Cơ hội kinh doanh tín chỉ carbon

MAI CHIẾN 07/07/2023 02:30

Kinh doanh tín chỉ carbon đang là xu hướng của thế giới, và Việt Nam không nằm ngoài cuộc chơi lớn này.

Năm 2022, thị trường giao dịch tín chỉ carbon đạt mức 909 tỷ USD. Trong khi đó, đến nay, Việt Nam mới có 2 dự án bán tín chỉ carbon ra quốc tế là dự án ở Bắc Trung Bộ giá khoảng 6 USD/tín chỉ và dự án ở Quảng Nam giá 10 USD/tín chỉ.

 Tín chỉ carbon sẽ đem lại nguồn kinh phí hoạt động cho các đơn vị lâm nghiệp có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng.

Tín chỉ carbon sẽ đem lại nguồn kinh phí hoạt động cho các đơn vị lâm nghiệp có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng.

>> Đổi mới tư duy phát triển liên kết vùng và thúc đẩy thị trường kinh doanh tín chỉ carbon

Thị trường tỷ đô

Theo tính toán của các nhà khoa học, rừng nghèo có thể hấp thụ CO2 trong khoảng 30,74 tấn/ha - 142,03 tấn/ha, rừng trung bình hấp thụ CO2 trong khoảng 177,76 tấn/ha - 319,71 tấn/ha và rừng giàu hấp thụ trong khoảng 484,82 tấn/ha - 1.013 tấn/ha. Nếu tính giá thuê rừng xử lý carbon bình quân 6 USD/tín chỉ (1 tấn carbon) thì một ha rừng nghèo có thể đem về cho đơn vị quản lý bảo vệ rừng hàng trăm USD mỗi tháng. Con số này rất ý nghĩa để cho các công ty lâm nghiệp khu vực Tây Nguyên có thể chi trả kinh phí bảo vệ rừng.

Ông Văn Hải Hội, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Kông Chiêng, cho biết: “Doanh thu từ bán tín chỉ carbon cũng rất ý nghĩa, nhưng chúng ta cần chuẩn bị chiến lược dài hạn. Công ty Lâm nghiệp Kông Chiêng cũng đang trong giai đoạn xây dựng mô hình quản lý rừng bền vững để được hưởng tín chỉ này. Tuy nhiên để hoàn thành dự án này, đòi hỏi nhiều điều phải làm, như phải thuê tư vấn, xây dựng phần mềm quản lý…”

Được biết, diện tích rừng mà Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên tỉnh Đắk Nông đang quản lý bao gồm nhiều trạng thái đang phục hồi, được đánh giá có khả năng tích lũy tín chỉ carbon cao. “Chúng tôi đã xin chủ trương của UBND tỉnh Đắk Nông và Sở NN-PTNT tỉnh thực hiện thí điểm mô hình xây dựng tín chỉ carbon từ rừng và đã được khuyến khích thực hiện. Đây là mô hình mới, nhưng sẽ mang lại nguồn lợi kinh tế cho công ty nói riêng và ngành lâm nghiệp nói chung trong tương lai”, ông Nguyễn Ngọc Bình, Giám đốc Công ty cho biết.

Hiện tại, 5 tỉnh Tây Nguyên cũng đã ban hành các kế hoạch dài hơi chuẩn bị tiến vào thị trường carbon năm 2025. Theo số liệu mới nhất, hiện toàn khu vực có khoảng 2,5 triệu ha rừng, trong đó rừng tự nhiên khoảng 2,2 triệu ha, còn lại là rừng trồng. Thông qua thị trường carbon, rừng có thể mang lại một nguồn thu đáng kể phục vụ công tác quản lý, bảo vệ cũng như nâng cao thu nhập cho các cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng tại khu vực.

>> Doanh nghiệp cam kết đạt trung hòa carbon

Cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý

Đối tượng mua bán tín chỉ carbon là các nhà máy, công ty sản xuất phát thải một lượng khí CO2 nhất định; nếu vượt quá mức quy định, họ phải mua thêm tín chỉ carbon. Ngược lại, doanh nghiệp phát sinh lượng phát thải thực tế thấp hơn mức giới hạn, thì có thể bán phần tín chỉ carbon chưa sử dụng cho doanh nghiệp khác.

Theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP ngày 7/1/20122, các cơ sở phải kiểm kê khí nhà kính có mức phát thải hàng năm trên 3.000 tấn CO2; Nhà máy nhiệt điện, cơ sở sản xuất công nghiệp có tổng lượng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 tấn dầu tương đương (TOE) trở lên, Công ty kinh doanh vận tải hàng hóa, tòa nhà thương mại có tổng tiêu thụ nhiên liệu hằng năm từ trên 1.000 TOE; cơ sở xử lý chất thải rắn có công suất hoạt động hằng năm từ 65.000 tấn trở lên. Những đơn vị này phải thực hiện thoả thuận mua bán tín chỉ carbon hoặc bị đánh thuế khi hình thành thị trường carbon ở Việt Nam. Điều này không chỉ góp phần giảm khí thải nhà kính bắt buộc mà còn tăng nguồn thu ngân sách cho lâm nghiệp địa phương.

Theo đánh giá của World Bank, Việt Nam đang sở hữu tỷ lệ rừng che phủ tương đối lớn. Khả năng hấp thụ và xử lý carbon của các loại rừng tương đối cao. Do đó, việc tăng thuế carbon lên 29 USD trên mỗi tấn carbon dioxide tương đương (tCO2e) vào năm 2030 và 90 USD trên mỗi tCO2e vào năm 2040, sẽ tạo ra nguồn thu bổ sung 80 tỷ USD cho nền kinh tế quốc gia. Đây là một con số không hề nhỏ, và cao hơn dịch vụ môi trường rừng mà các công ty thuỷ điện, công ty khai thác nước đang chi trả cho lâm nghiệp.

Tuy nhiên để biến tín chỉ carbon thành thứ hàng hóa để sinh lời thì hiện chưa có quy định rõ ràng. Theo nhiều chuyên gia, cần có khung pháp lý quy định đầy đủ giữa các bên, bên nào có thể thực hiện cung cấp dịch vụ tín chỉ carbon cho bên nhu cầu giảm phát thải. Bên cạnh đó, cần có năng lực thực hiện các hoạt động báo cáo, thẩm định, giám sát. Đặc biệt, tất cả các cơ sở dữ liệu phải minh bạch.

Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần sớm trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 156/2018. Trong đó, cần có quy định cụ thể về dịch vụ hấp thụ và lưu giữ carbon của rừng. Khi dự thảo Nghị định này được ban hành, sẽ tạo thêm cơ sở pháp lý trong việc thực hiện chuyển nhượng trao đổi carbon rừng.

Theo Ngân hàng Thế giới, trước đây, chỉ khoảng 50 USD/tấn đơn vị carbon, thì tới năm 2035 có thể tăng lên 3 lần, ở mức trung bình 120-150 USD và có thể đạt tới 250 USD/tấn đơn vị carbon vào năm 2050. 

Có thể bạn quan tâm

  • Thị trường tín chỉ carbon Việt Nam: Các doanh nghiệp phản ứng ra sao?

    Thị trường tín chỉ carbon Việt Nam: Các doanh nghiệp phản ứng ra sao?

    05:30, 11/04/2022

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon kể từ năm 2025

    TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon kể từ năm 2025

    20:10, 10/01/2022

  • Gỡ vướng về cơ chế, chính sách để phát triển thị trường carbon

    Gỡ vướng về cơ chế, chính sách để phát triển thị trường carbon

    05:00, 05/07/2023

  • Thách thức trong áp dụng thuế carbon tại Việt Nam

    Thách thức trong áp dụng thuế carbon tại Việt Nam

    03:10, 04/06/2023

  • Cần hoàn thiện chính sách để phát triển thị trường carbon

    Cần hoàn thiện chính sách để phát triển thị trường carbon

    04:50, 14/03/2023

MAI CHIẾN