Tài sản giá trị nhất thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp
Hai năm qua, dù dịch bệnh COVID - 19 tác động nhưng đây là giai đoạn doanh nghiệp Việt Nam tăng tốc chuyển đổi số.
>>>Doanh nghiệp chịu tác động nặng nề từ đại dịch càng nhanh chuyển đổi số
Dell Technologies và các chuyên gia nghiên cứu hành vi độc lập đã hoàn thành khảo sát về nhu cầu chuyển đổi số với sự tham gia của hơn 10.000 người tại 40 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Khảo sát cho thấy, sau hai năm tăng tốc chuyển đổi số, khoảng một nửa các lãnh đạo công nghệ thông tin tại Việt Nam hiểu rõ hệ quả của việc chuyển đổi số nguồn nhân lực. Sau quá trình chuyển đổi quá nhanh, nhiều nhân viên đang đối mặt với thử thách thích nghi và bắt kịp với những thay đổi. 43% số người tham gia khảo sát tại Việt Nam tin rằng doanh nghiệp đánh giá chưa đúng tầm quan trọng của con người khi xây dựng kế hoạch, chương trình chuyển đổi số.
Các doanh nghiệp và người lao động đang cần thời gian để thích nghi và điều chỉnh trước khi bắt tay tiếp vào những dự án mới sau giai đoạn chuyển đổi số quá nhanh bởi trong chuyển đổi số, yếu tố con người đóng vai trò quan trọng. 71% người tham gia khảo sát tại Việt Nam tin rằng thiếu sự đồng thuận của nhân lực với sự thay đổi có thể dẫn đến thất bại.
Ông Amit Midha, Chủ tịch khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Nhật Bản thuộc nhóm giải pháp thành phố số trên toàn cầu của Dell Technologies chia sẻ: “Chúng ta cần nhìn nhận rằng thành công của doanh nghiệp và phúc lợi của nhân viên có mối quan hệ khăng khít. Nghiên cứu trên cho thấy việc chuyển đổi số bền vững chỉ xảy ra khi con người và công nghệ giao thoa với nhau”.
Còn theo ông Vũ Trần - Tổng Giám đốc Dell Technologies Việt Nam, đây là thời điểm các doanh nghiệp cần phân tích và xem xét trước khi bắt đầu dự án chuyển đổi số mới nhằm đảm bảo người lao động được hỗ trợ đầy đủ và hiểu rõ giai đoạn triển khai tiếp theo. Nhận định này được đưa ra khi có 35% người tham gia khảo sát từ Việt Nam đang chậm trễ hoặc không muốn chấp nhận thay đổi.
Từ kết quả khảo sát được phân tích, các chuyên gia của Dell Technologies chỉ ra các cơ hội để doanh nghiệp tập trung và bắt kịp với những thay đổi, đột phá xảy ra tại giao điểm giữa con người và công nghệ qua ba yếu tố.
Thứ nhất là kết nối. Các doanh nghiệp đã có những bước tiến lớn trong việc kết nối, làm việc nhóm và vận hành doanh nghiệp trực tuyến trong thời kỳ đại dịch nhưng như vậy là chưa đủ. 72% người tham gia khảo sát tại Việt Nam cho biết cần doanh nghiệp cung cấp các công cụ và hạ tầng cần thiết để làm việc ở bất kỳ đâu. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần tạo ra môi trường làm việc bình đẳng cho tất cả mọi người với nhu cầu, sở thích và trách nhiệm khác nhau.
Thứ hai là năng suất. Thời gian của người lao động có giới hạn. Ở một số vị trí việc làm đang có nhu cầu tuyển dụng nhân sự, quá ít ứng viên đạt tiêu chuẩn. Các doanh nghiệp có thể giao những công việc có tính lặp lại cho các quy trình tự động để nhân viên có nhiều thời gian thực hiện những công việc mang đến nhiều giá trị hơn.
Với cơ hội tự động hóa những công việc mang tính lặp lại, gần 79% người tham gia khảo sát kỳ vọng được trau dồi những kỹ năng và công nghệ mới, như các kỹ năng lãnh đạo, các khóa học về máy móc hoặc tập trung hơn vào những cơ hội chiến lược để nâng cao vai trò của bản thân.
Thứ ba là đồng cảm. Thực tiễn cho thấy, văn hóa doanh nghiệp cần chú trọng nhân sự, xem nhân viên là nguồn lực quý báu nhất của doanh nghiệp về sự sáng tạo, giá trị dưới sự dẫn dắt của những lãnh đạo có sự đồng cảm.
Nghiên cứu chỉ ra rằng các doanh nghiệp còn rất nhiều việc cần làm và sự đồng cảm phải trở thành nền tảng để đưa ra quyết định phù hợp, từ đơn giản hóa công nghệ cho hơn 60% người tham gia khảo sát cảm thấy bị ngộp bởi những công nghệ phức tạp, cho đến điều chỉnh các chương trình chuyển đổi sao cho phù hợp với kỹ năng của các cá nhân.
Có thể bạn quan tâm
“76% dự án chuyển đổi số thất bại” (Phần 1)
13:21, 12/11/2022
“76% dự án chuyển đổi số thất bại” (Phần 2)
05:05, 13/11/2022
VYEA, VINASA, FPT bắt tay kiến tạo hệ sinh thái chuyển đổi số
21:40, 09/11/2022
Cần ra ''đầu bài'' thật cụ thể để giải bài toán chuyển đổi số hiệu quả
15:23, 04/11/2022
“May đo” lộ trình chuyển đổi số phù hợp với từng doanh nghiệp
03:45, 03/11/2022
Chuyển đổi số SME: Vấn đề và cách tiếp cận
05:00, 02/11/2022