Bài toán khó của hạt gạo Việt

Diendandoanhnghiep.vn Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quý I/2018, xuất khẩu gạo liên tục thu về tín hiệu tích cực khi gia tăng cả sản lượng lẫn giá trị. Tuy nhiên hạt gạo Việt vẫn phải giải bài toán khó.

Xuất khẩu gạo trong quý 1 năm nay biến động liên tục, sau khi tăng mạnh trong tháng đầu năm, thì tháng 2 sụt giảm, tuy nhiên sang tháng 3/2018 tăng mạnh trở lại, tăng 93,9% so với tháng liền trước, đạt 658.818 tấn, kim ngạch cũng tăng trên 100%, đạt 338,44 triệu USD. Giá gạo xuất khẩu tháng 3 tăng 3,3%, đạt 513,7 USD/tấn.

Xuất khẩu tăng mạnh

Theo số liệu mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính chung trong cả quý 1/2018, lượng gạo xuất khẩu của cả nước tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2017, đạt 1,49 triệu tấn và kim ngạch tăng 31,8%, đạt 744,96 triệu USD. Giá xuất khẩu gạo trung bình trong quý 1 tăng 14,2% so với quý 1/2017, đạt mức 501 USD/tấn.

Hầu hết xuất khẩu sang các thị trường đều được giá cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Chi Lê đạt mức cao nhất 834,5 USD/tấn, tăng 114%. Tuy nhiên, lượng gạo xuất sang thị trường này lại sụt giảm rất mạnh 95% và kim ngạch giảm 90% so với cùng kỳ.

Giá gạo xuất khẩu sang một số thị trường cũng được giá tương đối cao như: Pháp 685 USD/tấn, giảm 26,5 %; Bỉ 660 USD/tấn; Ghana 606,2 USD/tấn, tăng 20,9%; Mỹ 601,4 USD/tấn, tăng 17,2%; Australia 653,7 USD/tấn, tăng 16,7%.

Trong số các thị trường xuất khẩu gạo chủ yếu của Việt Nam quý 1 năm nay, thì có 40% số thị trường tăng cả về lượng và kim ngạch, còn lại 60% số thị trường sụt giảm. Trong đó, thị trường Bangladesh rất đáng được chú ý, với mức tăng gấp 89 lần về lượng và gấp 59 lần về kim ngạch; Thị trường Thổ Nhĩ Kỳ cũng tăng gấp 16 lần về lượng và gấp 23 lần về kim ngạch; Iraq tăng gấp 11 lần về lượng và gấp 16 lần về kim ngạch; Malaysia tăng 207,7% về lượng và tăng 232,5% về kim ngạch; Pháp tăng 151% về lượng và tăng 84,7% về kim ngạch.

Vừa mừng vừa lo

Thời gian tới, khi Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực, xuất khẩu gạo Việt Nam hứa hẹn sẽ còn nhiều cơ hội lớn. 

Phân tích về tình hình xuất khẩu gạo trong những tháng đầu năm, Bộ Công Thương đánh giá, gạo là 1 trong 3 mặt hàng thuộc nhóm nông sản có tăng trưởng xuất khẩu cao ngay trong tháng 2 (thời điểm có kỳ nghỉ Tết nguyên đán kéo dài). Đây là tín hiệu khởi sắc của lĩnh vực xuất khẩu gạo.

Đáng mừng hơn cả là cơ cấu gạo đã chuyển dịch theo hướng phân khúc gạo chất lượng trung bình và thấp giảm, phân khúc chất lượng cao tăng theo từng năm. Nhờ đó, từ cuối năm 2017 đến nay, giá gạo xuất khẩu của cả nước tăng mạnh và đang ở mức cao hơn các đối thủ cạnh tranh như Thái Lan, Pakistan, Ấn Độ, từ 50 - 100 USD/tấn.

Việc chuyển dịch cơ cấu gạo xuất khẩu theo các chuyên gia là điều bắt buộc để phù hợp với xu hướng tiêu dùng hiện nay trên thế giới. Và CPTPP sẽ là động lực mạnh mẽ thúc đẩy hoạt động này.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, CPTPP sẽ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu gạo từng bước thâm hập và gia tăng xuất khẩu vào thị trường các nước tham gia hiệp định có đòi hỏi chất lượng cao, an toàn như: Nhật Bản, Australia, NewZealand.

Ông Nguyễn Ngọc Nam, Quyền Tổng giám đốc Vinafood2, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, Hiệp định CPTPP có nhiều nội dung, trong đó ngành lương thực, lúa gạo Việt Nam sẽ thuận lợi hơn trong việc xử lý các rào cản kỹ thuật đối với các quốc gia là đối tác trong liên kết này. Cũng từ hiệp định này chúng ta từng bước xuất khẩu vào thị trường các nước tham gia hiệp định, đòi hỏi chất lượng cao, an toàn, là cơ hội cải tiến sản xuất. Đó là động lực để chúng ta thay đổi.

"Tuy nhiên, nhu cầu gạo thơm, gạo chất lượng cao, gạo đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm còn rất lớn, trong khi những năm qua VN bán toàn loại gạo cấp trung bình. Gạo chất lượng cao và gạo thơm chúng ta tuy có xuất nhưng thiếu sự ổn định.", Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn, năm 2018, mục tiêu hướng tới là xuất khẩu đạt khoảng 6,5 triệu tấn với cơ cấu xuất khẩu chủ yếu là gạo chất lượng tốt. Loại gạo thường IR50404 vẫn giữ tỷ lệ nhất định trong cơ cấu hàng xuất khẩu, song không quá 20%. Hiện nay, dù giá loại gạo này khá tốt nhưng không phải vì cái lợi trước mắt mà đẩy tăng gieo trồng trở lại.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cũng khẳng định, về lâu dài, xuất khẩu gạo cần tiếp tục kiên trì theo con đường nâng cao chất lượng. Sau khi đảm bảo chất lượng, phải làm tốt hơn vấn đề thương hiệu, như vậy lâu dài sẽ giữ được giá cao.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bài toán khó của hạt gạo Việt tại chuyên mục Thông tin doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713533092 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713533092 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10