Rời “vùng an toàn”, cựu quân nhân về quê khởi nghiệp với du lịch

TUẤN VỸ 05/03/2023 02:34

Đam mê khởi nghiệp trỗi dậy, cựu quân nhân Lê Minh Cảnh (Quảng Nam) rời môi trường quân đội để về quê lập doanh nghiệp du lịch và xây dựng hương hiệu ẩm thực riêng.

>>Chứng khoán còn nhiều thử thách

Rời “vùng an toàn” để lập nghiệp

Công tác trong môi trường quân đội 14 năm kể từ năm 2008, đang mang quân hàm Trung úy, anh Lê Minh Cảnh (xã Cẩm Thanh, TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam) đã xác định một lối đi mới cho cuộc đời theo hướng khởi nghiệp. Với niềm đam mê làm việc trong ngành du lịch, anh Cảnh đã rời “vùng an toàn” để thành lập công ty du lịch riêng mang tiên công ty Du lịch và Dịch vụ Xứ Quảng Xanh.

Anh Cảnh chia sẻ, môi trường quân đội rất tốt nhưng với niềm đam mê khởi nghiệp và muốn đi nhiều nơi để chiêm nghiệm nên bản thân đã quyết định lập nghiệp du lịch, bước đầu phát triển ngay tại quê hương. Từ quân nhân rẻ sang làm kinh doanh, nhiều khó khăn trước mắt song người này vẫn không nản chí.

Rời

Rời  “vùng an toàn” để khởi nghiệp, anh Lê Minh Cảnh đã tích lũy được nhiều kinh nghiệp trong ngành du lịch và địa hướng phát triển thương hiệu riêng.

“Yếu tố tiên quyết của khởi nghiệp chính là kiên trì và đức tính này tôi đã được rèn giũa tại môi trường quân đội từ ngày đầu. Sở dĩ rẽ sang làm du lịch mà bởi tôi muốn lan tỏa hình ảnh của quê hương, đóng góp một ít công sức để địa phương ngày càng phát triển bền vững và giữ gìn thương hiệu”, anh Cảnh chia sẻ.

Là một doanh nghiệp du lịch, công ty anh Cảnh thời gian đầu gặp không ít khó khăn khi thiếu hụt nguồn nhân lực sau dịch Covid-19. Với số lượng nhân viên ít ỏi, công ty anh không thể trực tiếp nhận lịch từ các đơn vị lữ hành lớn. Vì vậy, hoạt động tham quan, trải nghiệm của đơn vị chỉ được xác lập tại khu vực rừng dừa Bảy Mẫu, một di tích lịch sử và điểm đến nổi tiếng của TP. Hội An.

a

Với phương châm bán "câu chuyện văn hóa", thương hiệu "Mì Quảng Niêu" ra đời với tâm niệm gắn kết các làng nghề tại địa phương.

Tuy nhiên, với con người có hướng nhìn rộng, anh Lê Minh Cảnh muốn du khách đến với Hội An thì sẽ biết thông tin và sản phẩm của tất cả điểm đến, làng nghề. Ngoài ra, còn phải được trải nghiệm, thấy và “sờ” vào cả hiện vật thì mới có thể gọi đúng là du lịch. Từ đó, một nhánh mới trong ý tưởng khởi nghiệp của anh xuất hiện và thương hiệu mới là “Mì Quảng Niêu” được ra đời.

“Hướng dẫn tham quan, đón khách,... mỗi tháng vẫn cho cá nhân tôi nguồn thu nhận ổn định mỗi tháng từ 15 – 20 triệu đồng. Tuy nhiên như vậy vẫn thiếu đi sự gắn kết giữa các làng nghề, người làm nghề và không góp sức lan tỏa cho thương hiệu địa phương. Vì vậy tôi đã xác định phát triển sản phẩm Mì Quảng Niêu, là một món ăn đặc sản của địa phương theo công thức chung nhưng bằng cách rất riêng”, anh Lê Minh Cảnh chia sẻ.

Xây dựng thương hiệu từ đặc sản

Mì Quảng được ví là “hồn cốt” của ẩm thực Quảng Nam và Đà Nẵng, đặc biệt món ăn này không dựa trên một công thức riêng nào để tạo thành. Vì vậy, việc xây dựng thương hiệu từ đặc sản là vấn đề không hề đơn giản, bởi lẽ nếu chỉ bán thức ăn thì chỉ gọi là sản phẩm ẩm thực. Để lan tỏa được thương hiệu quê hương, cần có một hành trình dài hơi hơn, chính là bán “câu chuyện văn hóa”.

Vì vậy, người này đã dựa vào đặc sản để hình thành một thương hiệu riêng cho mình. Nghĩ về những mối lên kết, anh Lê Minh Cảnh đã mài mò phát triển thương hiệu “Mì Quảng Niêu” với sự góp mặt của đầy đủ làng nghề trên địa bàn TP. Hội An. Trong đó, rau từ làng rau Trà Quế, đũa từ làng mộc Kim Bồng, niêu từ làng gốm Thanh Hà,... Sợi mì Quảng được nhập trực tiếp từ lò của nghệ nhân mì Phú Chiêm (Điện Bàn), tráng miệng bằng bánh ít lá gai và nước lá mùng 5 từ Cù Lao Chàm.

a

Vừa trải nghiệm ẩm thực vừa lắng nghe câu chuyện văn hóa, khách du lịch trong và ngoài được đánh giá đây là một dịch vụ mới thú vị đáng để trải nghiệm.

“Mì Quảng Niêu là sản phẩm tổng hợp tất cả các giá trị của làng nghề tại Hội An, từ đó tôi có thể liên kết, hỗ trợ nhiều người cùng làm du lịch, song song là quảng bá hình ảnh Hội An đến du khách gần xa. Hội An là nơi có nhiều làng nghề nổi tiếng lâu đời và độc đáo, hấp dẫn du khách. Vì vậy, một món ăn đặc sản kèm theo câu chuyện văn hóa sẽ tạo ấn tượng trong mắt du khách, qua đó chính khách du lịch sẽ là sứ giả marketing cho cho địa phương”, anh Lê Minh Cảnh cho hay.

Để lập trình thương hiệu cho “Mì Quảng Niêu”, anh Cảnh cho biết đang trong quá trình hoàn thiện bảo hộ thương hiệu. Cùng với đó, sản phẩm của anh cũng đã được nhiều người đón nhận, đặc biệt là khách du lịch.

Tuy nhiên, để thương hiệu đi xa hơn, anh Lê Minh Cảnh vẫn cần thêm nhiều sợi dây kết nối từ chính quyền địa phương, doanh nghiệp, cơ sở du lịch,... Bởi lẽ, người này tâm niệm rằng gây dựng thương hiệu từ đặc sản cần được đầu tư, quảng bá, sử dụng,... theo một chiều hướng mới, nâng tầm hơn và trau chuốt hơn.

a

Ngoài việc phát triển thương hiệu cho cá nhân, anh Lê Minh Cảnh cũng muốn kết nối, hỗ trợ với cộng đồng người làm du lịch tại cấc làng nghề từ việc đặt hàng các sản phẩm.

Vì vậy, ngoài khoảng vốn đầu tư 400 triệu đồng cơ sở của mình, anh Lê Minh Cảnh muốn được kết hợp với cá nhà đầu tư mới, kết nối quảng bá sản phẩm tại các nhà hàng, khách sạn, resort,... Cùng với đó, anh Cảnh cũng đang có định hướng liên kết với nhiều đơn vị lữ hành để phát triển sản phẩm cooking class, tour trải nghiệm làng nghề,... để khách du lịch hiểu rõ hơn về ẩm thực địa phương.

“Khách du lịch họ không chỉ muốn xem và thưởng thức ẩm thực mà còn là sự trải nghiệm, thực hành để tạo thành một sản phẩm trong một tour du lịch của mình. Vì vậy, ngoài việc phát triển thương hiệu từ đặc sản, tôi cũng muốn phát triển thêm nhiều tour du lịch khác để các đơn vị lữ hành cũng kết nối, triển khai để phục vụ du khách trong tương lai”, anh Lê Minh Cảnh cho biết thêm.

Có thể bạn quan tâm

  • 2 nhà khởi nghiệp Thụy Điển gốc Á làm mạng xã hội Leka tại Việt Nam

    2 nhà khởi nghiệp Thụy Điển gốc Á làm mạng xã hội Leka tại Việt Nam

    13:50, 03/03/2023

  • Khởi nghiệp cùng Kawai 2023: Bệ phóng truyền thông của ý tưởng khởi nghiệp

    Khởi nghiệp cùng Kawai 2023: Bệ phóng truyền thông của ý tưởng khởi nghiệp

    12:04, 03/03/2023

  • Tuổi nào cho khởi nghiệp - Nghiên cứu của Harvard Business Review

    Tuổi nào cho khởi nghiệp - Nghiên cứu của Harvard Business Review

    05:05, 03/03/2023

  • Quảng Ninh: Tăng cường thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp

    Quảng Ninh: Tăng cường thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp

    11:05, 03/03/2023

TUẤN VỸ