Chủ tịch Sunhouse Nguyễn Xuân Phú: Khái niệm "made in" đã trở thành lạc hậu, cần nhận thức lại về thương hiệu Việt!

Diendandoanhnghiep.vn Cho rằng khái niệm “made in” đã trở thành lạc hậu, không bao hàm toàn bộ giá trị, Chủ tịch Sunhouse Nguyễn Xuân Phú nhận định điều cần quan tâm là phần giá trị mà sản phẩm để lại ở trong nước.

Chia sẻ với DĐDN, doanh nhân Nguyễn Xuân Phú, Chủ tịch HĐQT Cty CP Tập đoàn Sunhouse khẳng định, câu chuyện thúc đẩy phát triển một thương hiệu quốc gia cần được xác định tập trung vào phần giá trị mà thương hiệu đó để lại ở quốc gia mình để có chính sách ưu đãi phù hợp, thay vì tập trung vào câu chuyện “made in”.

cần nhận thức đúng vai trò của thương hiệu trong chuỗi giá trị thay vì tập trung vào câu chuyện “made in”.

Chủ tịch Sunhouse Nguyễn Xuân Phú cho rằng, cần nhận thức đúng vai trò của thương hiệu trong chuỗi giá trị thay vì tập trung vào câu chuyện “made in”.

-Thưa ông, việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu buộc doanh nghiệp Việt Nam phải nghiêm túc nhìn lại chiến lược xây dựng thương hiệu của mình? 

Bản chất các doanh nghiệp đều vận hành theo một chuỗi giá trị, từ nguyên vật liệu đầu vào, quá trình nghiên cứu phát triển, gia công sản xuất, quảng cáo marketing, phân phối sản phẩm tới tay người tiêu dùng... Thông thường việc phát triển thương hiệu chiếm khoảng 30% trong tổng chuỗi giá trị của doanh nghiệp. Vậy quốc gia nào sở hữu nhiều thương hiệu lớn sẽ là một quốc gia thịnh vượng.

Từ đó, chúng ta cần hiểu chính xác về thương hiệu quốc gia Việt Nam để ủng hộ đúng đắn nhằm kích thích tăng trưởng của đất nước. Điều này càng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển và bảo vệ thương hiệu của sản phẩm, doanh nghiệp, địa phương và quốc gia. 

-Vậy chúng ta cần hiểu về một thương hiệu quốc gia thế nào để hiểu được chính xác như ông nói? Bản thân ông cũng nhiền lần nhấn mạnh, xác định một thương hiệu quốc gia không thể chỉ tập trung vào yếu tố “made in”? 

Giai đoạn vừa qua, tôi thấy truyền thông, cơ quan quản lý nhà nước và dư luận còn lúng túng và tranh cãi trong xác định thế nào là “made in Việt Nam”? Và thế nào là thương hiệu Việt? Chưa có một khái niệm cụ thể nào được Chính phủ công nhận ban hành hay văn bản hoá.

Trên quan điểm cá nhân của tôi, để tạo ra một sản phẩm cần quá trình dài, mỗi khúc trong chu trình này đều tạo ra một giá trị nhất định. Trong xu hướng toàn cầu hoá, mọi khoảng cách bị xoá bỏ, doanh nghiệp đều tìm đến nơi có lợi thế để tạo ra tuỳ loại sản phẩm, ví dụ như nơi có nguyên liệu rẻ, nơi có chất xám cao hay nơi có môi trường kinh doanh thuận lợi nhất, nhân công giá rẻ nhất…

Như vậy, mỗi quốc gia và khu vực đều chọn những khu vực khác nhau mang lợi thế cạnh tranh để tạo ra sản phẩm cạnh tranh nhất, giá cả phù hợp nhất cho người dùng. Nói dễ hiểu, một sản phẩm được tạo ra sẽ có thể được cấu thành từ rất nhiều nơi.

Do đó, khái niệm “made in” đã trở thành lạc hậu và không bao hàm toàn bộ giá trị của sản phẩm đó. “Made in” cũng là một khâu trong chuỗi giá trị đó, thông thường, chi phí sản xuất cho khâu này bao gồm cả nguyên liệu chiếm khoảng 30%-35%, 70% còn lại nằm ở chi phí lưu thông và chi phí thương hiệu, lợi nhuận của nhà sản xuất, một quốc gia thì thu thuế được 10-15% trên giá trị sản phẩm. 

Thế giới đều biết Iphone là thương hiệu của Mỹ mặc dù “Made in China”, các thương hiệu lớn như Adidas, Nike, Samsung…phần lớn cũng đều được sản xuất và nhập khẩu nguyên liệu tại nước ngoài nhưng đều là thương hiệu quốc gia nổi tiếng - Chủ tịch Sunhouse Nguyễn Xuân Phú

Do đó, nhà làm chính sách, người dân nên quan tâm nhiều hơn đến phần giá trị để lại cho quốc gia của mình, đó mới là điểm chúng ta cần tập trung để có những hỗ trợ cần thiết. Trong đó, thương hiệu là khúc giá trị lớn mà chúng ta cần quan tâm nhiều hơn, theo tôi biết, giá trị thương hiệu chiếm tới 30% giá trị trong chuỗi. Sau đó mới là “made in”, là phân phối… 

-Ông vừa nhấn mạnh cơ quan quản lý và người dân cần quan tâm tới phần giá trị mà sản phẩm để lại ở mỗi quốc gia, vậy phần giá trị mà Sunhouse đang để lại ở Việt Nam là gì, thưa ông?

Sunhouse hiện sản xuất được khoảng 70% tổng sản lượng sản phẩm tại Việt Nam và 30% là chúng tôi đi OEM ở bên ngoài, bản thân giá trị hàng hoá chỉ chiếm 30-35% trong giá bán. Chúng tôi tính toán,  với những sản phẩm sản xuất ở Việt Nam, chúng tôi đã để lại 80% giá trị tại Việt Nam, còn các sản phẩm OEM vẫn để lại từ 60-70% giá trị. Điều này có nghĩa Sunhouse đang để lại hầu như toàn bộ giá trị, ví dụ doanh thu của Sunhouse là 5.000 tỷ đồng thì giá trị để lại sẽ được tính trên 3.500 tỷ đồng. Đây là phần giá trị vô cùng lớn so với các sản phẩm đa quốc gia “made in Vietnam” nhưng họ chỉ để lại ở Việt Nam 3% giá trị, dù doanh thu của họ là khổng lồ, đó là còn chưa kể đến tác động của “made in” tới môi trường là vô cùng lớn.

Sunhouse hiện sản xuất được khoảng 70% tổng sản lượng sản phẩm tại Việt Nam và 30% là OME.

Sunhouse hiện sản xuất được khoảng 70% tổng sản lượng sản phẩm tại Việt Nam và 30% là OME.

Do đó, cần nhận thức đúng vai trò của thương hiệu trong chuỗi giá trị thay vì tập trung vào câu chuyện “made in”. Chúng ta nên xếp thứ tự ưu tiên theo giá trị mà doanh nghiệp đó để lại ở đất nước ta để có chính sách ưu đãi phù hợp, thúc đẩy những doanh nghiệp Việt đăng ký thành lập tại Việt Nam, là thương hiệu của Việt Nam,…

-Trong xây dựng thương hiệu, hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm (R&D) cũng rất quan trọng thưa ông? 

Thực ra, mỗi thương hiệu khác biệt với nhau chính là nằm ở điểm tiện ích của sản phẩm đó cho người dùng, thể hiện qua công năng sử dụng, mẫu mã,... Nói cách khác, đây chính là phần giá trị - giá trị ở sự sáng tạo, giá trị được tăng thêm trên một đơn vị sản phẩm. Một doanh nghiệp muốn tạo khác biệt, xây dựng thương hiệu phải đầu tư vào nghiên cứu phát triển, đầu tư vào hệ thống quản lý chất lượng, đồng thời truyền thông mạnh mẽ.

Cách đây 3 năm, Sunhouse đã có một quyết định mang tính bước ngoặt - đầu tư nguồn vốn khổng lồ vào mở rộng hệ thống nhà máy mới  nhằm hoàn thiện chuỗi sản xuất; nổi bật nhất là nhà máy mạch điện tử Narae  Sunhouse System – phục vụ việc sản xuất các sản phẩm công nghệ cao của Sunhouse như Điều hòa, Bếp điện…. Tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, Sunhouse đã mời các chuyên gia đầu ngành từ Hàn Quốc về hỗ trợ quá trình nghiên cứu R&D, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm, thiết lập đội ngũ nhân sự công nghệ cao. Kết quả là trong 2 năm qua, Sunhouse đã tiếp cận thêm được nhiều thị trường quốc tế khó tính như Châu Âu, Bắc Mỹ…

Xin cảm ơn ông!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1715118325 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1715118325 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10