Logistics Quảng Ninh: Điểm nghẽn trong hành trình “xưng vương”

Lê Cường 26/12/2019 04:33

Quảng Ninh sớm đã có tham vọng “xưng vương” bắc bộ về logistics nhờ lợi thế về địa lý, cảng biển. Thế nhưng, đường sắt, đường biển đang là “điểm nghẽn” trong tham vọng này.

"Vỡ trận" đường sắt, đường thuỷ 

Tuyến đường sắt Hạ Long – Hà Nội từng được “vẽ” là hiện đại nhất cả nước và kỳ vọng là “cung đường vàng” trong mạng lưới vận tải của Quảng Ninh.

Tổng số vốn đầu tư 7.000 tỷ đồng với chiều hơn 100km, khổ ray 1,435m và 1,067m, có 6 đường ray chờ, với công suất đón tiễn đạt 12 chuyến/ngày. Theo kế hoạch đề ra trong dự án, tuyến đường sắt này khi hoàn tất đi vào hoạt động sẽ là một cú hích cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch, tạo sự kết nối mạnh mẽ và thuận tiện cho Quảng Ninh đi các địa phương khác trong cả nước.  

Thế nhưng, trái ngược với viễn cảnh đó, dự án này hiện nay gần như không có hàng hóa và hành khách. Mỗi ngày, ga Hạ Long chỉ đón và tiễn duy nhất một đoàn tàu 4 toa, cũ kỹ được nhập của Trung Quốc từ những năm 60.

Đường sắt đang gây khó cho sự phát triển Logistic của Quảng Ninh. Ảnh Lê Cường

Đường sắt đang gây khó cho sự phát triển Logistic của Quảng Ninh. Ảnh Lê Cường

Lý giải về điều này, ông Nguyễn Đức Tân, Trưởng ga Hạ Long – Cái Lâncho biết, đường sắt ở đây khổ ray 1,435m nên chỉ chạy lên được Yên Viên (Hà Nội) hoặc Kép (Bắc Giang). Muốn chuyên chở hàng hóa cũng khó vì toàn quốc đang sử dụng khổ ray 1,0m, phải mất thêm chi phí bốc xếp chuyển toa. “Còn khách khứa thì người ta chọn đường bộ cho tiện lợi, cực chẳng đã, người ta mới đi tàu”, ông Tân nói.

Ít nhất thì ga Hạ Long cũng lác đác có hàng, cảng Cái Lân thì thê thảm. Có mặt tại ga Cái Lân, phóng viên giật mình trước khung cảnh hoành tráng với hàng nghìn tỷ đồng đầu tư nhưng lại ảm đạm và vắng ngắt. Tất cả các cánh cửa nhà ga đều đóng im lìm và phủ đầy bụi.

“Chỉ tính toan sơ sơ thì mỗi một đoàn tàu có thể vận chuyển trên 20 container, mỗi ngày sẽ có 2 chuyến, như vậy số lượng 40 container sẽ được vận chuyển trong ngày, tất nhiên lượng hàng hóa này hoàn toàn có thể gia tăng hơn nhiều nếu tuyến đường sắt đi vào hoạt động và cơ quan chức năng có chiến lược hợp lý” - ông Tân khẳng định.

Giống như đường sắt, cảng Cái Lân từng được quy hoạch là cảng nước sâu lớn nhất miền Bắc. Cách đây vài năm, Cái Lân là cảng “độc quyền” nhập khẩu ô tô với mỗi năm đến hàng chục nghìn chiếc. Thế nhưng, chỉ vài năm sau các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô đã chia tay với Cái Lân đổ về Hải Phòng. Giờ đây Cái Lân chỉ như 1 cảng chuyên bốc xếp hàng rời chuyên dăm gỗ, thức ăn gia súc và lương thực,...Lượng hàng container qua cảng cũng chỉ đếm đầu ngón tay.

Sự sa sút của Cái Lân bởi thiếu rất nhiều yếu tố cạnh tranh mà “người hàng xóm” Hải Phòng lại chiếm ưu thế về cảng biển một cách…vô đối. Giá thành thấp, dịch vụ tốt và sự kết nối với các loại hình giao thông khác,… của hệ thống cảng biển Hải Phòng đã đẩy lùi Cái Lân lại phía sau.

Cặp bài trùng đường sắt – đường biển của Quảng Ninh giờ lại là điểm nghẽn.

Tham vọng “xưng vương”

Tham vọng trở thành trung tâm logistics miền Bắc vẫn là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của Quảng Ninh. Trong những năm qua, Quảng Ninh đã bứt phá ngoạn mục về hạ tầng giao thông, yếu tố hàng đầu cho phát triển logistic.

Quảng Ninh là một trong những địa phương đi tiên phong trong việc ban hành kế hoạch chuyên biệt về phát triển logistics đến năm 2025. Theo đó, đến năm 2020, tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics đạt từ 16-18% vào ngành dịch vụ của tỉnh, đạt từ 6-7% GRDP; đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics đạt từ 18-20% vào ngành dịch vụ, đạt từ 8-10% GRDP của tỉnh.

Đồng thời, hình thành 6 trung tâm logistics gồm: Trung tâm logistics Cái Lân (Hạ Long); Trung tâm logistics Vân Đồn, kết nối chuỗi cảng hàng không Vân Đồn - cảng Hòn Nét (TP Cẩm Phả); Trung tâm logistics Quảng Yên; Trung tâm logistics khu hợp tác kinh tế Móng Cái (Việt Nam) - Đông Hưng (Trung Quốc); Trung tâm logistics Hải Hà; Trung tâm logistics Bình Liêu. Tham vọng của Quảng Ninh là phải trở thành trung tâm logistic lớn nhất Bắc bộ.

Quảng Ninh là tỉnh hội tủ cả 5 loại hình giao thông đường bay, thủy,,bộ và đường sắt.

Quảng Ninh là tỉnh hội tủ cả 5 loại hình giao thông đường bay, thủy, bộ và đường sắt.

Có thể bạn quan tâm

  • Chi phí logistics chiếm 50% giá trị hàng xuất khẩu

    Chi phí logistics chiếm 50% giá trị hàng xuất khẩu

    06:06, 29/11/2019

  • Phải nhanh chóng kéo giảm chi phí logistics cho nông sản

    Phải nhanh chóng kéo giảm chi phí logistics cho nông sản

    15:46, 10/12/2019

  • Viettel Post soán ngôi vị số 1 thị trường vận tải và Logistics Việt Nam

    Viettel Post soán ngôi vị số 1 thị trường vận tải và Logistics Việt Nam

    15:28, 25/12/2019

  • "Đứng ngoài" mùa thấp điểm, du lịch Quảng Ninh 2019 thắng lớn

    14:42, 24/12/2019

  • Vụ đền bù sai luật tại Đông Triều, Quảng Ninh (Kỳ 8): Xã sai… ai sửa?

    Vụ đền bù sai luật tại Đông Triều, Quảng Ninh (Kỳ 8): Xã sai… ai sửa?

    06:06, 25/12/2019

  • Quảng Ninh: Xót xa Nhà máy phát điện diesel nghìn tỷ hoang phế

    Quảng Ninh: Xót xa Nhà máy phát điện diesel nghìn tỷ hoang phế

    14:14, 24/12/2019

Hiện nay, giao thông Quảng Ninh đã hội tụ đủ 5 loại hình: Đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy nội địa và đường hàng không. Đặc biệt là việc xây dựng cảng hàng không quốc tế Vân Đồn với tổng vốn đầu tư 7.500 tỷ đồng, trên diện tích đất 320 ha theo tiêu chuẩn hàng không cấp 4E (theo mã chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế – ICAO), có thể đón được các máy bay lớn như Boeing 77. Đây được coi là điểm nhấn quan trọng trong kết cấu hạ tầng giao thông của Quảng Ninh, động lực để Quảng Ninh trở thành trung tâm logistic Bắc bộ.

Tuyến giao thông bộ, huyết mạch của nền kinh tế được đầu tư, xây dựng, nâng cấp với cao tốc Hà Nội - Hạ Long, tổng vốn đầu tư trên 13.000 tỷ đồng (bao gồm cầu Bạch Đằng), Hạ Long - Vân Đồn, Vân Đồn – Mông Dương có tổng đầu tư 10.062 tỷ đồng. Tuyến Vân Đồn – Móng Cái, có thể coi là tuyến hành lang đường bộ đầu tiên kết nối các tỉnh phía Bắc Việt Nam với Trung Quốc, tạo nên sự phát triển liên vùng.

Việc đang có "điểm nghẽn" từ tuyến đường sắt, đường biển nói trên khiến cho logistics ở đây chưa phát triển toàn diện. Quảng Ninh và các doanh nghiệp khai thác cảng rất tha thiết khơi thông lại dự án tuyến đường sắt Yên Viên (Hà Nội) - Cái Lân (Hạ Long) để thu hút hàng hóa vào cảng biển. Lãnh đạo tỉnh này khi làm việc với Bộ GTVT đã trực tiếp đề nghị khởi động lại dự án nhằm khơi dậy tiềm năng vận tải bằng đường sắt đi, đến Quảng Ninh. Đáng tiếc là Bộ GTVT vẫn “lắc đầu”. Tham vọng trở thành thủ phủ logistics khu vực Bắc bộ của Quảng Ninh vẫn đang là viễn cảnh.

Lê Cường