Startup Karavan gọi vốn thành công 10 triệu USD trong vòng Pre-series A
Karavan, một startup có trụ sở tại Việt Nam, chuyên cung cấp các giải pháp thương mại điện tử B2B đang hoàn tất vòng gọi vốn Pre-series A 10 triệu USD.
>>Công ty khởi nghiệp công nghệ truyền thông Amagi huy động được hơn 100 triệu USD
Đây có thể là một trong những vòng đầu tư lớn nhất mà một startup Việt Nam kêu gọi được trong năm 2022. Vòng đầu tư này dự kiến có thể được hoàn thành vào tháng 12.
Karavan được thành năm 2021, trực thuộc công ty Teko - một thành của kỳ lân VNLife. Startup này chuyên hỗ trợ kết nối các thương hiệu trực tiếp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ như cửa hàng tạp hoá, nhà hàng, tiệm cà phê,... tại các khu vực thành thị và nông thôn. Trên website chính thức, Karavan cho biết đang có 900 đối tác chiến lược và hơn 50.000 khách hàng.
Thương mại điện tử B2B đang là thị trường tiềm năng, thu hút nhiều startup tham gia. Trong đó, một trong số những cái tên nổi bật là VinShop. Bên cạnh đó, Telio và Kilo cũng là những cái tên được chú ý khi đã huy động được 51 triệu USD và gần 6 triệu USD.
Trong một báo cáo vào năm 2021, ước tính Việt Nam đang có khoảng 1,2 triệu cửa hàng tạp hoá và khoảng 9.000 chợ bán đồ tươi sống. Trong đó, khoảng 88% số lượng mặt hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) vẫn được phân phối tới khách hàng qua kênh này.
Ông Roshan Raj, đối tác của RedSeer Consulting khu vực Đông Nam Á, cho rằng thị trường thương mại điện tử B2B ở Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn với giá trị giao dịch (GMV) đạt dưới 150 triệu USD vào năm 2020.
RedSeer Consulting dự đoán rằng GMV mảng thương mại điện tử B2B có thể tăng trưởng từ ba lần đến 4 lần để chạm mốc 500 - 600 triệu USD vào năm 2021.
>>Startup Speedoc huy động thành công 28 triệu USD tài trợ trước Series B
Hiện tại, tại Việt Nam, VinShop và Telio là hai startup có nhiều dấu ấn trong mảng hoạt động thương mại điện tử B2B. Trong đó, VinShop có sự hẫu thuẫn và tiềm lực tài chính khi nằm trong hệ sinh thái của One Mount. Về phần mình, Telio đã kêu gọi thành công 49 triệu USD vốn đầu tư từ những cái tên như VNG, Sequoia Capital, RTP Global (ru-Net), GGV Capital hay Tiger Global Management.
Thành lập từ 2018, Telio đã nhận khoản đầu tư trị giá 22,5 triệu USD, tương đương 510 tỷ đồng từ VNG tại vòng gọi vốn Pre-Series B. Startup này tuyên bố đã có trên 80.000 chủ tiệm đặt hàng qua ứng dụng Telio mỗi ngày. Trong khi đó, Kilo đang "bắt tay" với 100.000 cửa hàng và nhà bán lẻ.
Nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam dự kiến đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong số các quốc gia Đông Nam Á, ở mức 31%/năm vào năm 2025 nhờ lĩnh vực thương mại điện tử đang bùng nổ.
Có thể bạn quan tâm