Hải Phòng: Biến ruộng hoang thành đầm sen thu tiền tỷ
Luôn nung nấu trong mình khát vọng thoát nghèo không ngại đổi mới, chị Ngô Thị Nhâm (Hải Phòng) đã gặt hái được “trái ngọt” từ mô hình trồng sen, đóng góp quan trọng vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
>>>Hải Phòng: Ngành vận tải hành khách lao đao tìm lối thoát
>>>Hải Phòng: Tuyến đường bộ ven biển vì sao lại chậm tiến độ?
Được công nhận là mô hình kiểu mẫu về phát triển kinh tế hộ gia đình tại địa phương, chị Ngô Thị Nhâm (thôn Văn Hòa, xã Hữu Bằng, huyện Kiến Thụy) đã vươn lên làm chủ kinh tế, làm giàu chính đáng trên chính mảnh đất quê hương mình nhờ mô hình “Trồng sen, thả cá”.
Chuyển đổi từ đám ruộng hoang
Từ một bãi lầy cỏ mọc um tùm, không người canh tác nằm “trơ trọi” lãng phí, chị Ngô Thị Nhâm đã thuê lại ruộng bỏ hoang để mang giống sen về trồng. Qua nghiên cứu thấy nhiều hộ kinh doanh ngoài việc trồng sen để làm dịch vụ du lịch, đáp ứng nhu cầu của khách tham quan, chụp ảnh, chị Nhâm thấy người ta còn thu hoa sen (hạt sen, ngó sen, củ sen) để bán. Tất cả các bộ phận của cây sen đều cho thu hoạch ra tiền, lại dễ tiêu thụ.
Căn cứ vào thực tế, thêm nữa ở Hải Phòng chưa có nhiều người trồng, khai thác giá trị kinh tế từ cây sen nên chị Nhâm đã quyết tâm tìm tòi, học hỏi kỹ thuật trồng, chăm sóc sen để phát triển kinh tế, làm giàu từ loài cây này trên quê hương mình.
>>>Hải Phòng: Chung cư HH1, HH2 Đồng Quốc Bình bao giờ về đích?
>>>MỞ CỬA DU LỊCH: Hải Phòng đã sẵn sàng!
Theo chị Nhâm chia sẻ, khi bắt tay vào nghề, chị chỉ dám trồng giống sen Việt Nam. Giống này có ưu điểm là ít sâu bệnh, thích nghi với điều kiện thời tiết khí hậu của Việt Nam nhưng có nhược điểm là cho năng suất thấp, không trồng được quanh năm. Vì vậy, trong quá trình vừa trồng, vừa rút kinh nghiệm, chị không ngừng tìm hiểu, lựa chọn, thay đổi các giống sen khác nhau để mang lại năng suất cao lại có thể trồng, thu hoạch quanh năm.
Năm đầu tiên, chưa có kinh nghiệm nhiều, ít vốn nên chị Nhâm thuê ít ruộng, tiến hành cải tạo và trồng sen. Sau khi trồng thử nghiệm, nhận thấy sản phẩm từ sen bán rất chạy, hầu như thu hoạch đến đâu bán hết đến đó, chị Nhâm học hỏi kinh nghiệm đưa khoa học kỹ thuật và tiếp tục bỏ vốn mở rộng diện tích trồng sen. Từ đó, mỗi sào chị Nhâm thu được 2 tạ củ, giá bán trung bình từ 30.000 - 40.000 đồng/kg. Thừa thắng, chị Nhâm tiếp tục tìm thuê những thửa ruộng lân cận đang bị bỏ hoang để nhân rộng diện tích trồng sen và chỉ chú tâm vào làm giàu từ cây sen. Cây sen thích nghi tốt, chịu đất, chịu nước, nếu biết trồng sẽ rất dễ và cho năng suất cao.
“Sen thu hoạch đến đâu có thể tiêu thụ hết đến đó. Sau vài năm thử nghiệm, đến năm 2018, đã tích lũy được một số vốn nhất định, gia đình tiếp tục thuê thêm diện tích là 10 mẫu để canh tác”, chị Nhâm chia sẻ.
Đến thu tiền tỷ mỗi năm
Từ những mảnh ruộng bị bỏ hoang, nhờ triển khai mô hình “Trồng sen, thả cá”, đến nay, chị Nhâm có thể thu về lợi nhuận từ 1 tỷ - 1,2 tỷ đồng sau khi đã trừ toàn bộ chi phí. Đặc biệt, trong quá trình sản xuất kinh doanh, chị Nhâm đã ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất, học tập và tham quan nhiều mô hình trồng có hiệu quả để có sản phẩm đạt hiệu quả cao.
Chị Nhâm cho biết: Việc thực hiện vệ sinh an toàn lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm, sản xuất nông sản sạch gắn với bảo vệ môi trường nông thôn, bảo vệ sức khỏe con người là yếu tố hàng đầu mà gia đình chị quan tâm.
Mô hình trồng sen lấy củ của chị Nhâm ngày phát triển ngày càng ổn định, tạo công ăn, việc làm, nâng cao thu nhập cho nhiều lao động địa phương. Trong đó, tạo việc làm ổn định cho 3 lao động thường xuyên và từ 5-7 lao động thời vụ với mức lương 5-7 triệu đồng/tháng/người.
Không chỉ tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, với kinh nghiệm và kiến thức đã tích lũy được trong quá trình sản xuất, chị Nhâm đã trao đổi và hướng dẫn cho nhiều hộ gia đình, động viên họ làm theo, cùng nhau phát triển kinh tế làm giàu cho quê hương, góp phần cho việc thực hiện đề án tích tụ ruộng đất của địa phương.
Nhờ đó, toàn xã số ruộng bỏ hoang trên địa bàn đến nay đã giảm. Thay vào đó là những cánh đồng bạt ngàn hoa sen, tỏa hương thơm ngát và giúp bà con nâng cao thu nhập.
Hiện, đầm sen do chị Nhâm làm chủ được đánh giá là mô hình mới, cách làm độc đáo, hiệu quả lần đầu tiên được áp dụng vào sản xuất tại địa phương, đang góp phần tạo ra hướng đi mới, làm thay đổi nhận thức, phương cách sản xuất của nhiều nông dân, cần được nhân rộng trên các diện tích đất trũng thấp, cấy lúa kém năng suất của địa phương. Qua đó, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng…
Theo lãnh đạo Phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng, trên địa bàn huyện có khoảng 40 ha trồng sen. Đây chủ yếu là các khu vực ruộng sâu trũng, trồng lúa năng suất thấp, hiệu quả kém, bà con bỏ ruộng nhiều năm. Người dân nhiều lần chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng hoa màu nhưng không hiệu quả. Việc chuyển đổi sang trồng sen mang lại giá trị kinh tế cao, có thể tận thu (từ củ, ngó, hoa, lá, thân sen). Để nhân rộng mô hình chuyển đổi, địa phương sẽ tích cực hướng dẫn bà con áp dụng các biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất, bảo đảm chất lượng sản phẩm từ cây sen. Bên cạnh đó, thường xuyên quảng bá, hỗ trợ tiêu thụ cho bà con trong giai đoạn hiện nay.
Có thể bạn quan tâm