Thương hiệu và muôn "chiêu" cạnh tranh (Kỳ 1): Quảng cáo… dìm hàng

PHẠM SÔNG THU 11/02/2021 11:00

Ngày Tết, trong lúc nhâm nhi ly rượu, ly trà, hãy cùng Diễn đàn Doanh nghiệp bàn về… cạnh tranh.

Quảng cáo “dìm hàng” hay PR “đá xéo” đối thủ là một hình thức quảng cáo bình thường như mọi hình thức quảng cáo khác với văn hóa phương Tây.

Thậm chí, nhiều khi nó còn được đánh giá cao vì tính giải trí và tính khám phá tích cực trong việc review sản phẩm. Tuy nhiên, ở Việt Nam, với nền văn hóa phương Đông, sẽ là sai lầm không thể cứu vãn khi “cuộc chiến” trở thành chiến trường khủng hoảng thương hiệu không kiểm soát.

Ông Nguyễn Tử Quảng trong buổi lễ ra mắt Bphone

Ông Nguyễn Tử Quảng trong buổi lễ ra mắt Bphone

Thời gian trước, trên trang facebook cá nhân của ông Nguyễn Tử Quảng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng giám đốc, kiêm Giám đốc truyền thông của BKAV đã làm cộng đồng mạng dậy sóng với status có tít khiến cho dân công nghệ cho rằng đá xéo một thương hiệu điện thoại Việt vừa tung ra một sản phẩm mới.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ với thông điệp mà vị CEO này viết trên trang cá nhân: “Camera ẩn dưới màn hình và câu chuyện của làng công nghệ” ngầm nhắm đến một sản phẩm mới tung ra thị trường của tỷ phú giàu nhất Việt Nam. Nội dung stastus trên còn bình luận: “Xoay quanh camera ẩn dưới màn hình là câu chuyện của làng công nghệ. Ai cũng muốn trở thành kẻ tiên phong, ai cũng muốn trở thành “đầu tiên trên thế giới”…Nhiều người thừa hiểu, với status trên, ông chủ của BKAV muốn “đá xéo” đến VinSmart về Aris 4G là chiếc smartphone có thiết kế camera dưới màn hình thứ hai trên thế giới, sau Axon 20 5G của ZTE!.

Ông Quảng cho rằng chất lượng camera trước của Axon 20 5G chỉ ở mức trung bình

Ông Quảng cho rằng chất lượng camera trước của Axon 20 5G chỉ ở mức trung bình.

Ông chủ BKAV có quyền tự hào về những giải pháp công nghệ sử dụng trên những thế hệ Bphone: “Camera AI, sMacro, khoảnh khắc, thiết kế màn hình tràn đáy là những công nghệ đầu tiên trên thế giới, đã được khẳng định tính hữu dụng, do người Việt Nam sáng tạo và các hãng khác học tập theo! Tuy nhiên, khi gửi đi một thông điệp về một vấn đề nào đó còn đang trong quá trình tranh luận thì cần phải cân nhắc, không quá tự cao tự đại để cho truyền thông có cớ để kích hoạt đẩy vấn đề lên thành cuộc cạnh tranh không lành mạnh gây khủng hoảng thương hiệu.

Cùng vào thời điểm trên, dư luận bức xúc với phát ngôn của ông Phạm Thái Bình, tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (Cần Thơ) khi cho rằng: 90% người Việt ăn gạo “bẩn”. Cộng đồng xã hội bức xúc không phải vì muốn né tránh sự thật, mà vì cho rằng: Liệu đây có phải là cách mở đầu cho tiền lệ “mượn tiếng chuẩn mực sản phẩm” để PR đánh bóng cho sản phẩm của mình bằng cách “dìm hàng” các doanh nghiệp khác?

...còn tiếp

Có thể bạn quan tâm

  • Những thương hiệu truyền cảm hứng

    Những thương hiệu truyền cảm hứng

    16:52, 26/01/2021

  • Crocs: Khi “xấu xí” trở thành thương hiệu!

    Crocs: Khi “xấu xí” trở thành thương hiệu!

    11:00, 14/01/2021

  • Howard Schultz - người đưa Starbucks trở thành thương hiệu toàn cầu

    Howard Schultz - người đưa Starbucks trở thành thương hiệu toàn cầu

    03:00, 15/01/2021

  • Vsmart: Thương hiệu điện thoại Việt xuất sắc nhất Tech Awards 2020

    Vsmart: Thương hiệu điện thoại Việt xuất sắc nhất Tech Awards 2020

    11:25, 09/01/2021

  • Chuyện tái định vị thương hiệu

    Chuyện tái định vị thương hiệu

    06:28, 09/01/2021

PHẠM SÔNG THU