Hà Nam: Khoa học và công nghệ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

KIM DUNG 27/08/2022 07:13

KHCN Hà Nam đã không ngừng đổi mới, sáng tạo, triển khai các giải pháp đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.

>>> Cần xây dựng cơ sở dữ liệu để theo dõi “sức khỏe” doanh nghiệp khoa học công nghệ

Ông Nguyễn Tất Nhiên, Giám đốc Sở KHCN Hà Nam

Ông Nguyễn Tất Nhiên, Giám đốc Sở KHCN Hà Nam

Ông Nguyễn Tất Nhiên, Giám đốc Sở KHCN Hà Nam cho biết, để góp phần nâng cao PCI và chỉ số cải cách hành chính của tỉnh, Sở KHCN đã tập trung thực hiện các giải pháp KHCN nhằm hỗ trợ các cấp, các ngành trong tỉnh cải thiện môi trường làm việc đảm bảo thông thoáng, minh bạch hơn, tăng năng lực thu hút đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh vào địa bàn.

Từng bước đổi mới toàn diện cơ chế quản lý các nhiệm vụ KHCN theo hướng giảm các TTHC để khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia nghiên cứu, ứng dụng KHCN vào sản xuất và đời sống. 100% TTHC lĩnh vực KHCN được đơn giản hóa, rút ngắn thời gian thực hiện, Sở đã cắt giảm thời gian thực hiện lên đến 69,75%; thực hiện trực tuyến mức độ 3,4 (trong đó, có 17 TTHC trực tuyến mức độ 3 và 34 TTHC trực tuyến mức độ 4).

Với vai trò quan trọng là cơ quan thường trực về công tác triển khai, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 trên địa bàn toàn tỉnh, Sở KHCN đã thực hiện tốt việc hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các sở, ngành tiếp tục việc duy trì và cải tiến có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam hàng năm. Đến nay, 100% các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã áp dụng và triển khai hiệu quả vào hoạt động quản lý và điều hành.

Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh đặt hàng các nhiệm vụ KHCN phát triển các sản phẩm chủ lực trong lĩnh vực nông nghiệp để hỗ trợ phát triển thành vùng sản xuất hàng hoá cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu; hướng dẫn doanh nghiệp áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, kỹ thuật tiên tiến, tăng cường quản lý áp dụng hệ thống ISO; hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; hỗ trợ theo hướng liên kết để chuyển giao, đổi mới công nghệ, phát triển sản phẩm.

Các đại biểu thăm quan gian hàng trưng bày tại Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Hà Nam lần thứ I năm 2019

Các đại biểu thăm quan gian hàng trưng bày tại Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Hà Nam lần thứ I năm 2019

Kết quả tích cực trong hoạt động KHCN đã góp phần nâng cao “chỉ số hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh Hà Nam”.

Thành tựu KHCN tỉnh Hà Nam

Ông Nhiên chia sẻ thêm về thành quả ngành KHCN đã đạt được, như lời Bác Hồ nói ở đâu có sản xuất, kinh doanh ở đó có khoa học. Kể từ khi tái lập tỉnh đến nay, ngành KHCN Hà Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ. Công tác nghiên cứu - ứng dụng KHCN được triển khai toàn diện trên các lĩnh vực của đời sống, đạt nhiều thành tựu quan trọng, phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển KT- XH của địa phương.

Trong 25 năm qua, ngành KHCN Hà Nam đã thực hiện gần 300 nhiệm vụ KHCN trên các lĩnh vực. Đã có hàng trăm đề tài, dự án, hàng nghìn sáng kiến khoa học được ứng dụng vào thực tiễn cùng nhiều tiến bộ kỹ thuật được chuyển giao đem lại hiệu quả quan trọng.

Chuối ngự Đại Hoàng (Hòa Hậu, Lý Nhân) - sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Chuối ngự Đại Hoàng (Hòa Hậu, Lý Nhân) - sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Các nhiệm vụ trong lĩnh vực KHXH&NV đã giúp cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh có các chủ chương, chính sách hợp lý để phát triển công nghiệp, nông nghiệp, nông thôn, văn hóa –xã hội và con người Hà Nam, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Nhiều dự án ứng dụng tiến bộ KHCN mới vào nông nghiệp, nông thôn, cơ chế hỗ trợ phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo được đột phá mới trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Điển hình một số mô hình như: phát triển cây rau sắng tại vùng đồi núi huyện Kim Bảng, Thanh Liêm tỉnh Hà Nam; ứng dụng công nghệ tiên tiến sản xuất các loại hoa có giá trị cao theo quy mô công nghiệp; sản xuất, chế biến và tiêu thụ nấm ăn; liên kết sản xuất lúa gạo chất lượng cao,...nhìn chung, các mô hình triển khai thực hiện đã làm tăng năng suất và giá trị của sản phẩm góp phần cải thiện đời sống của người dân trong vùng. 

>> Cần xây dựng cơ sở dữ liệu để theo dõi “sức khỏe” doanh nghiệp khoa học công nghệ

Lĩnh vực công nghệ sinh học được coi là mũi nhọn ưu tiên áp dụng trong sản xuất nông nghiệp. Những năm qua, Hà Nam đã tập trung nghiên cứu và ứng dụng có hiệu quả nhiều thành tựu của ngành công nghệ sinh học trong nông nghiệp. Công nghệ đệm lót sinh học trong chăn nuôi được triển khai ứng dụng rộng rãi trong toàn tỉnh.

Đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường: Chú trọng đến việc xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi. Áp dụng thành công công nghệ tách rắn lỏng chất thải chăn nuôi lợn để làm thức ăn cho cá và phân bón hữu cơ. Xây dựng thành công 02 mô hình xử lý chất thải chăn nuôi tại 02 trang trại chăn nuôi quy mô lớn và 01 mô hình di động bằng công nghệ tách rắn lỏng để làm phân bón.

>> Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ cải thiện môi trường kinh doanh

Lĩnh vực CNTT: Kết quả nghiên cứu khoa học về ứng dụng CNTT và truyền thông đem lại hiệu quả rõ rệt phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành của các cơ quan, các cấp, các ngành, phục vụ người dân và doanh nghiệp như: Ứng dụng CNTT trong quản lý ngân sách xã, phường và thị trấn; Xây dựng phần mềm giải quyết TTHC theo cơ chế một của liên thông tại UBND thành phố Phủ Lý...

Giai đoạn 2005 - 2022, Sở KHCN đã tham mưu giúp UBND tỉnh triển khai 16 dự án về bảo hộ nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm đặc thù của tỉnh. Ngoài ra, tỉnh cũng đã có 01 chỉ dẫn địa lý; Trên 40 tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh được cấp quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận Hà Nam cho các sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn. Việc bảo hộ sở hữu trí tuệ đã nâng cao uy tín, giá bán của từng sản phẩm tăng từ 5 - 10%, đảm bảo đời sống của người sản xuất, phát huy các giá trị kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.

Các sản phẩm sau khi được bảo hộ sở hữu trí tuệ đã góp phần khôi phục, duy trì và phát triển các làng nghề/sản phẩm truyền thống ở tất cả các địa phương trong tỉnh như: Trống Đọi Tam, cá kho Nhân Hậu, lụa Nha Xá... Các sản phẩm từng bước được người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến, có sức cạnh tranh cao, đồng thời tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân.

Các đại biểu thăm quan cơ sở sản xuất lụa Nha Xá (Mộc Nam, TX Duy Tiên)

Các đại biểu thăm quan cơ sở sản xuất lụa Nha Xá (Mộc Nam, TX Duy Tiên)

Ghi nhận thành tích, đóng góp của ngành KHCN Hà Nam, Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ KHCN và UBND tỉnh đã tặng nhiều phần thưởng cho các tập thể, cá nhân thuộc Sở KHCN Hà Nam. Ngành KHCN Hà Nam vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì cho năm 2019. Ông Nhiên chia sẻ.

Xây dựng Hà Nam trở thành 1 trong các trung tâm công nghiệp công nghệ cao của Vùng

Ông Nguyễn Đức Vượng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: đánh giá nỗ lực và kết quả mà ngành KHCN tỉnh đạt được trong 25 năm qua, thời gian tới, ngành KHCN Hà Nam cần tiếp tục bám sát sự chỉ đạo, định hướng, chiến lược của Bộ KHCN, chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh xây dựng cơ chế, chính sách để huy động tối đa các nguồn lực cho phát triển ứng dụng KHCN trong tỉnh.

Các đại biểu tham quan khu trưng bày một số sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh

Các đại biểu tham quan khu trưng bày một số sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh

Chú trọng triển khai thực hiện các nhiệm vụ về nâng cao năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, về phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo gắn liền với phát triển doanh nghiệp KHCN cả tỉnh;

Tập trung xây dựng, nâng cao năng lực cho Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN và kiểm định, kiểm nghiệm nhằm phát triển mạnh mẽ dịch vụ KHCN;Tăng cường thông tin, tư vấn, đánh giá, thẩm định và giám định công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực KHCN…;

Đẩy nhanh thực hiện triển khai khu công nghệ cao trên địa bàn huyện Lý Nhân; khu công nghệ cao này là 1 trong 6 khu của cả nước, đặc thù Hà Nam là kêu gọi nhà đầu tư theo hướng tư nhân hóa, sẽ thúc đẩy sản phẩm công nghệ nhanh, kịp thời và yêu cầu các nhà đầu tư làm theo luật công nghệ cao. Tỉnh đang kêu gọi nhà đầu tư về cơ sở hạ tầng chung như: phát triển công viên sáng tạo; trung tâm sử lý số liệu lớn khu hạ tầng trung gian, có thiết bị nền để đo định vị không gian GPS,…

Thực hiện Kế hoạch số 1234/KH-UBND ngày 21/5/2021 của UBND tỉnh về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh Hà Nam năm 2021, UBND tỉnh Hà Nam giao Sở KHCN xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

Việc cải thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) được xác định là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên của ngành KHCN Hà Nam. Thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp như: Tổ chức khảo sát, đánh giá trình độ công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để tham mưu, đề xuất các giải pháp nâng cao trình độ công nghệ sản xuất, kết nối cung - cầu công nghệ;

Hỗ trợ đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp khởi nghiệp; Nâng cao chất lượng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc chuyển giao các dịch vụ KHCN để hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, sở hữu công nghiệp, trí tuệ, quảng bá sản phẩm...;

 Nâng cao hiệu quả áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước; Các phòng chuyên môn, các đơn vị thuộc Sở nghiêm túc triển khai thực hiện kế hoạch đảm bảo hiệu quả; Đồng thời đẩy mạnh công tác kiểm tra việc áp dụng, duy trì và cải thiện hệ thống quản lý chất lượng tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh; Xây dựng kế hoạch thanh, kiểm tra đảm bảo tiết kiệm thời gian cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, tránh ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mỗi tổ chức, doanh nghiệp chỉ được thanh tra, kiểm tra 1lần/năm;

Đặc biệt, yêu cầu Sở KHCN tiếp tục đẩy mạnh cải cách TTHC, nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức; tạo thuận lợi và giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp, người dân; hỗ trợ doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình đổi mới công nghệ, xúc tiến thương mại;khuyến khích người dân, doanh nghiệp ứng dụng CNTT trong giải quyết TTHC mức độ 3,4; áp dụng các công cụ tiên tiến trong quản lý, điều hành, sản xuất; phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả, góp phần cải thiện và nâng cao dần điểm số, thứ hạng PCI của tỉnh những năm tiếp theo. Ông Vượng nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

  • Quảng Ninh: Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ

    Quảng Ninh: Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ

    11:41, 09/08/2022

  • Thanh Hóa: “Đánh thức” tiềm năng doanh nghiệp khoa học công nghệ

    Thanh Hóa: “Đánh thức” tiềm năng doanh nghiệp khoa học công nghệ

    15:38, 18/05/2022

  • Hà Nội: Thúc đẩy doanh nghiệp phát triển khoa học công nghệ

    Hà Nội: Thúc đẩy doanh nghiệp phát triển khoa học công nghệ

    13:18, 17/05/2022

  • Doanh nghiệp khoa học công nghệ cần gì?

    Doanh nghiệp khoa học công nghệ cần gì?

    10:30, 07/01/2022

  • Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ cải thiện môi trường kinh doanh

    Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ cải thiện môi trường kinh doanh

    04:00, 07/03/2022

KIM DUNG