Thị trường tín chỉ carbon Việt Nam: Các doanh nghiệp phản ứng ra sao?

Diendandoanhnghiep.vn Từ Panasonic đến Nestlé cho thấy các động thái sẽ tuân thủ hệ thống giới hạn và thương mại tín chỉ carbon còn đang chờ xử lý của Việt Nam.

>>TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon kể từ năm 2025

Tín chỉ carbon là gì?

Tín chỉ carbon là một giấy phép cho phép chủ sở hữu thải ra một lượng carbon dioxide nhất định hoặc các khí nhà kính khác. Một tín chỉ cho phép phát thải một tấn carbon dioxide hoặc tương đương trong các khí nhà kính khác.

Tín chỉ carbon là một giấy phép phát thải của chủ sở hữu.

Tín chỉ carbon là một nửa của chương trình được gọi là "giới hạn và thương mại".

Tín chỉ carbon là một nửa của chương trình được gọi là "giới hạn và thương mại". Các công ty gây ô nhiễm được trao các khoản tín dụng cho phép họ thải một lượng đến một giới hạn nhất định. Giới hạn đó được giảm theo định kỳ. Trong khi đó, công ty cũng có thể bán bất kỳ khoản tín chỉ không cần thiết nào cho một công ty khác có nhu cầu.

Do đó, các công ty được khuyến khích gấp đôi để giảm thiểu phát thải khí nhà kính. Đầu tiên, họ phải chi tiền cho các khoản tín chỉ bổ sung nếu lượng khí thải của họ vượt quá giới hạn. Thứ hai, họ có thể kiếm tiền bằng cách giảm lượng khí thải và bán các tín chỉ dư thừa của họ.

Ví dụ, một công ty tạo ra 12 tấn khí thải trong khi giới hạn cho phép là 10 tấn, thì họ có thể mua lại 2 tín chỉ từ các công ty tạo khí thải thấp hơn mức giới hạn và có tín chỉ dư. Điều này được xác nhận bởi một bên thứ ba và các tín chỉ được cấp thông qua những nỗ lực này có thể được giao dịch trên thị trường carbon.

Tín chỉ carbon có nhiều mức giá khác nhau, tùy thuộc vào vị trí và thị trường nơi chúng được giao dịch. Năm 2019, giá tín chỉ carbon trung bình là 4,33 USD / tấn. Con số này tăng vọt lên tới 5,60 USD / tấn vào năm 2020 trước khi giảm xuống mức trung bình 4,73 USD vào năm 2021.

Thị trường tín chỉ carbon Việt Nam đang ra sao?

Việc phát triển thị trường tín chỉ carbon Việt Nam là một trong những công cụ kinh tế đã được đưa vào Luật Bảo vệ môi trường từ năm 2020. Tuy nhiên, cho đến nay, việc công nhận và phát hành tín chỉ carbon vẫn phụ thuộc vào bên thứ 3 là các tổ chức hoặc các cơ chế tín chỉ quốc tế. Hình ảnh của bên bán ở Việt Nam thì vẫn còn khá mờ nhạt.

Thị trường tín chỉ carbon Việt Nam vẫn còn đang chờ xử lý.

Thị trường tín chỉ carbon Việt Nam vẫn còn đang chờ xử lý.

Trên thế giới, có một số công ty tư nhân cung cấp các khoản bù đắp carbon cho các công ty khác đang tìm cách giảm lượng khí thải carbon ròng của họ. Các khoản bù đắp này thể hiện các khoản đầu tư hoặc đóng góp vào lâm nghiệp hoặc các dự án khác có lượng khí thải carbon âm. Người mua cũng có thể mua các khoản tín dụng có thể giao dịch trên sàn giao dịch carbon như Xpansive CBL có trụ sở tại New York hoặc Sàn giao dịch AirCarbon của Singapore.

Gần đây, Chính phủ Việt Nam đã quyết định về quy mô giới hạn sẽ cho phép đối với lượng phát thải khí nhà kính của các công ty, vốn đã tăng lên đáng kể khi các chuỗi cung ứng dịch chuyển đến Việt Nam.

Đầu năm nay, Việt Nam đã lập ra một danh sách 1.912 tập đoàn, bao gồm hầu hết các doanh nghiệp lớn, từ Panasonic, Seoul Semiconductor cho đến nhà sản xuất xe tay ga Piaggio và tập đoàn thực phẩm Masan, phải tiến hành kiểm kê lượng khí thải và lập kế hoạch giảm thiểu. 

Việt Nam có khả năng bắt đầu bằng việc giới hạn và buôn bán tín chỉ carbon trong nước, theo đó thị trường sẽ định giá tín chỉ carbon trước khi liên kết với một hệ thống quốc tế, mở ra cho nhiều công ty hơn muốn mua bù đắp carbon. Chính phủ dự kiến sẽ ban hành một loạt các nghị định và thông tư vào cuối năm 2022.

>>Thúc đẩy phát triển chuỗi hệ thống điện mặt trời áp mái, giảm phát thải nhà kính

>>THU HÚT ĐẦU TƯ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO: Làm gì để thực hiện cam kết phát thải khí nhà kính bằng "0" vào năm 2050?

Và phản ứng của các doanh nghiệp?

Các nhà sản xuất nước ngoài cho biết họ đang tìm cách tuân thủ hệ thống giới hạn và thương mại đang chờ xử lý của Việt Nam.

Hầu hết các công ty đang kinh doanh tại Việt Nam cho thấy các động thái tuân thủ quy định.

Hầu hết các công ty đang kinh doanh tại Việt Nam cho thấy các động thái tuân thủ quy định.

Apple, Samsung, Target, Mulberry, và những công ty khác đã cho thấy những động thái hợp tác mạnh mẽ với Chính phủ khi tuyên bố muốn mua điện mặt trời trực tiếp từ các nhà sản xuất thay vì điện lưới. Sự thay đổi này sẽ giúp cắt giảm lượng khí thải, tuy nhiên điều này vẫn chưa được hợp pháp hóa.

Nestlé, người thu mua cà phê lớn nhất thế giới, đang có tham vọng biến chất thải cà phê thành nhiên liệu sinh học. Công ty cũng cho biết họ đang chuyển sang nông nghiệp tái sinh, từ thông dụng mới nhất cho các hoạt động như trồng cây che phủ hút carbon. Gã khổng lồ thực phẩm đặt mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, giống như mục tiêu mà Việt Nam đặt ra.

Trong khi đó, Mercedes-Benz đã ấn định một ngày gần hơn: năm 2039. “Chúng tôi sẽ phối hợp với các hướng dẫn chi tiết sắp tới từ các cơ quan liên quan để hoàn thành các cột mốc quan trọng cần thiết”, một đại diện của công ty cho biết.

Ngoài ra, “gã khổng lồ” điện tử của Nhật Bản Panasonic đã bày tỏ sự ủng hộ đối với quy định này, trong khi nhà sản xuất bia Carlsberg cho biết họ đang tích cực chuẩn bị để thực hiện.

Điều này có ý nghĩa gì?

Trên thực tế, việc cắt giảm ô nhiễm thành công có thể sẽ tốn kém rất nhiều tiền bạc. Nhưng chuyên gia năng lượng Nguyễn Đăng Anh Thi cho rằng, tín chỉ carbon của Việt Nam có thể sẽ khiến các công ty gây ô nhiễm phải giảm thiểu khả năng phát thải vì tín chỉ có hạn. “Hệ thống này mang lại cho các doanh nghiệp động lực mạnh mẽ để tiết kiệm tiền bằng cách cắt giảm lượng khí thải một cách hiệu quả”, ông Thi cho biết.

Trong khi nhà kinh tế môi trường hàng đầu Muthukumara Mani tại WB, cố vấn cho Việt Nam về thị trường carbon cũng cho rằng, hệ thống này sẽ thúc đẩy “các doanh nghiệp chuyển sang công nghệ sạch hơn, ít carbon và hiệu quả hơn, vì giờ đây việc gây ô nhiễm sẽ trở nên tốn kém”.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thị trường tín chỉ carbon Việt Nam: Các doanh nghiệp phản ứng ra sao? tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713519144 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713519144 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10