Tổng giám đốc FPT IS, ông Nguyễn Hoàng Minh đưa ra con số này.
>>Thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp sản xuất
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Tổng giám đốc của FPT IS đưa ra con số này trong tọa đàm “Bứt phá tư duy - Chuyển mình đổi số” tổ chức ở Hà Nội ngày 8/11/2022. Ông Minh cho biết nhiều khách hàng của FPT, kể cả công ty nước ngoài, đầu tư rất nhiều tiền để phát triển nền tảng nhưng đều thất bại.
Theo ông, chuyển đổi số phải bắt đầu làm từ trái tim, phải cho nhân viên hiểu được chuyển đổi là để công ty tăng trưởng, mọi người có cơ hội tăng lương, từ đó để họ có thể cùng công ty tham gia. Thế nhưng điều này không phải là một việc làm dễ dàng. Do đó chuyển đổi số vẫn luôn là bài toán khó với các doanh nghiệp, bất kể quy mô lớn nhỏ.
Chưa bàn đến những khía cạnh mở rộng từ phát biểu của ông Minh, chỉ con số 76% doanh nghiệp thất bại cũng khiến nhiều người phải lo ngại. Và cũng không tính đến tỷ lệ chính xác, thì số các dự án chuyển đổi số bị thất bại trên thế giới có lẽ cũng đếm không xuể.
Thế nhưng đây là 10 thất bại đáng nhớ nhất trong chuyển đổi số mọi thời đại
10. Haribo
Ở vị trí thứ 10 là Haribo. Đây là công ty sản xuất kẹo dẻo gummy bear và rất phổ biến với trẻ em.
Năm 2018, công ty chi hàng trăm triệu đô để triển khai phần mềm SAP (phần mềm hoạch định doanh nghiệp, giúp quản lý các nguồn lực quan trọng như quan hệ khách hàng, tài chính, chuỗi cung ứng, v.v..). Những tưởng SAP sẽ khiến họ “lên hương”, thế nhưng rắc rối với Haribo đến từ ngay vị trí của SAP. Họ gặp phải các vấn đề về chuỗi cung ứng, chẳng hạn không thể theo dõi hàng tồn kho ở đâu, không thể theo dõi nguyên liệu thô và không thể đưa hàng tồn đến các cửa hàng kịp thời. Kết quả là doanh số bán hàng của họ giảm đến 25% ngay sau khi chuyển đổi số.
9. Trường đại học cộng đồng Washington
Trường Washington từng muốn triển khai phần mềm PeopleSoft vào năm 2012, và họ thuê Cyber để thực hiện sản phẩm. Thế nhưng không may là Cyber phá sản và ngừng hoạt động kinh doanh trong thời gian thực hiện.
Cyber được HDC mua lại. Công ty này tiếp tục dự án với trường đại học cộng đồng Washington. Thế nhưng cuối cùng dự án lại bị hủy bỏ. Ngạc nhiên là sau đó HDC lại đâm đơn kiện trường Washington, yêu cầu bồi thường 13 triệu USD, nói rằng dự án thất bại là do những trục trặc nội bộ không thể khắc phục được.
Chưa bàn đến kết quả vụ kiện, vì có lẽ cũng đủ kết luận đây là một thương vụ quá tồi tệ với trường Washington: tốn tiền và thời gian đầu tư phần mềm, giờ lại tiếp tục tốn công sức để giải quyết vụ kiện.
8. Hewlett Packard (HP)
Đến công ty công nghệ và phần cứng như HP cũng từng nếm trái đắng với chuyển đổi số. HP chi 160 triệu USD cho dự án ERP của mình. Thế nhưng đó không phải là vấn đề. Điều đáng nói ở đây là việc triển khai thất bại khiến số tiền tổn thất gần gấp 5 lần con số này.
CIO của HP từng nói rằng HP có rất nhiều vấn đề nhỏ. Nếu tách riêng từng cái thì chẳng có gì phải bận tâm nhiều. Thế nhưng kết hợp cả đống thứ đó lại thì đã tạo ra một thất bại lớn cho HP.
>>Doanh nghiệp chịu tác động nặng nề từ đại dịch càng nhanh chuyển đổi số
7. Waste Management
Đây cũng là một thất bại khi triển khai SAP. Waste Management chi khoản 100 triệu USD cho SAP, với lời hứa từ SAP rằng hệ thống này sẽ giúp công ty có được lợi nhuận từ 100 triệu đến 200 triệu USD mỗi năm. Tuy nhiên lời hứa này đã không bao giờ trở thành hiện thực.
Theo Waste Management, một trong những vấn đề họ gặp phải với dự án lần này chính là việc SAP giới thiệu phần mềm một đằng, nhưng lại cung cấp bản thực tế một nẻo. Hay nói cách khác, bản demo mà SAP đưa ra cho Waste Management không phải là bản sẵn có, bản thực tế mà Waste Management dùng. Trong đơn kiện của mình, Waste Management lập luận rằng SAP không chứng minh được sản phẩm họ đưa cho Waste Management là sản phẩm được ký kết trong hợp đồng.
6. Hershey
Hershey từng cố gắng triển khai SAP, và chi khá nhiều tiền cho dự án này. Tuy nhiên khi đưa vào hoạt động, hệ thống không thể xử lý những đơn hàng gần 100 triệu USD của hai thương hiệu Kisses và Jolly Ranchers.
Một nguyên nhân dẫn đến thất bại này là Hershey cố gắng triển khai SAP trong một khoảng thời gian quá ngắn, không hợp lý. Những kỳ vọng không thực tế về quá trình triển khai đã dần dần kéo theo rất nhiều vấn đề khác.
Tuy nhiên nguyên nhân chính của thất bại có lẽ đến từ thời điểm triển khai, khi mà Hershey và bên đối tác phần mềm chọn triển khai ngay mùa cao điểm bận rộn, socola trở thành món hàng được mua nhiều nhất.
Hay nói cách khác, thất bại của Hershey chính là lên kế hoạch chuyển đổi số nhưng không tính toán kỹ lưỡng, và không giảm thiểu rủi ro.
Có thể bạn quan tâm