Gạo Việt đã chuyển mạnh theo hướng chất lượng

Nguyễn Việt 11/10/2018 11:00

Gạo Việt Nam đã chuyển mạnh theo hướng chất lượng và giá trị gia tăng, thúc đẩy sản xuất an toàn, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ được quan tâm phát triển.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tin tưởng với khoa học công nghệ, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ hứa hẹn là hướng phát triển sản xuất lúa gạo vượt ra khỏi quan niệm truyền thống.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tin tưởng với khoa học công nghệ, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ hứa hẹn là hướng phát triển sản xuất lúa gạo vượt ra khỏi quan niệm truyền thống.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã khẳng định như vậy tại Hội nghị thương mại gạo thế giới lần thứ 10 sáng 11/10 tại Hà Nội. Theo Phó Thủ tướng, sản phẩm gạo xuất khẩu của Việt Nam hiện chiếm tỷ trọng cao nhất là gạo trắng chất lượng cao và trung bình, gạo thơm, gạo nếp. Chất lượng gạo Việt Nam đã đạt đủ các tiêu chí để thâm nhập vào các thị trường tiêu chuẩn cao nhất trên thế giới.

Đủ tiêu chí thâm nhập thị trường tiêu chuẩn cao

Mới đây, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định mới về kinh doanh xuất khẩu gạo và một chiến lược về phát triển thị trường xuất khẩu gạo. Theo đó, bên cạnh tạo dựng môi trường thông thoáng cho hoạt động sản xuất, thương mại gạo, Chính phủ cũng đặt ra mục tiêu, yêu cầu tăng cường liên kết gắn sản xuất với thị trường theo chuỗi giá trị, bảo đảm chất lượng gạo xuất khẩu, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, phải xây dựng và khẳng định uy tín thương hiệu gạo Việt Nam. 

Có thể bạn quan tâm

  • Gạo Việt hiện diện tại 150 nước nhưng vẫn thiếu thương hiệu

    Gạo Việt hiện diện tại 150 nước nhưng vẫn thiếu thương hiệu

    03:12, 11/10/2018

  • Cơ hội nâng tầm hạt gạo Việt

    Cơ hội nâng tầm hạt gạo Việt

    11:20, 09/10/2018

  • Mở “đại lộ” cho gạo Việt

    Mở “đại lộ” cho gạo Việt

    05:17, 25/08/2018

  • Xuất khẩu gạo Việt: Lắm nỗi truân chuyên

    Xuất khẩu gạo Việt: Lắm nỗi truân chuyên

    11:00, 05/08/2018

  • Hạt gạo Việt và mối lo

    Hạt gạo Việt và mối lo "chạm đáy"

    03:00, 22/07/2018

  • Bài toán khó của hạt gạo Việt

    Bài toán khó của hạt gạo Việt

    06:00, 18/04/2018

  • Gia tăng giá trị gạo Việt (Kỳ II): Đổi tư duy từ “lượng” sang “chất”

    Gia tăng giá trị gạo Việt (Kỳ II): Đổi tư duy từ “lượng” sang “chất”

    06:10, 17/03/2018

  • Gia tăng giá trị gạo Việt (Kỳ 1): Vì sao nông dân chưa mặn mà liên kết?

    Gia tăng giá trị gạo Việt (Kỳ 1): Vì sao nông dân chưa mặn mà liên kết?

    06:10, 15/03/2018

  • Cuộc dịch chuyển “chầm chậm” của gạo Việt

    Cuộc dịch chuyển “chầm chậm” của gạo Việt

    06:10, 13/11/2017

Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, sản xuất lúa gạo và thương mại gạo khu vực và toàn cầu đang thay đổi nhanh trong bối cảnh toàn cầu hóa và gia tăng liên kết, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Bên cạnh thuận lợi từ xu thế hội nhập, sản xuất lúa gạo còn đã, đang và sẽ chịu tác động ngày càng lớn của biến đổi khí hậu, làn sóng đô thị hóa. Tình hình chính trị - xã hội tại nhiều khu vực trên thế giới tiếp tục diễn biến bất ổn, một số dịch bệnh mới xuất hiện có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, khả năng cung cấp lương thực và hoạt động thương mại gạo.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tin tưởng với khoa học công nghệ, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ hứa hẹn là hướng phát triển sản xuất lúa gạo vượt ra khỏi quan niệm truyền thống, không chỉ nâng cao năng suất, chất lượng, thích ứng với biến đổi khí hậu, mà còn sản xuất các sản phẩm mới, chế phẩm mới từ lúa gạo.

Cần trao đổi sâu hơn về cơ chế, chính sách cho gạo Việt

Ông Trần Tuấn Anh - Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết, công tác phát triển thị trường xuất khẩu cho mặt hàng gạo đã được Việt Nam xác định rõ mục tiêu, phương hướng cụ thể tại chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017 – 2020, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành tháng 7/2017.

Thứ nhất, đinh hướng đặt ra cho phát triển thị trường gạo là nâng cao hiệu quả, thúc đẩy xuất khẩu gạo để góp phần tiêu thụ hết thóc, gạo hàng hóa với giá có lợi cho người nông dân. Nâng cao thu nhập của người nông dân, đảm bảo an sinh xã hội, an ninh lương thực trong nước, bảo vệ môi trường sinh thái.

Thứ hai, định hướng cho công tác quy hoạch và tổ chức sản xuất lúa gạo hàng hóa trong nước theo hướng đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu tiêu thụ, đáp ứng yêu cầu, quy định của thị trường.

Thứ ba, gắn với nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng thương hiệu của sản phẩm gạo xuất khẩu và thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo Việt Nam trên thị trường và tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, xuất khẩu.

Thứ tư, đa dạng hóa thị trường, giảm phụ thuộc vào một số thị trường nhất định phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế về kinh tế và hợp tác quốc tế về đầu tư sản xuất, chế biến, xuất khẩu gạo; khai thác cơ hội, tiềm năng, lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do, các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Đối với doanh nghiệp, chuyên gia quốc tế, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh hy vọng sẽ cùng nhau trao đổi nhiều hơn nữa về cơ chế, chính sách, xu hướng ở một số thị trường xuất khẩu, nhập khẩu trọng điểm. Tìm ra những nguyên nhân khách quan, chủ quan, những tác động bên trong và bên ngoài… còn gây cản trở cho thương mại gạo.

“Tôi cũng muốn lắng nghe những chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm, những kiến nghị về cơ chế, chính sách để thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ, sản xuất thân thiện với môi trường trong sản xuất, thương mại gạo”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh chia sẻ.

Nguyễn Việt