Quảng Ninh với mục tiêu trở thành trung tâm nuôi trồng thủy sản miền Bắc

LAN VŨ - LÊ CƯỜNG 01/12/2023 19:36

Với tiềm năng sẵn có cộng thêm những chính sách tiên phong trong lĩnh vực nuôi biển, Quảng Ninh đặt mục tiêu trở thành trung tâm nuôi trồng thủy sản của khu vực miền Bắc.

>>>Công ty khởi nghiệp Tepbac Việt phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản vươn tầm thế giới

>>>Nâng cao năng suất nhờ ứng dụng công nghệ vào nuôi trồng thủy sản

Mục tiêu 8.800 ha từ nuôi biển

Quảng Ninh đặt mục tiêu đến năm 2025, tổng diện tích nuôi biển đạt trên 8.800ha, sản lượng nuôi biển đạt khoảng gần 60.000 tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân về sản lượng giai đoạn 2020-2025 là 8,0%, giá trị sản xuất theo giá cố định trên 4.600 tỷ đồng; có 100% cơ sở nuôi biển đạt điều kiện về an toàn thực phẩm có giám sát nguồn gốc sản phẩm nuôi theo quy định tại Luật Thủy sản.

Trong định hướng phát triển của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn 2045, Quảng Ninh cũng xác định phấn đấu trở thành trung tâm nuôi trồng thuỷ sản của miền Bắc

Trong định hướng phát triển của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn 2045, Quảng Ninh cũng xác định phấn đấu trở thành trung tâm nuôi trồng thuỷ sản của miền Bắc

Trong định hướng phát triển của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn 2045, Quảng Ninh cũng xác định phấn đấu trở thành trung tâm nuôi trồng thuỷ sản của miền Bắc, tập trung phát triển nhanh các đối tượng nuôi chủ lực, nuôi công nghệ cao, công nghệ mới.

Mục tiêu cụ thể, đến năm 2030, tổng giá trị sản xuất thủy sản toàn tỉnh ước đạt hơn 31 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng gấp hai lần so với năm 2020; tổng sản lượng thủy sản đạt khoảng 228 nghìn tấn; tổng giá trị xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 487 triệu USD, tạo việc làm cho hơn 50 nghìn lao động. Phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất ba khu, vùng nuôi trồng thủy sản được công nhận là vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Hiện, Quảng Ninh đã hình thành những vùng nuôi biển tập trung với các đối tượng hải sản chủ lực như: Các loài cá biển như cá song, vược, giò, chim vây vàng; nhuyễn thể như hàu, ngao, ngêu, tu hài... Bên cạnh đó, Quảng Ninh đã xác định được hơn 9.300 ha khu vực biển dự kiến thu hút các dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản, chiếm 20,2% tổng diện tích quy hoạch nuôi trồng thủy sản.

Để duy trì sản lượng đánh bắt cũng như bảo vệ nguồn lợi thủy sản tự nhiên, trong khoảng 10 năm gần đây Quảng Ninh đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích thu hút nguồn lực phát triển kinh tế thủy sản. Trong đó, nuôi biển là lĩnh vực được quan tâm, chú trọng, đóng góp mạnh mẽ vào việc thúc đẩy ngành thuỷ sản phát triển theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững.

Đồng thời đưa ra nhiều chính sách thu hút đầu tư trọng tâm, trọng điểm, có định hướng, đây cũng là điều kiện cho nhiều doanh nghiệp lớn ngành thủy hải sản chọn Quảng Ninh là “bến đỗ” để phát triển. Chỉ tỉnh riêng năm 2022, tỉnh đã thu hút được 3 dự án nuôi trồng thủy sản biển công nghiệp hiện đại. Trong đó, có 2 dự án kết hợp dịch vụ, du lịch trải nghiệm với tổng trị giá đầu tư 250 tỷ đồng. Hiện các dự án đang trong quá trình đề xuất, lấy ý kiến thẩm định triển khai trên địa bàn.

phát triển nuôi biển bền vững, việc chuyển đổi là tất yếu.

Phát triển nuôi biển bền vững, việc chuyển đổi là tất yếu (Giàn nuôi hàu HDPE tại Đảo Phất Cờ, H. Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh của Tập đoàn Nhựa Super Trường Phát). 

Theo bà Nguyễn Thị Hải Bình - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Super Trường Phát (STP Group), STP Group đang cùng Quảng Ninh xây dựng các liên kết chuỗi trong nuôi biển, chuyển đổi từ truyền thống sang công nghiệp, thay đổi nhận thức người nuôi trồng thủy sản, tập trung vào chuyển đổi sang vật liệu mới. Hiện, STP Group đang triển khai 3 mô hình ứng dụng HDPE vào nuôi biển bền vững tại Quảng Ninh. Một trong đó là mô hình trang trại nuôi biển kết hợp trải nghiệm du lịch tại đảo Phất Cờ (huyện Vân Đồn), do STP Group phối hợp HTX Phất Cờ xây dựng.

Bà Hải Bình còn cho biết, dù vật liệu HDPE cần vốn đầu tư cao gấp 5-10 lần so với vật liệu truyền thống nhưng vật liệu HDPE có độ bền từ 30-50 năm, khả năng chống chịu gió bão cấp 10 – 12, phù hợp ngay cả trong điều kiện nuôi biển ngoài khơi, thân thiện với môi trường… Bởi vậy, để phát triển nuôi biển bền vững, việc chuyển đổi là tất yếu.

Giải pháp để đạt mục tiêu

>>>“Èo uột” nuôi trồng thủy sản Quảng Ninh

>>>Quảng Ninh: Cần "sức bật" để phát triển nuôi trồng thủy sản

Cùng với đó, Quảng Ninh cũng đưa ra hàng loạt giải pháp theo hướng “tăng nuôi trồng, giảm khai thác” đã được chú trọng áp dụng như tập trung khai thác xa bờ, giảm khai thác gần bờ; tăng nuôi công nghiệp, thâm canh, siêu thâm canh, nuôi công nghệ cao, giảm nuôi tự nhiên, quảng canh. Đáng chú ý, ứng dụng công nghệ tiên tiến cũng trở thành hướng phát triển mũi nhọn tại nhiều cơ sở sản xuất, góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cao. Cùng với đó, tỉnh đã tập trung đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho nuôi trồng, khai thác thủy sản tại hầu hết các địa phương ven biển, trong đó chú trọng đến những vùng trọng điểm, có số lượng lớn tàu thuyền thường xuyên neo đậu, có hoạt động khai thác, nuôi trồng như Vân Đồn, Cẩm Phả, Cô Tô, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà.

Tuy nhiên, theo đánh giá của ngành chức năng, Quảng Ninh vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng trong lĩnh vực kinh tế biển. Tổ chức sản xuất vẫn còn nhỏ lẻ, thiếu liên kết, hiệu quả thấp, chủ yếu theo hộ gia đình chiếm đến gần 99%. Vùng nuôi thủy sản ứng dụng công nghệ cao, theo chuỗi giá trị chưa nhiều, sản xuất còn nhỏ lẻ, chưa có tính liên kết, hiệu quả thấp, không ổn định, phụ thuộc nhiều vào thời tiết, dịch bệnh, thị trường. Công tác dự báo thị trường, truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu giống, sản phẩm thủy sản còn hạn chế, chưa đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm nên xuất khẩu thường gặp khó khăn...Cùng với đó là những vướng mắc liên quan tới quy hoạch vùng nuôi. Việc cung cấp con giống còn yếu, lượng giống sản xuất tại Quảng Ninh rất ít.

Ông Đặng Xuân Trường - Trưởng phòng Khuyến ngư, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết, hiện nay, thách thức lớn nhất trong nghề nuôi trồng thủy sản không chỉ ở tỉnh Quảng Ninh mà trên cả nước đó vẫn là sản xuất manh mún, chưa theo quy hoạch. Ngoài ra công nghệ nuôi hiện nay chưa được cập nhật. Trong thời gian tới, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia sẽ kết hợp với các Viện Nghiên cứu, trường Đại học để tìm ra các giải pháp hỗ trợ tốt nhất cho bà con ngư dân.

nhiều doanh nghiệp lớn ngành thủy hải sản chọn Quảng Ninh là “bến đỗ” để phát triển.

Nhiều doanh nghiệp lớn ngành thủy hải sản chọn Quảng Ninh là “bến đỗ” để phát triển.

Ông Trần Công Khôi - Phó Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản) cho biết, Quảng Ninh có vị trí địa lý hết sức thuận lợi trong giao thương là địa phương tiếp giáp với thị trường tiêu thụ rất lớn từ Trung Quốc. Bên cạnh đó, với lợi thế từ phát triển du lịch kéo theo nhu cầu về sản phẩm thủy sản tiêu thụ nội địa từ khách du lịch rất lớn. Đồng thời có hạ tầng giao thông kết nối liên vùng đồng bộ, hiện đại, đặc biệt, là địa phương gắn trực tiếp với ngư trường Vịnh Bắc Bộ với nguồn lợi hải sản phong phú… Tất cả những yếu tố trên sẽ là cơ hội cho ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh phát triển trong thời gian tới. Chính vì vậy, việc xây dựng các giải pháp và đẩy mạnh xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh hết sức quan trọng sẽ tạo ra cú hích để xây dựng tỉnh Quảng Ninh thành trung tâm nuôi trồng thủy sản phía Bắc.

Theo ông Đỗ Đình Minh - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Ninh, để thực hiện được mục tiêu, thời gian tới, tỉnh sẽ tăng cường thẩm định, cấp các mã vùng nuôi, mã cho cơ sở chế biến an toàn, xây dựng các mô hình liên kết vùng, nuôi trồng làm nền tảng để sản phẩm thủy sản có thể tiếp cận các thị trường khó tính, mang lại giá trị cao.

Ông Minh cho biết thêm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh đã tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện nhiều chủ trương chính sách về nuôi biển.  Trong đó, tỉnh đã có dự thảo hướng dẫn liên ngành về việc trình tự thực hiện cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển. Giao khu vực biển và cấp giấy xác nhận đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè.

Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp Quảng Ninh cũng đã và đang tích cực thực hiện quan trắc đánh giá môi trường nuôi, hỗ trợ các địa phương, người nuôi trồng thủy, hải sản về mức độ ô nhiễm môi trường nuôi, để có quy trình xử lý phù hợp, an toàn dịch bệnh, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng các sản phẩm thủy, hải sản. Xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm, cấp mã vùng nuôi, kỹ thuật nuôi cho từng loài thủy, hải sản đảm bảo phù hợp với sức tải môi trường. Đặc biệt, hướng đến quản lý chặt chẽ theo quy hoạch, đẩy lùi tình trạng người dân tự phát trong nuôi trồng thủy hải sản.

Có thể bạn quan tâm

  • Công ty khởi nghiệp Tepbac Việt phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản vươn tầm thế giới

    Công ty khởi nghiệp Tepbac Việt phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản vươn tầm thế giới

    01:29, 05/07/2023

  • Quảng Yên (Quảng Ninh): Quyết tâm dẹp bỏ nuôi trồng thủy sản trái phép

    Quảng Yên (Quảng Ninh): Quyết tâm dẹp bỏ nuôi trồng thủy sản trái phép

    11:00, 04/04/2023

  • Nâng cao năng suất nhờ ứng dụng công nghệ vào nuôi trồng thủy sản

    Nâng cao năng suất nhờ ứng dụng công nghệ vào nuôi trồng thủy sản

    01:25, 27/03/2023

  • Quảng Ninh: Tăng cường xử lý các hộ nuôi trồng thuỷ sản không phép

    Quảng Ninh: Tăng cường xử lý các hộ nuôi trồng thuỷ sản không phép

    00:06, 13/03/2023

  • “Èo uột” nuôi trồng thủy sản Quảng Ninh

    “Èo uột” nuôi trồng thủy sản Quảng Ninh

    13:35, 26/11/2022

LAN VŨ - LÊ CƯỜNG