùy theo nhu cầu tuyển dụng của họ, số lượng tuyển là bao nhiêu và nhu cầu tuyển dụng của họ phức tạp hay đặc thù thế nào.
Mặc cho ảnh hưởng của đại dịch đến thị trường tuyển dụng, Handshake đã kết nối hơi 98 triệu sinh viên với nhà tuyển dụng vào năm ngoái. Start-up có tăng trưởng doanh thu tăng gấp đôi trong suốt ba năm qua đang kỳ vọng đạt doanh thu 100 triệu đô la vào năm 2022 - Một cột mốc quan trọng trong nhiệm vụ của Handshake trước đối thủ Linkedin.
Linkedin thực sự là công cụ hiệu quả đối với đối tượng là nguồn nhân lực có kinh nghiệm từ tầm trung. Nhưng Handshake lại quan tâm đến các thách thức với đối tượng sinh viên mới ra trường hay những người bắt đầu xây dựng nghề nghiệp.
Với nguồn tài trợ mới, Lord cho biết sẽ phát triển các tính năng mới cho phép người dùng, cụ thể là sinh viên và những người mới tốt nghiệp phát triển những kỹ năng cần thiết cho lộ trình nghề nghiệp của mình. Năm ngoái, Linkedin đã công bố sáng kiến của mình về cải thiện kỹ năng trên toàn cầu khi cung cấp cho người lao động quyền truy cập vào các tài nguyên giáo dục miễn phí.
Lord sẽ mở rộng sự hiện diện của Handshake cũng như cơ sở dữ liệu của người dùng ra toàn thế giới (hiện nền tảng này chỉ đang có mặt tại Mỹ và vương quốc Anh). Lord nhìn thấy được tương lai nơi nền tảng này không chỉ dừng lại ở việc kết nối những công việc đầu tiên với sinh viên - người chưa có kinh nghiệm, mà cũng là nơi họ có những lựa chọn cho việc phát sự nghiệp về sau của mình.
Natasha Stough, giám đốc tuyển dụng khu vực châu Mỹ của Ernst & Young (EY) - Một trong bốn hãng dịch vụ kiểm toán hàng đầu thế giới cho biết nền tảng này đã giúp cô đa dạng hóa nguồn nhân lực của công ty mình. Với Handshake, EY có thể tuyển dụng nhân tài khắp cả nước thay vì chỉ từ một nhóm trường chọn lọc.
“Trong thời đại công nghệ 4.0, thật lỗi thời khi tiếp tục tiếp cận thế hệ nhân lực gen Z qua trường đại học - cách chúng ta vẫn làm suốt 30 năm qua. Thay vào đó, chúng ta bắt đầu có thể tận dụng công nghệ để mở rộng kênh tuyển dụng và đa dạng hóa nguồn nhân tài” - Natasha nói.
Có thể bạn quan tâm
Chỉ bằng một dòng code, anh sinh viên giải được thách thức kéo dài 2 thập kỷ nay của máy tính lượng tử
16:46, 06/05/2021
Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp” hiện thực hoá các ý tưởng sáng tạo
04:18, 02/05/2021
Nhật Bản tiếp nhận thêm 216 sinh viên Việt Nam sang làm việc
02:43, 25/04/2021
HUTECH Startup Wings 2021: Nơi sinh viên ươm mầm khởi nghiệp
13:03, 20/04/2021
Hành trình trở thành tỷ phú ở tuổi 37 của chàng sinh viên Eric Wu
04:36, 22/03/2021