Thương hiệu và muôn "chiêu" cạnh tranh (Kỳ cuối): Đừng bước qua “lằn ranh” cuối

PHẠM SÔNG THU 15/02/2021 11:00

Thương trường là chiến trường nhằm ám chỉ việc kinh doanh luôn tồn tại những màn cạnh tranh nảy lửa giữa các thương hiệu lớn trên thế giới.

Tọa sơn quan hổ đấu thì lúc nào cũng gây chiến, nhất là khi cạnh tranh càng mạnh thì người tiêu dùng càng có lợi, thế nhưng đôi khi trận chiến thương hiệu bỗng trở nên gắt gao tới ngạc nhiên khi các ông lớn quyết tâm chơi tất tay, bằng mọi giá hủy diệt bộ mặt truyền thông của đối thủ bằng những nước cờ quảng cáo khó đỡ tới mức kể qua thì chẳng ai tin được!

Vấn đề quảng cáo “dìm hàng” đối thủ có nên hay không nên? Các chuyên gia marketing - truyền thông cho rằng nó thuộc phạm trù đạo đức nghề nghiệp. Mà đã thuộc về đạo đức nghề nghiệp thì tất nhiên là không được phép, trừ khi một ai đó cố tình bất chấp bước qua lằn ranh của nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp.

Một thông điệp trong quảng cáo “dìm hàng” đối thủ khó có thể được chấp nhận ở các nước xuất phát từ nền văn hoá phương Đông, nhất là những nước khuôn phép, lễ nghĩa khắt khe, phong tục kiêng dè “nhạy cảm” với những việc “đụng chạm” như Việt Nam. Các quảng cáo “dìm hàng” đối thủ dễ bị suy diễn theo chiều hướng xấu, thậm chí còn bị quy chụm cho “tội danh” cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm đạo đức kinh doanh… Khi đó sẽ trở thành vấn đề được bàn cãi của cả xã hội. Một vấn đề được “tranh cãi, đào xới mọi ngóc cạnh là tốt hay là xấu khi vị thế của thương hiệu đã định danh đẹp lung linh trong mắt khách hàng và miếng bánh thị phần đang phát triển tốt!

Một thương hiệu lớn thì ván bài mạo hiểm này không cần thiết. Vì rõ ràng, các quảng cáo “dìm hàng” luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro và khi xảy ra khủng hoảng có tác động không tốt với xã hội. Về mặt đạo đức nghề nghiệp không phù hợp với những thương hiệu phát triển bền vững và có trách nhiệm với cộng đồng. Về văn hoá không phù hợp với quan niệm người Việt.

Một thương hiệu mới, một thương hiệu đang cần tạo tiếng vang để được cộng đồng biết tới, thì câu trả lời sẽ là nên hay không nên? Hoặc nếu như biết cách “dìm hàng” một cách nhẹ nhàng, khéo léo, tinh vi phù hợp với văn hoá người Việt hơn, thì việc thử một lần cho biết trình độ sáng tạo thông điệp quảng cáo của bạn tới đâu sẽ không hẳn là một sự lựa chọn tồi?

Cuộc “so găng” giữa các thương hiệu sẽ vẫn càng tiếp diễn trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh. Mỗi doanh nghiệp có cách đi, có chiến lược phát triển riêng. Không ai là bản sao của ai. Nếu tất cả cùng đi trên những con đường quen thuộc, ở đó chẳng còn gì để lượm cả, may ra chỉ còn có vài dấu chân người nguyên vẹn…

Tất cả tạo nên một cục diện khốc liệt của thương trường - chiến trường và những màn tranh đấu để đời mà những người làm truyền thông thương hiệu trong số chúng ta sẽ còn nhắc lại trong nhiều năm nữa, mỗi khi có một dịp "chiến tranh giữa các vì sao" nữa trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm

  • Những thương hiệu truyền cảm hứng

    Những thương hiệu truyền cảm hứng

    16:52, 26/01/2021

  • Crocs: Khi “xấu xí” trở thành thương hiệu!

    Crocs: Khi “xấu xí” trở thành thương hiệu!

    11:00, 14/01/2021

  • Chuyện tái định vị thương hiệu

    Chuyện tái định vị thương hiệu

    06:28, 09/01/2021

  • Vị thế vững chắc của thương hiệu quản lý khách sạn Việt

    Vị thế vững chắc của thương hiệu quản lý khách sạn Việt

    10:41, 30/12/2020

  • Chủ tịch Sunhouse Nguyễn Xuân Phú: Khái niệm

    Chủ tịch Sunhouse Nguyễn Xuân Phú: Khái niệm "made in" đã trở thành lạc hậu, cần nhận thức lại về thương hiệu Việt!

    05:33, 30/12/2020

  • Cơ hội để vươn lên mạnh mẽ trong bối cảnh toàn cầu hóa từ thương hiệu Việt

    Cơ hội để vươn lên mạnh mẽ trong bối cảnh toàn cầu hóa từ thương hiệu Việt

    03:29, 30/12/2020

PHẠM SÔNG THU