6 vấn đề đặt ra với khởi nghiệp sáng tạo tạo tác động xã hội
Chúng ta phải lồng ghép cả hai phương thức đó là vừa đổi mới sáng tạo nhưng vừa tạo tác động xã hội để phát triển và đóng góp cho sự phát triển chung của xã hội.
Tại Toạ đàm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tạo tác động xã hội dành cho các doanh nhân trẻ do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc UNDP Việt Nam tổ chức sáng 3/11, các diễn giả cho rằng, việc khởi nghiệp sáng tạo tạo tác động xã hội tuy ý nghĩa nhưng vẫn gặp một số khó khăn nhất định.
Bà Ngô Thùy Anh - Đồng sáng lập – Dự án HASU chia sẻ: Mặc dù việc đưa sản phẩm của Hasu ra thị trường rất khó khăn, nhưng cũng có những điểm sáng.
Hasu là một nền tảng công nghệ nhưng lại không giống với các APP truyền thống thu hút người dùng tải ứng dụng. Tuy nhiên, vì đối tượng của Hasu là người cao tuổi nên cách tiếp cận của Hasu phải rất khác so với các startup thông thường. Do đó, điểm khởi đầu của Hasu chưa phải là ứng dụng, nhưng Hasu đã đi dạy rất nhiều lớp tập huấn về sử dụng thiết bị thông minh và công nghệ, kết hợp cùng với tổ chức câu lạc bộ người cao tuổi tự giúp nhau trên 87 quốc gia trên thế giới. Hiện nay ở Việt Nam có khoảng 1000 câu lạc bộ lớn nhỏ hoạt động theo hướng này.
Qua đó, Hasu đã thu thập được rất nhiều phản hồi để khi thành lập nên ứng dụng Hasu đã đi cùng với các tổ chức, là những đơn vị đầu vào hỗ trợ Hasu rất nhiều như với Hội phụ nữ Việt Nam, Hội người cao tuổi Việt Nam,... Trong thời gian vừa qua, vì dịch COVID-19 nên Hasu không thể đi đến các tỉnh như cam kết. Còn khi làm online thì sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
Ông Đỗ Ngọc Hòa – Giám đốc Công ty CP Rain Coffee nhận định: Doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, hay khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thì doanh nghiệp phải sống, nhưng câu chuyện là tiền đến trước hay đến sau? Chúng ta có hai quan điểm trong kinh doanh đó là: bình thường khi đã có sản phẩm, nghiên cứu thị trường, về cơ bản, chúng ta bán sản phẩm, bán giải pháp và có tiền ngay để nuôi bộ máy, tiếp tục cho sứ mệnh, tầm nhìn mà chúng ta đặt ra. Tuy nhiên, với những doanh nghiệp có lựa chọn con đường tạo tác động xã hội, thì đâu đó sẽ thấy rằng phải đầu tư trước, phải bỏ rất nhiều tiền, công sức và thời gian.
Trong ngắn hạn, vẫn phải có hoạt động tạo ra tiền, không có một doanh nghiệp startup nào 3 năm không thu được 1 đồng vốn, nếu như doanh nghiệp sẽ tạo ra được giá trị cực lớn cho xã hội, thì phải kiếm được nguồn tài trợ hoặc có doanh thu từ sản phẩm phụ.
“Với Rain Coffee, chúng tôi cung cấp sản phẩm thực phẩm sạch cho thị trường, chúng tôi cam kết rằng mang cà phê của Việt Nam cho người Việt Nam và cho thế giới tiêu dùng, trước hết là có sức khỏe và tạo ra các cơ hội kinh doanh cho những đối tác đang hợp tác. Tất cả những yếu tố đó giúp chúng tôi thấy rằng, mình cũng là một doanh nghiệp tạo tác động xã hội, vì đã tạo tác động đến các vùng trồng cà phê, thay đổi quan điểm, cách thức làm cà phê,...”, ông Hòa nói.
Do đó, theo ông Hòa chúng ta phải xác định, doanh nghiệp tạo tác động xã hội phải có nguồn thu, còn nguồn thu từ đâu thì đấy là câu chuyện doanh nghiệp phải tự trả lời để có thể đi được xa hơn và tác động sâu hơn đến xã hội, đến lĩnh vực mà mình đang làm.
Như vậy doanh nghiệp cần có doanh thu, còn khi nào có lợi nhuận lại là vế đằng sau vì dòng tiền luôn là nhiên liệu để cỗ máy kinh doanh hoạt động. Dòng tiền này đến từ hai nguồn bao gồm doanh thu trực tiếp từ bán sản phẩm, hay các dịch vụ phái sinh hoặc từ các nguồn tài trợ.
TS Đàm Quang Thắng - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Agricare Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn khởi nghiệp Quốc gia - VSMA khẳng định: Khi nói đến doanh nghiệp tạo tác động xã hội, đầu tiên bạn phải nói đến mục tiêu về tài chính song hành cùng những cam kết tích cực đến môi trường. Còn doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp sử dụng lợi nhuận để quay lại làm việc xã hội, đặt mục tiêu xã hội lên hàng đầu.
Còn trong doanh nghiệp khởi nghiệp tạo tác động, chúng ta cần làm rõ hai cách tiếp cận: Một là hoạt động thương mại cam kết đối với việc tạo tác động; Hai là gắn liền với việc doanh nghiệp sử dụng công nghệ để tạo ra giá trị mới, tạo ra các giá trị tích cực với môi trường và có đo lường chỉ số cụ thể.
Điển hình của một mô hình startup tạo tác động là có khả năng nhân rộng, có khả năng tăng trưởng, có thu hút được các nguồn lực, kể cả mô hình nào thì vẫn phải đặt mục tiêu lợi nhuận tài chính nhưng có cam kết tác động môi trường.
Ông Phan Đình Tuấn Anh – Founder của Angels 4 Us, Phó Chủ tịch Hội đồng Cố vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia – VSMA chia sẻ: Tất cả các dự án doanh nghiệp phải xác định vấn đề trong môi trường, trong xã hội hay trong cộng đồng để giải quyết và bằng mọi cách để “lựa cơm gắp mắm” để sống cho được để giải pháp của mình ra được ngoài thị trường đến ngày đơm hoa kết trái.
Do đó cốt lõi từ khóa đó là khởi nghiệp và thứ hai đó là sự bền vững khi đạt được khai vấn đề về khởi nghiệp bền vững rồi thì tạo tác động hay đổi mới sáng tạo đôi khi cũng chỉ là phạm trù và lựa chọn chiến lược của người sáng lập đằng sau dự án.
"Đổi mới sáng tạo hay tạo tác động xã hội vẫn nằm ở phía sau của khởi nghiệp và bền vững còn về vấn đề tài chính theo tôi dự án nào cũng không thể sống mãi bằng tiền tài trợ mà buộc phải có người sử dụng ngoài thị trường. Còn nếu muốn tạo tác động tốt cho xã hội hiện vẫn phải lo lắng làm thế nào sống được trong tháng sau, quý sau thì sẽ không có năng lực để đổi mới sáng tạo chứ chưa nói đến năng lực để tạo tác động tích cực cho môi trường và xã hội bởi tất cả các dự án kinh doanh đều không dễ dàng nhất là trong môi trường bình thường mới sau dịch bệnh vì vậy phải đặc tính sống còn lên hàng đầu", ông Tuấn Anh nói.
Phát biểu kết luận tọa đàm, Nhà báo Phạm Ngọc Tuấn– Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp, Phó Trưởng ban Tổ chức Chương trình KNQG cho biết: "Trong các vấn đề đã trao đổi ngày hôm nay chúng tôi sẽ tổng hợp lại một cách đầy đủ và có một địa chỉ trên báo điện tử đồng thời trên cổng thông tin khởi nghiệp để mọi người có thể tham khảo".
Các doanh nghiệp khởi nghiệp tạo tác động có những khó khăn nhất định như khó khăn từ chính phủ, từ các nhà đầu tư đến ý thức chung và nhìn nhận chung về loại hình và tính chất hoạt động của doanh nghiệp này.
"Phải chăng truyền thông cũng nên được xem như một thành phần quan trọng trong hệ sinh thái khởi nghiệp vì chúng ta thấy rằng nếu chúng ta có thể thay đổi được nhận thức xã hội để có chính sách phù hợp hơn từ góc độ tác động chính sách tác động nhận thức của nhà đầu tư cổ đông và kể cả sự ủng hộ của người tiêu dùng đối với các sản phẩm của doanh nghiệp thì đây cũng là một cuộc chiến lâu dài và chắc chắn phải có vai trò của truyền thông", Nhà báo Phạm Ngọc Tuấn đặt câu hỏi đồng thời cho rằng, không chỉ đơn thuần là đơn vị có hoạt động thúc đẩy mà nên xem truyền thông là một yếu tố quan trọng.
Nhà báo Phạm Ngọc Tuấn cũng ghi nhận 6 nhóm nội dung:
Thứ nhất, chúng ta cùng thống nhất mục tiêu phát triển trong hoạt động tạo tác động xã hội không phải là vấn đề của riêng ai của bất cứ quốc gia nào mà là vấn đề chung của toàn cầu và của từng công dân phải có trách nhiệm với đất nước. Trong đó chúng ta cùng nhau xác định mục tiêu của mình trong hoạt động này, không chỉ là mục tiêu lợi nhuận lợi ích cho cổ đông mà còn đạt được mục tiêu kép đó là tác động tích cực đến xã hội.
Thứ hai, các dự án khởi nghiệp tạo tác động xã hội và đặc biệt hà hai sự án Hasu cà Culcan sẽ gợi mở cho chúng ta nhiều vấn đề xoay quanh sự hỗ trợ thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tạo tác động xã hội ở Việt Nam.
Thứ ba, là những nội dung liên quan đến bức tranh toàn cảnh về khởi nghiệp tạo tác động xã hội ở Việt Nam hiện nay như thế nào, gắn với những mục tiêu rất cụ thể và kết quả bước đầu rất đáng khích lệ. Đặc biệt chúng ta cũng nhìn thấy sự lạc quan trong xu thế phát triển cuộc khởi nghiệp tạo tác động xã hội ở Việt Nam hiện nay mà UNDP đã trình bày.
Chúng ta cũng chỉ ra được những lĩnh vực rất cụ thể những xu hướng trong đầu tư khởi nghiệp tạo tác động xã hội như chăm sóc sức khỏe, phát triển giáo dục, deep tech,... Đặc biệt là đón nhận kế hoạch tài chính mới trong năm năm tới của UNDP đây cũng là nguồn động viên rất to lớn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp với quy mô lớn.
Thứ tư, là câu chuyện đầu tư tạo tác động xã hội đây là một bức tranh trái ngược nhau về quy mô đầu tư tạo tác động khoảng 713 tỷ đô nhưng bên cạnh đó chúng ta nhìn thấy bức tranh còn chưa được lạc quan lắm về đầu tư tạo tác động xã hội tại Việt Nam. Thực tế hiện nay với những khó khăn không chỉ là về mặt nguồn lực mà còn khó khăn về cả những rào cản nhận thức cần có tác động.
Thứ năm, đó là vấn đề về hệ sinh thái cho khởi nghiệp tạo tác động xã hội đây cũng là vấn đề không phải mới nhưng hiện nay những bước đi, những việc xây dựng và phát triển vẫn còn nhiều những việc phải làm để xây dựng được một hệ sinh thái có tác động hiệu quả cho các hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam mà trong đó ông Đàm Quang Thắng đã nhấn mạnh yếu tố đó là môi trường cho khởi nghiệp tạo tác động xã hội, nhân lực và sự kết nối liên kết trong hệ sinh thái cho hoạt động khởi nghiệp đổi mới tạo tác động xã hội.
Thứ sáu, trong phần thảo luận chúng ta đề cập đến hai vấn đề. Một là những thách thức khó khăn đối với khởi nghiệp tạo tác động xã hội Việt Nam nằm ở rất nhiều khía cạnh tư vấn đề vĩ mô về chính sách đến các vấn đề về năng lực cạnh tranh, nhận thức xã hội, lựa chọn phương thức mô hình kinh doanh phù hợp để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững mà vẫn thực hiện được nhiệm vụ tạo tác động xã hội, duy trì lợi nhuận. Hai là, đặt ra câu hỏi về việc trong tất cả chúng ta ngồi đây những doanh nghiệp khởi nghiệp nào đã đăng ký chính thức theo Luật doanh nghiệp 11/2014 trong đó quy định rất rõ về loại hình cũng như các tiêu chí của một doanh nghiệp xã hội.
Rõ ràng chúng ta vẫn chưa đặt vấn đề một cách rạch ròi nhưng cũng có ý kiến đưa ra rằng chúng ta có thể thực hiện vận dụng một cách linh hoạt theo tiêu chí và mục tiêu chúng ta theo đuổi.
Với những điều kiện đăng ký như vậy liên quan đến vấn đề về thụ hưởng chính sách, thực hiện cam kết với xã hội, với các cơ quan quản lý thì đó là vấn đề lâu dài nhưng trong thực tiễn chúng ta có thể vận dụng một cách linh hoạt để thực hiện không chỉ là cam kết mà còn thực hiện được ước vọng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mình mà đây là điều chúng ta có thể hoàn toàn lựa chọn các bước đi và cách thức phù hợp trong từng giai đoạn phát triển.
"Chúng tôi đã ghi nhận sáu nhóm vấn đề và mong tiếp tục nhận được các ý kiến đóng góp, trao đổi thông qua cổng thông tin khởi nghiệp, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp chương trình khởi nghiệp hội đồng cố vấn và thông qua chính những hoạt động thực tiễn của các anh chị để hoàn thiện thêm môi trường cho sự phát triển của doanh nghiệp tạo tác động xã hội ở Việt Nam. Chúng ta phải lồng ghép cả hai phương thức đó là vừa đổi mới sáng tạo nhưng vừa tạo tác động xã hội để phát triển và đóng góp cho sự phát triển chung của xã hội", Nhà báo Phạm Ngọc Tuấn kết luận.
Có thể bạn quan tâm
Các thành tố cấu thành hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo tạo tác động xã hội
12:21, 03/11/2021
Cần xóa bỏ định kiến trong đầu tư khởi nghiệp sáng tạo tạo tác động xã hội
12:11, 03/11/2021
Cơ hội và thách thức với khởi nghiệp sáng tạo tạo tác động xã hội
11:56, 03/11/2021
3 cấu phần của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo tạo tác động xã hội
11:37, 03/11/2021
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tạo tác động xã hội: HASU và kỳ vọng mang lại niềm vui sống cho người cao tuổi
11:32, 03/11/2021
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tạo tác động xã hội: Vulcan và giấc mơ thay đổi cuộc sống của người khuyết tật
10:44, 03/11/2021
Ba xu hướng tác động của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tạo tác động xã hội
10:02, 03/11/2021
[TRỰC TIẾP] Toạ đàm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tạo tác động xã hội dành cho cho các Doanh nhân trẻ
09:00, 03/11/2021
Toạ đàm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tạo tác động xã hội dành cho cho các doanh nhân trẻ
05:43, 03/11/2021