Tetra Pak hướng đến xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, ít phát thải carbon

Song Nhi 04/06/2019 19:46

Tetra Pak – công ty hàng đầu thế giới về cung cấp giải pháp chế biến và đóng gói thực phẩm - công bố Báo cáo Bền vững 2019.

Báo cáo Bền vững 2019 của Tetra Pak nêu rõ cam kết xây dựng một nền kinh tế tuần hoàn, ít phát thải carbon và bền vững xuyên suốt toàn bộ chuỗi giá trị, qua đó giảm tác động biến đổi khí hậu và giảm thiểu khí thải carbon. Đồng thời, Tetra Pak cam kết ủng hộ toàn bộ 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc và ưu tiên những mục tiêu Công ty có thể mang đến thay đổi nhiều nhất. Báo cáo cũng điểm qua các kết quả nổi bật Tetra Pak đã gặt hái được trong hành trình hướng đến phát triển bền vững với nền tảng là các giải pháp công nghệ mới, quản trị điều hành tốt, nguồn nhân lực cho tương lai…

Nền kinh tế tuần hoàn được biết đến là một mô hình tái tạo, giúp giảm lượng phế thải và giúp nguyên liệu được sử dụng nhiều lần hơn. Điều này sát với mục tiêu cốt lõi của Tetra Pak: giảm thiểu lượng phế thải, tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên. Công ty đã và đang triển khai nhiều chương trình hành động để giảm tác động tới môi trường trong toàn bộ vòng đời của các giải pháp đóng gói, chế biến và dịch vụ.

Bao bì tái tạo hoàn toàn

Năm 2018, Công ty đã thực hiện những bước đầu tiên trong việc giải quyết vấn đề rác thải ở đại dương thông qua đầu tư mạnh vào các giải pháp đóng mở hộp giấy mới, phù hợp với chiến lược tạo ra một loại hộp giấy có khả năng tái tạo hoàn toàn.

Dự kiến, Tetra Pak sẽ chi khoảng 100 triệu euro mỗi năm trong vòng 5 năm tới để phát triển các giải pháp thay thế cho ống hút nhựa gắn trên bao bì đồ uống, ví dụ như ống hút giấy, nắp có dây và các giải pháp uống trực tiếp từ hộp giấy. Công ty dự kiến sẽ sản xuất hàng loạt ống hút giấy, đáp ứng nhu cầu toàn cầu vào năm 2025. Đồng thời, nếu điều kiện kỹ thuật và nguồn cung nguyên liệu cho phép, công ty cũng sẽ sử dụng ít nhất 2% lượng nhựa được tái chế (2% ở châu Âu) trong toàn bộ các bao bì trước năm 2025.

Nguồn cung ứng có trách nhiệm

Hàng năm, Tetra Pak sử dụng 3,1 triệu tấn nguyên vật liệu cơ bản (bìa giấy, polymer và nhôm) và công ty hiểu rõ việc mua nguyên liệu có ảnh hưởng to lớn đến con người, môi trường và nền kinh tế.

Khoảng 71% nguyên liệu thô công ty sử dụng trong các vỏ hộp giấy là bìa giấy. Trong năm 2018, Tetra Pak đã chạm tới cột mốc quan trọng, đó là công ty đã cung cấp hơn 460 tỷ hộp giấy có logo FSC (Hội đồng quản lý rừng) kể từ năm 2007. Tetra Pak ba năm liên tiếp nằm trong danh sách hạng A của Chương trình Rừng CDP (CDP A-List Forests Programme), ghi nhận đóng góp của công ty trong việc quản lý và giảm thiểu rủi ro liên quan đến tìm nguồn cung ứng và sản xuất gỗ. 

Tetra Pak đặt mục tiêu sử dụng nhựa polyme tái tạo và/hoặc được tái chế cho tất cả các bao bì dùng cho sản phẩm cần trữ lạnh hoặc bảo quản ở nhiệt độ bình thường. Đối tác cung cấp của công ty cũng thiết lập Chuỗi Giám sát Bonsucro (Bonsucro Chain of Custody) từ các trang trại mía đến cơ sở sản xuất để sản xuất polyethylen tái tạo. 60% ethanol sinh học được sử dụng cho polyethylen tái tạo của Tetra Pak có nguồn gốc được cấp Chứng nhận Bonsucro.

Đầu tư cho tái chế

Với trên 25 năm kinh nghiệm đánh giá công nghệ tái chế, Tetra Pak có tầm nhìn là tất cả các hộp giấy đựng đồ uống sẽ được thu gom để tái chế, không một hộp giấy nào trở thành rác thải hoặc được chuyển đến bãi chôn lấp rác. Công ty đã đầu tư 20 triệu Euro để hỗ trợ cơ sở hạ tầng cho việc tái chế từ 2012 đến 2018.

Công nghệ vì môi trường

Tháng 5 năm 2018, Tetra Pak đã ra mắt công nghệ EncaptTM dành cho thiết bị tách béo công suất cao trong ngành công nghiệp sữa, giúp giảm áp suất không khí xung quanh bầu xoay, từ đó giảm ma sát không khí và mức tiêu thụ năng lượng. Việc kết hợp công nghệ Encapt™ mới và thiết kế AirTight hiện nay cho phép tiết kiệm tới 40% so với các thiết kế thiết bị tách béo khác.

Công ty đã kết hợp các công nghệ UV, lọc và tiệt trùng để cải tiến kiến trúc dây chuyền sản xuất nước giải khát. Theo nghiên cứu tình huống trong sách trắng của Tetra Pak, các công nghệ này đã giúp giảm năng lượng tiêu thụ 67% và tiết kiệm nước 50% trong quá trình sản xuất nước ép trái cây.

Giải pháp Tetra Pak® Extrusion Wheel giúp khách hàng tạo ra sản phẩm kem cao cấp, đồng nhất, chất lượng cao với hiệu suất và chi phí thấp nhất trong ngành, đặc biệt là giảm lãng phí đến 98% năng suất dây chuyền sản xuất và tối đa 2% rác thải so với tỷ lệ thông thường là 8%.

Giảm tác động tới khí hậu

Năm 2016, Tetra Pak trở thành công ty đầu tiên trong ngành bao bì thực phẩm đặt ra mục tiêu cắt giảm tác động khí hậu,mà đãđược xác thực bởi Chương trình Mục tiêu Dựa trên Khoa học (SBT). Công ty cam kết giảm 42% lượng phát thải khí nhà kính từ các hoạt động sản xuất  vào năm 2030 và 58% vào năm 2040 (so với năm 2015), cũng như giảm 16% phát thải khí nhà kính trên mỗi đơn vị doanh thu trong toàn chuỗi giá trị vào năm 2020 (so với năm 2010). Trong quá trình triển khai chiến lược mới, Tetra Pak sẽ xem xét các giải pháp tốt nhất để đảm bảo phù hợp với mục tiêu mới là duy trì mức tăng nhiệt độ toàn cầu mới dưới 1,5°C.

Năng lượng tái tạo

Tetra Pak sẽ đạt mục tiêu sử dụng 80% nguồn điện tái tạo vào năm 2020 cho các hoạt động của mình và 100% vào năm 2030. Tetra Pak đang nghiên cứu phương thức trực tiếp thành lập các dự án năng lượng tái tạo mới ở các khu vực công ty hoạt động.

Chuỗi cung ứng bền vững

Chuỗi cung ứng chiếm 45% lượng khí thải nhà kính trong chuỗi giá trị của Tetra Pak. Công ty đã và đang hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp và đối tác để xác định các chỉ số hiệu suất trong cả hoạt động vận hành và cung ứng. Từ đó, tiến hành đánh giá chính thức hằng năm về hiệu quả hoạt động bền vững của nhà cung cấp.

Hoạt động bền vững tại Việt Nam

Đối với Việt Nam, Tetra Pak cũng tuân thủ và triển khai chiến lược phát triển bền vững tương tự như trên toàn cầu. Mặc dù hộp giấy chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số rác thải bao bì được tiêu thụ tại Việt Nam, Tetra Pak giữ vững cam kết thực hiện các chương trình bền vững trên cơ sở hợp tác với các đối tác để thúc đẩy tái chế vỏ hộp giấy đã qua sử dụng.

Cụ thể, Tetra Pak đã xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với bốn đơn vị thu gom rác thải, hai nhà tái chế và thiết lập một chuỗi các điểm thu gom cộng đồng tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Dự kiến chúng tôi sẽ mở rộng với nhiều đối tác hơn nữa trong tương lai để đẩy mạnh việc thu gom và tái chế vỏ hộp giấy. Trong giai đoan 2007 – 2013, Công ty đã triển khai chương trình giáo dục môi trường về tái chế vỏ hộp sữa với sự tham gia của hơn 2.000 trường tiểu học trên toàn quốc. Trên một triệu học sinh tiểu học đã được Tetra Pak khuyến khích gấp, là phẳng và bỏ vỏ hộp giấy đã qua sử dụng vào thùng rác để tái chế. Trong thời gian tới, công ty có kế hoạch triển khai chương trình thu gom vỏ hộp sữa cho hơn 1.000 trường học ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tetra Pak hướng đến xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, ít phát thải carbon
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO