Hai năm chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, nay giá nhiên liệu lại tăng “phi mã” đã khiến nhiều doanh nghiệp vận tải hành khách luôn trong tình trạng thua lỗ do thu không đủ chi.
>>>Hải Phòng: Tuyến đường bộ ven biển vì sao lại chậm tiến độ?
>>>Hải Phòng: Ưu đãi đất vàng vẫn bị bỏ hoang
Sau thời gian dài đóng băng gần đây thị trường mở cửa, các phương tiện dịch vụ chở khách bắt đầu hoạt động trở lại. Tuy nhiên, kỳ vọng đã không thành hiện thực, bởi dịch bệnh COVID-19 ngày càng phức tạp, bên cạnh đó chi phí xăng dầu tăng cao khiến doanh nghiệp làm dịch vụ vận tải đã khó càng thêm khó.
Xe khách chuyên tuyến càng chạy càng phá sản
Chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp ông Khúc Hữu Thanh Hải, Giám đốc Công ty cổ phần Vận tải và thương mại dịch vụ Đất Cảng cho biết: “Dịch bệnh đã khiến doanh nghiệp vận tải xe khách đa số thua lỗ. Trước kia xe khách liên tỉnh Đất Cảng chạy xe tuyến Hà Nội-Hải Phòng có khoảng 70 chiếc hoạt động, đến nay công suất hoạt động chỉ còn 5-7%, thậm chí chỉ chạy được vài ngày thì phải dừng hoạt động vì không có khách.
Việc điều chỉnh tăng giá nhiên liệu liên tục trong thời gian qua đã khiến doanh nghiệp vận tải khó trồng khó. Suốt 2 năm do ảnh hưởng của dịch, hoạt động vận tải bị gián đoạn trong thời gian dài khiến nhiều doanh nghiệp thua lỗ trầm trọng.
Nếu tính tổng chi phí xe từ Hà Nội - Hải Phòng và ngược lại phải mất khoảng 3,5 triệu đồng (bao gồm phí BOT, xăng dầu). Nếu một chuyến xe chỉ có 10 khách thì không đủ trả hai loại chi phí này, chưa kể lương lái xe, lãi vay ngân hàng, khấu hao tài sản, chi phí hoạt động doanh nghiệp,.... đã khiến doanh nghiệp không thể cầm cự nổi, ông Hải nói.
Ông Đoàn Thế Xuyên, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phúc Xuyên cho biết: Xe khách liên tỉnh Hà Nội - Quảng Ninh hầu như mỗi chuyến chỉ có vài người, càng chạy càng lỗ. Bản thân doanh nghiệp của ông cũng như “cá nằm trên thớt” do giá nhiên liệu đầu vào ngày càng tăng cao, sau khi đã chịu thiệt hại nặng nề vì dịch bệnh. “Trong cơ cấu chi phí hoạt động dịch vụ vận tải đường bộ thì xăng dầu chiếm tỷ lệ khá lớn. Do đó giá xăng dầu tăng liên tục đã đẩy doanh nghiệp tiếp tục chìm sâu vào thua lỗ. Các đơn vị vận tải đang loay hoay vì không biết xoay xở kiểu gì. Tiếp tục chạy sẽ thua lỗ, nghỉ thì không có tiền trả lãi vay ngân hàng, bán xe cắt lỗ thì không ai mua”.
Xe hợp đồng đìu hiu chờ khách
>>>Hải Phòng: Chung cư HH1, HH2 Đồng Quốc Bình bao giờ về đích?
>>>Ai là chủ nhân thiết kế Trung tâm hành chính Hải Phòng 10.000 tỷ đồng?
Theo ông Nguyễn Anh Tuấn nhà xe Tuấn Trang cho biết: mấy năm trước làm ăn tốt, doanh nghiệp đem cầm cố nhà cửa, mua thêm mấy đầu xe để hoạt động, nhưng trong năm 2021 vừa qua nhà xe phải bán tháo mấy chiếc, không thu hồi được vốn. Hàng tháng phải trả tiền ngân hàng, vẫn phải đăng kiểm, bảo hiểm, bảo dưỡng, bảo trì mà tiền thì không làm ra, chịu không nổi”.
Theo ông Tuấn, hiện tại những người làm dịch vụ vẫn chưa dám tăng giá cước vì phải cố gắng để “kích cầu” giữ chân khách. Được biết, hiện tại doanh thu sản xuất, kinh doanh vận tải hành khách gần như đóng băng, doanh thu bằng 0 đồng, nhưng hàng ngày vẫn phải chịu vô vàn chi phí như lãi ngân hàng; tiền thuê nhà xưởng, kho bãi; tiền lương hỗ trợ cán bộ công nhân viên, lái xe; phí bảo trì đường bộ…”.
Được biết, hiện có nhiều doanh nghiệp vận tải khách hiện đang trong cảnh “thoi thóp” chờ phá sản. Hiện nay, nếu điều chỉnh giá cước cũng không phải dễ do người dân vẫn còn e ngại đi lại bằng phương tiện công cộng. Doanh nghiệp phải điều chỉnh tăng giá cước lượng khách sẽ càng ít hơn. Tình trạng này sẽ đẩy doanh nghiệp vận tải vào thế khó khăn chồng chất khó khăn. Việc tăng giá xăng dầu khiến doanh nghiệp, người lao động, người tiêu dùng cùng chịu thiệt.
Hiện các doanh nghiệp vận tải rất mong có cơ chế hỗ trợ từ Chính phủ, Bộ Tài chính xem xét miễn, giảm hoặc có giải pháp kéo giãn thời gian đóng phí bảo trì đường bộ; ngân hàng hỗ trợ vốn vay cho doanh nghiệp phục hồi lại hoạt động vận tải; giảm thuế và phí trong xăng dầu đồng thời sử dụng quỹ bình ổn xăng dầu để hạ nhiệt đà tăng.
Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp vận tải trong lúc này, Nhà nước có thể hỗ trợ doanh nghiệp bằng cách giảm hoặc miễn thuế bảo vệ môi trường thu qua xăng dầu. Hiện trên thị trường có 2 loại xăng là A95 và xăng sinh học (E5). Trong đó, xăng E5 đã là loại xăng bảo vệ môi trường, doanh nghiệp hay người dân sử dụng loại xăng E5 thì không được thu thêm thuế bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, loại xăng này cũng không phụ thuộc vào giá xăng dầu thế giới nên cần bỏ thuế bảo vệ môi trường đối với loại xăng này.
Có thể bạn quan tâm