Diễn đàn Khởi nghiệp Quốc tế: Hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp vượt khó khăn

LIÊN DIỄM - TUẤN NGỌC 18/11/2021 16:46

Đây cũng là thời khắc vô cùng khó khăn cho nhiều quốc gia đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Kết quả của các công ty khởi nghiệp cũng khó tránh khỏi các yếu tố này.

Trao đổi tại phiên thảo luận Hỗ trợ Doanh nghiệp khởi nghiệp vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trong khuôn khổ Diễn đàn Khởi nghiệp Quốc tế: Doanh nghiệp trẻ và những nỗ lực vượt khó do COVID-19, các vị diễn giả đã thảo luận xung quanh vấn đề các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đã có những phát triển như thế nào và tạo ra xu hướng phát triển trong tương lai cũng như sự hỗ trợ của các đơn vị để giúp các doanh nghiệp trẻ phát triển trong giai đoạn COVID -19.

Bà Phạm KIều Oanh - Giám đốc Trung Tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng (CSIP) và Quỹ đầu tư tác động IBE do CSIP khởi xướng

Sẵn sàng sống trong "bình thường mới"

Ông Jayren Teo -  Giám đốc điều hành Mạng lưới Khởi nghiệp Toàn cầu - GEN Singapore chia sẻ: "Hành trình của chúng tôi xuất phát từ một doanh nghiệp trẻ nên đã được nhiều hệ sinh thái giúp đỡ. Chúng tôi cũng đã học hỏi rất nhiều tại các hệ sinh thái khởi nghiệp để có cái nhìn tốt hơn về thị trường trong nước và khu vực".

Tại Singapore, GEN cũng có Chương trình các doanh nhân hành động - một đơn vị hỗ trợ phát triển kinh tế, hỗ trợ cho các doanh nghiệp trẻ và quỹ đầu tư về tài chính thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của các bạn trẻ.

Ông Jayren Teo -p/Giám đốc điều hành Mạng lưới Khởi nghiệp Toàn cầu - GEN Singapore

Ông Jayren Teo - Giám đốc điều hành Mạng lưới Khởi nghiệp Toàn cầu - GEN Singapore

Bày tỏ quan điểm muốn đóng góp kinh nghiệm, tài chính cho các doanh nghiệp trẻ khởi nghiệp. Đồng thời kết nối các chủ đầu tư vào những doanh nghiệp khởi nghiệp với 4 mũi nhọn:

Thứ nhất là tuần lễ khởi nghiệp quốc gia đã được tổ chức và rất cần các doanh nhân tạo ra việc làm có ý nghĩa cho cộng đồng cũng như cho nền kinh tế phát triển. Đây là yếu tố tạo ra việc làm.

Thứ hai cho phép thúc đẩy các hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tạo ra nơi để các doanh nghiệp có kinh nghiệp rồi hỗ trợ cho các doanh nghiệp trẻ hơn.

Thứ ba, là hỗ trợ thông qua những chương trình can thiệp, chương trình hỗ trợ kinh tế, chính sách. Từ các báo cáo thông qua các tổ chức, diễn đàn để đưa ra công cụ hỗ trợ kịp thời.

Thứ tư là tạo ra sự kết nối giữa các doanh nhân và những người lãnh đạo trên thế giới.

"Đây là những lĩnh vực mà chúng tôi đã thành lập để kết nối các chương trình các cuộc thi toàn cầu để thu hút hàng 100.000 doanh nhân tham gia và trong tháng ba tới đây sẽ công bố cuộc thi tiếp theo", ông Jayren Teo cho biết.

Tuy nhiên, theo ông Jayren Teo tại Singapore số ca nhiễm COVID-19 đang tăng lên và người dân quốc gia này thực sự phải sống cùng với COVID-19. Nhưng phải đảm bảo người dân được tiêm vaccine đầy đủ thậm chí có người đã được tiêm đến mũi thứ ba. Làm sao để các công dân có thể sinh sống bình thường và các chuỗi cung ứng không bị ảnh hưởng. Điều đó liên quan đến yếu tố con người và công việc trong khi Singapore là một quốc gia mang tính toàn cầu rất cao.

Khi lực lượng lao động chính đã quay trở lại quốc gia của họ, thì khi quay trở lại Singapore để làm việc họ gặp rất nhiều khó khăn nhất là các doanh nghiệp khởi nghiệp. Tuy nhiên, theo ông Jayren Teo khi mở cửa làm việc từ xa làm việc online chúng ta lại thấy công việc được hiệu quả hơn rất nhiều. Từ đó để thấy rằng chúng ta đã và đang sẵn sàng để tiến đến sự thích ứng và tạo ra lực lượng lao động linh hoạt vừa online vừa offline. Có rất nhiều công ty khởi nghiệp được thành lập và các doanh nghiệp xã hội cũng chuyển đổi trở thành doanh nghiệp tạo tác động và không chịu ảnh hưởng bởi các mô hình kinh doanh truyền thống nữa đặc biệt là liên quan đến yếu tố nhân sự như vậy các công ty này đã chuyển đổi và tìm kiếm ra các mô hình online và có lực lượng lao động mang tính toàn cầu.

Các công ty này cũng phải chia sẻ nguồn lực với nhau để thu nhỏ khoảng cách tiêu biểu như các ngành thiết kế hay với những công ty bị hạn chế về mặt nguồn lực thì xu thế về kinh tế chia sẻ cũng sẽ phát triển trong giai đoạn tới đặc biệt là những hỗ trợ về vốn. "Chúng tôi đã sẵn sàng tiến lên để cùng tồn tại trong thời bình thường mới. Chúng tôi cũng hướng tới phát triển môi trường xanh và 30% sản phẩm được sản xuất tại địa phương đó là những điều đang diễn ra tại Singapore hiện nay", Ông Jayren Teo cho biết.

Ông Eddie Thái – Đồng sáng lập Quỹ Ascend Vietnam Ventures và Quỹ 500 Startups Vietnam

Ông Eddie Thái – Đồng sáng lập Quỹ Ascend Vietnam Ventures và Quỹ 500 Startups Vietnam

Ông Eddie Thái – Đồng sáng lập Quỹ Ascend Vietnam Ventures và Quỹ 500 Startups Vietnam, cho biết: "Tôi đã và đang làm việc với các công ty khởi nghiệm Việt Nam được vài năm. Trước đây tôi từng làm ở lĩnh vực chiến lược, các hoạt động sáp nhập, mua bán lại các công ty tại Mỹ và Việt Nam. Nhưng bắt đầu từ 2014 tôi đã rời bỏ công việc này và tập trung toàn bộ thời gian của mình vào việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp về công nghệ tại Việt nam, tôi có trụ sở tại Thành phố Hồ chí minh.

Những nỗ lực đầu tiên là việc hỗ trợ vốn cho các nhà Khởi nghiệp, tôi có một quỹ đầu tư Global Venture Firm (công ty đầu tư toàn cầu) thực sự hỗ trợ vốn cho các công ty khởi nghiệp, thu hút một vài công ty đầu tư vào Việt Nam, thu hút sự chú ý tới Việt Nam và cập nhật những gì đang diễn ra ở đây. Nỗ lực của chúng tôi là đầu tư vào các doanh nhân xuất sắc, làm việc với các đối tác khác trong hệ sinh thái ở đây để phát triển các nguồn lực, phát triển tài năng, và tôi đã có một hành trình tuyệt vời không tưởng trong những năm vừa qua.

Sắp tới chúng tôi muốn lập ra một Quỹ đầu tư hoàn toàn tập trung vào các doanh nghiệp Việt Nam mà chúng tôi sẽ sớm công bố vào cuối năm tới đây, chúng tôi vẫn tiếp tục hỗ trợ với đội ngũ tuyệt vời ở đây tại Việt Nam, với những khoản đầu tư lớn hơn và tập trung nhiều hơn vào Việt Nam. Cho tới bây giờ, sau một vài năm qua, các đồng nghiệp của tôi và tôi đã đầu tư vào gần 80 công ty.

Ở Việt Nam chúng tôi là những nhà đầu tư năng động. Chúng tôi cũng may mắn là một phần của những câu chuyện tuyệt vời mà có thể một số các bạn ở đây đã nghe tới một vài công ty như: ELSA – một công ty khởi nghiệp về giáo dục đã được nhận tiền đầu tư từ Google, Monsters và những nhà đầu tư khác..; hay là Trusting Social – một công ty khởi nghiệp về công nghệ tài chính giúp mang lại khả năng truy cập nguồn vốn cho hàng triệu người trên nhiều quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, và gần đây nhất và nổi tiếng nhất mà các bạn đều biết đó chính là Axis Infinity – một nền tảng game công nghệ tiên phong. Chúng tôi vô cùng tự hào được làm việc cùng họ ngay từ những ngày đầu thành lập cách đây vài năm. Nguồn vốn tất nhiên là một yếu tố quan trọng cho các công ty, đặc biệt là các công ty khởi nghiệp về công nghệ, nhưng chúng tôi giúp đỡ họ còn nhiều hơn cả như vậy.

Chúng tôi làm việc liên tục với chủ doanh nghiệp trên cơ sở gặp gỡ 1-1, với các chương trình đánh giá, thúc đẩy, hỗ trợ phát triển để giúp mang lại cho họ những kiến thức, kỹ năng và sự tự tin cần thiết để thành công không chỉ như một doanh nghiệp bình thường, có thể tồn tại trong thời khắc khó khăn của COVID mà còn thực sự vươn lên, phát triển thành công trong thời kỳ này.

Cú hích COVID-19

Bà Young-Ji KIM - Cán bộ Đối tác và Chính sách khởi nghiệp trẻ tại Trung tâm Chính sách UNDP Seoul, Hàn Quốc cho biết một điểm đối trọng của Youth Colab tại Hàn Quốc là làm mạnh mẽ lên thêm hệ sinh thái khởi nghiệp Thái Bình Dương giúp họ kết nối các đối tác những nhà đầu tư những người thúc đẩy và những người khởi nghiệp trong hệ thống này bao gồm cả Youth Colab Việt Nam.

Bà Young-Ji KIM - Cán bộ Đối tác và Chính sách khởi nghiệp trẻ tại Trung tâm Chính sách UNDP Seoul, Hàn Quốc

Bà Young-Ji KIM - Cán bộ Đối tác và Chính sách khởi nghiệp trẻ tại Trung tâm Chính sách UNDP Seoul, Hàn Quốc

 Bà Young - Ji Kim cho biết hầu như tất cả các quốc gia đặc biệt là các nước Đông Nam Á, hệ sinh thái bị tác động rất nhiều trong thời kỳ COVID-19. Trong đầu năm 2020 số lượng đầu tư cho các công ty khởi nghiệp bị giảm đi rất nhiều so với những tháng trước khi COVID-19 bùng nổ. Lý do chính cho điều này là do giảm các cuộc họp 1:1 giữa nhà đầu tư và khởi nghiệp.

Rất nhiều những ngành bị ảnh hưởng như khách sạn, du lịch, nhưng một số ngành nhận được nhiều ưu đãi hơn về công nghệ AI, công nghệ, giáo dục,... lại phát triển rất nhanh thậm chí còn cung cấp miễn phí cho các sinh viên học sinh có thể tiếp tục học tập.

Ngoài ra, về lĩnh vực y sinh học cũng có cơ hội trong đại dịch đó là thay đổi chiến lược khi bắt đầu sản xuất các bộ test COVID-19, nhận được sự phê duyệt của chính phủ về được phân phối những bộ test này cho toàn quốc gia.

bà Mandy Nguyễn –Giám đốc vận hành Quỹ SVF

Bà Mandy Nguyễn –Giám đốc vận hành Quỹ SVF

Phát biểu tại diễn đàn, bà Mandy Nguyễn –Giám đốc vận hành Quỹ SVF cho biết, hiện nay chúng tôi làm việc với hai cách tiếp cận chính: từ dưới lên trên và ngược lại. Nghĩa là để xây dựng được một hệ sinh thái bền vững thì cần có sự liên kết giữa các tỉnh thành địa phương. Còn từ trung ương xuống thì chúng tôi làm việc với các bộ ngành để đưa ra các hỗ trợ cho những chương trình hiện tại tạo ra sáng kiến mới để có thể kết nối các nguồn lực quốc gia như Tech Fest.

"Đến nay chúng tôi đã có mạng lưới rất lớn với các doanh nhân không chỉ là các khởi nghiệp nữa và chúng tôi cũng đã hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp địa phương,…", bà Mandy Nguyễn –Giám đốc vận hành Quỹ SVF cho biết.

>>Diễn đàn Khởi nghiệp Quốc tế: Khẳng định sứ mệnh hỗ trợ, dẫn dắt các doanh nghiệp trẻ
>>Diễn đàn Khởi nghiệp Quốc tế: Doanh nghiệp trẻ và những nỗ lực vượt khó do COVID-19

Tại Việt Nam dưới góc độ đầu tư không chỉ dành cho các doanh nghiệp khởi nghiệp nhận được đầu tư từ các quỹ đầu tư, những công ty là doanh nghiệp địa phương đã có sự năng động rất nhiều và chúng tôi cũng nhận thấy các doanh nghiệp đã rất lo lắng, căng thẳng khi phải đối mặt với đại dịch.

Trong lĩnh vực như F&B và bán lẻ phải tương tác trực tiếp với khách hàng nhưng họ phải thay đổi các hình thức kinh doanh, thứ tự ưu tiên, sự đa dạng con người, phân bổ ngân sách và đặc biệt là chăm sóc sức khỏe an toàn cho gia đình.

Các lĩnh vực bán lẻ cửa hàng thời trang bị suy giảm về tăng trưởng rất nhiều song song với đó cơ hội cũng tăng lên và được mở ra cho những sản phẩm như bảo hiểm các sản phẩm sức khỏe.

Thách thức ở đây đó là sự thay đổi hành vi của người sử dụng và sự mong đợi của người sử dụng. Ảnh hưởng đến các quy trình thiết kế hoạt động bán sản phẩm đáp ứng mong đợi mới của khách hàng vì vậy đây không phải một cuộc chơi dễ dàng mà rất nhiều chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ đã thực sự mệt mỏi khi phải thay đổi chiến lược kinh doanh rất nhanh.

Điều này chưa từng xảy ra trước đây mà với tình huống này phải những người vô cùng bền bỉ linh hoạt mới có thể xoay chục kịp thời để tồn tại.

Chúng ta cần thực sự phải đi cùng nhau đồng hành giúp đỡ nhất là với đội ngũ bán hàng B2B để tạo ra cơ hội cho các công ty khởi nghiệp.

Ông Nguyễn Văn Công - Sáng lập/Giám đốc điều hành, Wellbeing Việt Nam

Ông Nguyễn Văn Công - Sáng lập/Giám đốc điều hành, Wellbeing Việt Nam

Ông Nguyễn Văn Công - Sáng lập/Giám đốc điều hành, Wellbeing Việt Nam thông tin, tôi khởi nghiệp trong lĩnh vực y học dự phòng từ năm 2014 sau khi trải qua thời gian dài làm việc cho các tổ chức phi chính phủ và có cơ hội đi khắp đất nước Việt Nam. Tôi thấy người Việt Nam của chúng ta còn thiếu rất nhiều kỹ năng kiến thức liên quan đến bản sơ cấp cứu khi chúng ta đối mặt với một nạn nhân trong gia đình với các sự cố về sức khỏe thường không biết làm thế nào?

"Xuất phát từ câu chuyện đó tôi khởi nghiệp Well Being tập trung vào y tế dự phòng hướng dẫn cho cộng đồng biết cách sơ cứu để giảm tử vong cho cộng đồng khi gặp tai nạn", ông Công cho biết.

COVID-19 đã tạo ra khó khăn vô cùng lớn và nếu không nỗ lực thì sẽ phải đóng cửa. Doanh nghiệp của chúng tôi đào tạo các kỹ năng về sơ cấp cứu vì vậy phải tương tác trực tiếp nên khi COVID-19t xảy ra thì thầy giáo không thể gặp học viên. Trong khi đó, khách hàng của chúng tôi lại là doanh nghiệp tại các tập đoàn, các đơn vị có yếu tố nước ngoài.

Vì vậy tất cả những đơn tập huấn hằng năm đều dừng lại khiến cho doanh nghiệp chúng tôi vô cùng vất vả. Nhưng thông qua cơn bão vừa rồi chúng tôi thấy rằng mình phải đối mặt với bao khó khăn: Một  là thiếu thông tin làm sao để vượt qua khủng hoảng. Hai là kỹ năng để quản trị rủi ro hầu như các doanh nghiệp đang bị thiếu. Nhưng chúng tôi đã được Youth Colab hỗ trợ rất là nhiều để vượt qua các thách thức.

Có thể bạn quan tâm

  • Diễn đàn Khởi nghiệp Quốc tế: Mong muốn chia sẻ kinh nghiệm từ cộng đồng doanh nghiệp quốc tế

    Diễn đàn Khởi nghiệp Quốc tế: Mong muốn chia sẻ kinh nghiệm từ cộng đồng doanh nghiệp quốc tế

    16:25, 18/11/2021

  • Diễn đàn Khởi nghiệp Quốc tế: Việc kết nối tạo ra những nỗ lực từ toàn cầu

    Diễn đàn Khởi nghiệp Quốc tế: Việc kết nối tạo ra những nỗ lực từ toàn cầu

    15:55, 18/11/2021

  • Diễn đàn Khởi nghiệp Quốc tế: Hỗ trợ về vốn là một trong những điều cần thiết

    Diễn đàn Khởi nghiệp Quốc tế: Hỗ trợ về vốn là một trong những điều cần thiết

    14:55, 18/11/2021

LIÊN DIỄM - TUẤN NGỌC