Mở “đại lộ” cho gạo Việt

Diendandoanhnghiep.vn Dù phải đến ngày 1/10 mới có hiệu lực, nhưng thực ra Nghị định 107/2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo đã chính thức “cởi trói” cho hàng trăm doanh nghiệp xuất khẩu gạo.

Thực tế đã có những câu chuyện “cười ra nước mắt” bởi những quy định của Nghị định 109/2010 về lĩnh vực này. Đơn cử như doanh nghiệp Cỏ May phải lập công ty bên Singapore để đem chính hạt gạo của mình đi ra thế giới.

p/Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo giờ đã qua đoạn trường xin giấy phép, lách các quy định của Nghị định 109/2010.

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo giờ đã qua đoạn trường xin giấy phép, lách các quy định của Nghị định 109/2010.

Tự mình trói chân mình

Bộ Công Thương từng có quy hoạch thương nhân xuất khẩu gạo trong đó chốt cứng chỉ có… 150 thương nhân được quyền này. Ai cũng biết đằng sau những quy định về quy mô, kho chứa, công suất máy xát và quy hoạch thương nhân xuất khẩu gạo là gì.

Ông Nguyễn Minh Đức, Ban Pháp chế VCCI từng kể chuyện: khi thảo luận về các quy định xuất khẩu gạo với Cambodia, các doanh nghiệp của nước này đã nói… vui: Mong Việt Nam cứ duy trì quy định về xuất khẩu gạo như thế vì nó có lợi cho… các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Cambodia.

Bởi nếu xem xét Nghị định 109/2010, thì những quy định đối với thương nhân xuất khẩu gạo thực sự quá ngặt nghèo. Nào là phải có ít nhất 01 kho chuyên dùng với sức chứa tối thiểu 5.000 tấn thóc, phù hợp quy chuẩn chung do Bộ NN&PTNT ban hành. Nào là phải có ít nhất 01 cơ sở xay, xát thóc, gạo với công suất tối thiểu 10 tấn thóc/giờ, phù hợp quy chuẩn chung do Bộ NN&PTNT ban hành. Trớ trêu hơn, những loại kho chứa, cơ sở xay, xát phải thuộc sở hữu của thương nhân và phải nằm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu.

Cùng với các quy định nhiêu khê và thực tế phũ phàng trong cấp các loại giấy chứng nhận, sự “độc quyền” của một vài tổ chức, doanh nghiệp, nhiều thương nhân xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 8 năm qua đã bị những quy định này giết chết.

Nghị định 107 mới ban hành tuy vẫn còn giữ những điều kiện về kho chứa, cơ sở xay, xát nhưng đã theo hướng cởi mở hơn, bước đầu tuân thủ quy luật thị trường. Cụ thể, Nghị định đã không quy định cứng thương nhân xuất khẩu gạo phải “sở hữu cứng” kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo mà còn có thể đi thuê.
Cùng với việc bỏ quy hoạch thương nhân xuất khẩu gạo trước đây, kết quả của một cuộc đấu tranh… trường kỳ là Nghị định 107/2018 hứa hẹn sẽ thúc đẩy xuất khẩu gạo phát triển.

Thủ tướng vào cuộc và khơi mở

Còn nhớ giữa năm 2016, khi VCCI tổ chức những hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp về cắt giảm điều kiện kinh doanh, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo đã phải nghẹn ngào kể lại đoạn trường xin giấy phép, lách các quy định của Nghị định 109 như thế nào. Tuy vậy, trong đợt cắt giảm điều kiện kinh doanh năm 2016, Nghị định 109/2010 vẫn… vững như bàn thạch.

Đến tháng 3/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì một hội nghị về “Giải pháp phát triển bền vững ngành hàng lúa gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long”. Với tinh thần “hội nghị không phải để vỗ tay” mà Thủ tướng tuyên bố, những ý kiến về quy định xuất khẩu gạo, mà cụ thể là Nghị định 109, quy hoạch thương nhân xuất khẩu gạo, sự độc quyền của VAFA…

Cách đặt vấn đề của Thủ tướng rất trực diện. Thể chế, quy định nào gây ách tắc, cản trở sản xuất, xuất khẩu. Hiệp hội Lương thực Việt Nam có gây cản trở, có còn tình trạng ban phát hạn ngạch hay không? Thuế khóa thế nào? Vấn đề đất đai ra sao? Ngay cả tham nhũng, tiêu cực trong ngành lúa gạo có không?...

Và sau Hội nghị, Thủ tướng đã giao cho Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, ngành địa phương phải “khẩn trương đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 109/2010. Yêu cầu của Thủ tướng rất rõ ràng: không đưa ra những điều kiện phức tạp trong kinh doanh xuất khẩu gạo, điều hành giá sàn gạo xuất khẩu; tăng cường quản lý khâu trung gian tổng phân phối, trình Chính phủ trong Quý II năm 2017.

Dù chậm 15 tháng so với chỉ đạo của Thủ tướng, nhưng việc Chính phủ ban hành được một nghị định tiến bộ như Nghị định 107 cũng thể hiện nỗ lực kiến tạo của mình.

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) : “Cởi trói” cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo

Nghị định 109 ra đời trong bối cảnh hoạt động xuất khẩu lúa gạo rất hỗn loạn, các doanh nghiệp tranh mua tranh bán, dìm giá. Nghị định 109 được ban hành góp phần đưa xuất khẩu gạo vào trật tự, khuôn khổ. Nhưng trên thực tế, một số quy định của Nghị định 109/2010 đã khiến nhiều doanh nghiệp mất đi cơ hội kinh doanh. Do đó, đầu năm 2017, Bộ Công Thương bãi bỏ quy hoạch thương nhân xuất khẩu gạo và đây được xem là hành động tích cực giúp "cởi trói" cho doanh nghiệp. Nghị định 107/2018 vừa được ban hành tiếp tục tạo sự bình đẳng cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo.

Ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Trung An (Cần Thơ): Tránh doanh nghiệp ngoại “đè” giá

Nghị định 107/2018 sẽ tạo mọi điều kiện cho hoạt động xuất khẩu gạo được phát triển tốt hơn. Nghị định mới này không còn “gài” chúng tôi mà nó quy định nhiệm vụ của từng đối tượng trong cả chuỗi giá trị như doanh nghiệp, chính quyền địa phương, từng bộ ngành... Điểm quan trọng nhất trong nghị định mới chính là bãi bỏ quy định tiêu chí đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo và quy định giá sàn gạo xuất khẩu. Thực tế, bỏ giá sàn đối với gạo xuất khẩu nhằm tránh việc doanh nghiệp nước ngoài lợi dụng để “đè” giá gạo Việt Nam.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Mở “đại lộ” cho gạo Việt tại chuyên mục Thông tin doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711725506 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711725506 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10