Đà Nẵng: “Phao cứu sinh” cho ngành du lịch

Tuấn Vỹ 23/07/2020 16:40

Trong giai đoạn phục hồi, lượng khách quốc nội chính là “phao cứu sinh” cho ngành du lịch bị ảnh hưởng nặng nề.

Hàng loạt chương trình kích cầu du lịch, liên minh kích cầu du lịch được tung ra mag lại nhiều hiệu quả tại khắp các địa phương trên cả nước trong thời gian qua.

Các chương trinh kích cầu du lịch đã mang lại hiệu ứng tốt thôn qua lượng khách đến với các thành phố trong thời gian qua.

Các chương trinh kích cầu du lịch đã mang lại hiệu ứng tốt thôn qua lượng khách đến với các thành phố trong thời gian qua.

Những con số ấn tượng

Tại thành phố Hội An, sau hàng loạt chương trình “đại khuyến mãi”, kích cầu du lịch, lượng khác đến tham quan, lưu trú tăng đáng kể. Hầu hết các khách sạn, cửa hàng dịch vụ đã mở cửa trở lại để phục vụ du khách. Trước đây các sản phẩm du lịch phục vụ cho khách quốc tế là chính thì bây giờ, các chuỗi sản phẩm đã thay đổi nhiều để phù hợp hơn với khách nội. Và lượng khách đến với thành phố trong đời gian qua đã minh chứng được việc ngành du lịch đang đi đúng hướng.

Lượng khách quốc nội chính là “phao cứu sinh” cho ngành du lịch bị ảnh hưởng nặng nề.

Lượng khách quốc nội chính là “phao cứu sinh” cho ngành du lịch bị ảnh hưởng nặng nề.

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Văn hóa – Thể thao & Truyền thanh – Truyền hình TP Hội An, chỉ tính riêng từ ngày 1-19/7 Trung tâm bán được gần 19.000 vé tham quan di sản (ước tính 1000 vé/ngày-PV). Tại các làng nghề truyền thống, khu du lịch sinh thái cũng đang đón một lượng khách tương đối khi mở cửa trở lại.

Tại Đà Nẵng, các khu du lịch, điểm đón phục vụ du lịch tính đến tháng 6/2020 đã đón hơn 191.000 lượt khách đến tham quan. Tổng số cơ sở lưu trú du lịch ước tính đến tháng 6/2020 là 1.016 cơ sở với 42.206 phòng. Hiện nay, đa số các cơ sở lưu trú du lịch đã đi vào hoạt động trở lại để đón khách nội địa, chỉ khoảng 5% cơ sở lưu trú du lịch chưa hoạt động đón khách, chủ yếu là các khách sạn/ Resort 4-5 sao phụ thuộc thị trường khách quốc tế (đặc biệt là thị trường khách Trung Quốc, Hàn Quốc…).

Bên cạnh đó, các công ty lữ hành, du lịch đã khai thác khá tốt, nhiều khách đã đặt tour cho đến hết tháng 8/2020 với khoảng 40.000 lượt khách. Các cơ sở đón lượt khách tăng khoảng 50% so với trước thời điểm công bố kích cầu 23/5/2020.

Sở Du lịch Đà Nẵng cho biết đã thành lập Ban kiểm tra giám sát chương trình và tiến hành kiểm tra tại các khu điểm du lịch, các khách sạn, nhà hàng, spa, các đơn vị vận chuyển đã đăng ký tham gia chương trình kích cầu. Tại thời điểm kiểm tra, các đơn vị đăng ký tham gia chương trình kích cầu du lịch đều đã chuẩn bị chu đáo cho việc đón và phục vụ khách. Trong thời gian đến, Sở Du lịch sẽ tiếp tục kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp du lịch, bao gồm các đơn vị không đăng ký tham gia chương trình nhưng vẫn có các chương trình khuyến mãi giảm giá để thu hút khách.

Những phương án kích cầu mới

Ông Nguyễn Xuân Bình – Phó Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng cho biết sau một thời gian triển khai, các chương trình kích cầu du lịch đã giúp phục hồi nhanh và sớm lượng khách du lịch nội địa về lại thành phố, đặc biệt đối với khách từ các thị trường lớn Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và lan tỏa sang các địa phương khác trong cả nước. Các chương trình kích cầu đã góp phần quan trọng trong việc khôi phục hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố, từ đó lan tỏa giúp khôi phục các ngành dịch vụ khác.

“Hiện nay, Sở Du lịch vẫn tiếp tục tiếp nhận việc đăng ký tham gia chương trình kích cầu của các doanh nghiệp để cập nhật liên tục và tìm phương hướng triển khai. Tình hình phát triển kinh tế đêm thời gian qua bước đầu đã cho thấy dấu hiệu khả quan. Sắp tới thành phố sẽ tiếp tục xây dựng các kịch bản phát triển du lịch, “buộc” khách đến với thành phố phải tiêu tiền nhiều hơn.” Ông Bình thông tin.

Về phía các doanh nghiệp du lịch cho rằng để du lịch Đà Nẵng tiếp tục là điểm đến hấp dẫn và phát triển hơn nữa, ngoài những hoạt động sẵn có nhưng phân tán và còn giới hạn về loại hình thì Đà Nẵng rất cần Khu Phố Đêm (Phố đi bộ) thực sự có quy mô và xứng tầm với một đô thị lớn về du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu du khách có sự kết hợp của nhu cầu dân địa phương tạo nên sự sầm uất và phong phú thực sự.

Bên cạnh đó, ông Lê Tấn Thanh Tùng - Phó Tổng giám đốc Công ty CP Du lịch Việt Nam (VITOURS) đề xuất Đà Nẵng cần có ý tưởng và đề xuất đột phá trình Quốc Hội, Chính Phủ về việc thí điểm triển khai loại hình “Phố đèn đỏ” có quản lý chặt chẽ bởi đây là nhu cầu không thể thiếu của người đi du lịch, nhất là khách quốc tế.

Theo ông Tùng, cần phải tư duy mở hơn về một số hoạt động lâu nay vẫn bị coi là nhạy cảm như mại dâm, cá cược, cờ bạc. Quy định hiện hành cấm nhưng thực tế các hoạt động này vẫn diễn ra lén lút dưới nhiều hình thức, phát sinh nhiều tiêu cực rủi ro cho khách hàng và người phục vụ. Cần nghiên cứu xây dựng cơ chế triển khai thử nghiệm chính sách kinh doanh dịch vụ nhạy cảm theo hướng hợp thức hóa một số loại hình hoạt động giải trí với người trưởng thành nhằm tăng sức hút với khách du lịch.

Chúng ta ta có thể lập quy hoạch và tạo cơ chế thực hiện Phố Đèn Đỏ tại 1 khu du lịch/Resort khép kín kiểu như Casino tại CROWN PLAZA. Hãy học tập theo cách làm của Singapore, đội ngũ phục vụ không phải là người Việt Nam, được cấp phép hành nghề, khám sức khỏe và đánh thuế tiêu dùng đặc biệt thật cao. Ông Lê Tấn Thanh Tùng nói.

Có thể bạn quan tâm

  • Cẩn trọng bất động sản du lịch Đà Nẵng

    Cẩn trọng bất động sản du lịch Đà Nẵng

    06:00, 17/06/2020

  • “Đòn bẩy” phục hồi du lịch Đà Nẵng

    “Đòn bẩy” phục hồi du lịch Đà Nẵng

    05:00, 10/05/2020

  • Khôi phục du lịch Đà Nẵng: Trông chờ vào khách nội

    Khôi phục du lịch Đà Nẵng: Trông chờ vào khách nội

    11:30, 05/05/2020

  • Thủ tướng phê duyệt quy hoạch phát triển du lịch Đà Nẵng gắn với bất động sản nghỉ dưỡng, sinh thái

    Thủ tướng phê duyệt quy hoạch phát triển du lịch Đà Nẵng gắn với bất động sản nghỉ dưỡng, sinh thái

    08:04, 20/03/2020

  • Du lịch Đà Nẵngp/“lao đao”

    Du lịch Đà Nẵng “lao đao”

    06:08, 06/02/2020

Tuấn Vỹ