Cuộc chiến thương mại Mỹ Trung: Các ngành kinh doanh xuất nhập khẩu trong lợi có rủi

Lê Mỹ 24/10/2018 12:39

Tác động của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung không chỉ mang đến cơ hội, mà còn rủi ro, ảnh hưởng và cả những áp lực hiện hữu lẫn tương lai.

Tại hội thảo “Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung: Triển vọng và với doanh nghiệp Xuât nhập khẩu Việt Nam” do Trung tâm Trọng tài Thương mại Quốc tế (VIAC) phối hợp cùng Trung tâm hỗ trợ hội nhập quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra tại TP HCM ngày 24/10, đông đảo các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã có mặt và đặc biệt quan tâm đến câu chuyện lợi thế, rủi ro của hoạt động kinh doanh trong ngành và nền kinh tế, lẫn khả năng leo thang hay xuống thang cuộc chiến này.

Có thể bạn quan tâm

  • Vì sao doanh nghiệp FDI

    Vì sao doanh nghiệp FDI "thích" trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp?

    04:59, 08/06/2018

  • Vì sao chọn trọng tài thương mại?

    Vì sao chọn trọng tài thương mại?

    17:17, 12/05/2018

  • Trọng tài Thương mại - Tăng thêm “tự tin” cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài

    Trọng tài Thương mại - Tăng thêm “tự tin” cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài

    09:15, 11/05/2018

  • Trọng tài thương mại: Chỗ dựa cho doanh nghiệp khi gặp tranh chấp

    Trọng tài thương mại: Chỗ dựa cho doanh nghiệp khi gặp tranh chấp

    12:03, 29/04/2018

Theo TS. Phạm Sỹ Thành – Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc (VEPR): Chính sách của Mỹ trong cuộc chiến thương mại hiện nay chứng tỏ sự nhất quán không chỉ với Trung Quốc mà với nhiều nước khác. Tác động đến đâu thì tùy thuộc quan điểm và góc nhìn.

Với Mỹ, tác động đối với doanh nghiệp bao gồm: Tổn thất với doanh nghiệp nhập khẩu: 25,675 tỷ USD (thuế); doanh nghiệp gia tăng chi phí để điều chỉnh chuỗi cung ứng; các doanh nghiệp ITC chịu rủi ro lớn và gia tăng chi phí giao dịch đối với doanh nghiệp đầu tư tại Trung Quốc.

“Chính sách thương mại như vậy có ảnh hưởng đến lá phiếu bầu cử TT Mỹ kỳ tới? 49 bang của Mỹ có mức độ phân bố nhập khẩu và xuất khẩu rất khác biệt. Nhưng tác động đối với Chính phủ thể hiện qua lạm phát có thể tăng cao và thâm hụt ngân sách lớn hơn là có thể thấy được”, Chuyên gia Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc cho biết.

Tác động của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung không chỉ mang đến cơ hội, mà còn rủi ro, ảnh hưởng và cả những áp lực hiện hữu lẫn tương lai.

Tác động của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung không chỉ mang đến cơ hội, mà còn rủi ro, ảnh hưởng và cả những áp lực hiện hữu lẫn tương lai.

Cũng theo VERF, trong số các nhóm hàng chịu thuế 25% (45 tỷ USD), nông sản là mặt hàng chịu ảnh hưởng nhất từ phía Mỹ. Có tới  63% sản phẩm hàng hóa là đậu tương Mỹ nhập khẩu vào Trung Quốc nhiều nhất. Do đó, nguồn thu từ áp thuế đổi lại, được chính quyền Trump sử dụng nhiều khoản tái trợ cấp lại cho doanh nghiệp chịu tổn thất trong cuộc chiến thương mại ví dụ doanh nghiệp nông nghiệp. Các nhóm ngành khác là Ô tô và phụ tùng, Dầu và sản phẩm, Sản phẩm hóa chất, Thiết bị y tế, Thủy hải sản và than.

Từ phía Trung Quốc, một trong số những “hiểu lầm” về đối sách là sử dụng chính sách đồng tiền yếu để làm vũ khí; cùng với đó là tác động “trade-war” với Trung Quốc khá nhỏ; hay năng lực tự chủ của doanh nghiệp và công nghệ, ông Thành nói.

Theo đó, việc “mắc kẹt giữa 2 nền kinh tế lớn” đòi hỏi Việt Nam có một đối sách phù hợp. Ở góc độ kinh tế, Việt Nam là một trong những quốc gia hưởng lợi (ở một số ngành hàng) nhưng muốn tăng xuất khẩu thì cần phải rất nhanh.

TS Nguyễn Xuân Thành – Giám đốc Phát triển, ĐH Fulbright cho rằng, sau những tháng đầu năm âm ỉ, cuộc chiến thương mại của Hoa Kỳ với Trung Quốc nổ ra hồi đầu tháng 7, khi Hoa Kỳ áp thêm mức thuế 25% với 34 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, đến tháng 8 là thêm 16 tỷ USD chịu thuế suất 25% và tháng 9 là thêm 200 tỷ USD chịu thuế suất 10%. Cho đến nay, tổng giá trị hàng hóa chịu thuế trừng phạt đã chiếm gần 50% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng từ Trung Quốc vào Hoa Kỳ.

Ở những đợt đầu tiên (tháng 7/2018), những mặt hàng áp thuế 25% theo gói 34 tỉ USD, TS Nguyễn Xuân Thành cho rằng có thể thấy là tỉ lệ quá ít nếu so với tổng cộng 505 tỉ USD Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc trong năm 2017. Nghiên cứu kỹ hơn, các mặt hàng chịu thuế chủ yếu là hàng trung gian như máy móc cơ khí, máy móc thiết bị điện và điện tử, còn hàng tiêu dùng chỉ chiếm khoảng 1%. Mức độ ảnh hưởng trực tiếp đối với kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ là không nhiều.

Dựa vào số liệu thống kê kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ, trong 818 dòng sản phẩm mà Trung Quốc chịu thuế trừng phạt đợt này, các mặt hàng tương tự của Việt Nam xuất sang Mỹ năm 2017 chỉ có trị giá 1,2 tỉ USD và 5 tháng đầu năm 2018 cũng chỉ 545 triệu USD. Vì thế, cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng gia tăng xuất khẩu sang Mỹ khi hàng Trung Quốc chịu thuế là không đáng kể. Ngay cả trong đợt 2 vào ngày 23/2018, khi Hoa Kỳ quyết định thuế với thuế suất 25% lên thêm 16 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, các sản phẩm cũng tương tự như đợt 1, đó là hàng trung gian, máy móc thiết bị. Tác động trực tiếp lên kim ngạch xuất khẩu cũng vẫn nhỏ.

Tuy nhiên, đến đợt căng thẳng thương mại leo thang và gói thuế 200 tỷ USD được ban hàng vào tháng 9, áp 10% thuế lên khoảng 5.800 dòng sản phẩm với các mặt hàng tiêu dùng như đồ nội thất, vali - túi xách, thủy sản và nông sản, thì một số ngành hàng Việt Nam có cơ hội.

Ví dụ, TS Thành nói, so với 200 tỉ USD hàng Trung Quốc, các sản phẩm tương tự mà Việt Nam cũng xuất sang Hoa Kỳ có giá trị khoảng 13 tỷ USD, trong đó đồ gỗ nội thất chiếm 36,7%, vali – túi xách chiếm 8,8% và nông thủy sản là 22,1. Các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng này sang Hoa Kỳ sẽ hưởng lợi; trong khi các doanh nghiệp sản xuất hàng cho thị trường nội địa sẽ phải chịu cạnh tranh mạnh hơn từ hàng Trung Quốc nhập vào.

Ngoài ra,đối với Việt Nam, khi thuế trừng phạt đợt 3 có hiệu lực, thì nông thủy sản là nhóm hàng quan trọng chịu tác động. Trong 13 tỷ USD tất cả các sản phẩm xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ tương tự như hàng Trung Quốc chịu thuế 10%, nông sản và thủy sản (kể cả sản phẩ chế biến) có giá trị 2,9 tỷ USD, chiếm tới 22,1%, chỉ đứng sau hàng nội thất. Thủy sản xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ là nhóm hàng hưởng lợi từ việc các sản phẩn tương tự từ Trung Quốc chịu thuế cao hơn.

Theo các chuyên gia, Việt Nam hiện đứng thứ 5 trong các nền kinh tế có thặng dư thương mại lớn nhất với Hoa Kỳ (32 tỉ USD theo tính toán của Hải quan Việt Nam, 38 tỉ USD theo phía Hoa Kỳ năm 2017), chỉ sau Trung Quốc (376 tỉ USD), EU (151 tỉ USD), Mexico (71 tỉ USD) và Nhật Bản (69 tỉ USD). Trung Quốc, EU và Mexico đều đã bị Hoa Kỳ thực hành chính sách áp thuế nhập khẩu. Nhật Bản cũng đang chịu sức ép để đám phán thương mại với Hoa Kỳ nếu không sẽ bị Hoa Kỳ áp thuế đối với xe ô-tô.

“Việt Nam hiện là nền kinh tế có độ mở (tính bằng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa/GDP) đứng thứ 7 trên thế giới với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu bằng 200% GDP. Nếu bị Hoa Kỳ đánh thuế trừng phạt, tác động đến nền kinh tế Việt Nam sẽ tiêu cực hơn rất nhiều so với các nền kinh tế EU, Mexico, Nhật Bản hay Trung Quốc”, TS từ Fulbright phân tích.

Cũng theo đó, Việt Nam hoàn toàn không nên “tạo cớ” để trở thành mục tiêu tiếp theo tấn công bởi chính quyền Trump, TS Trần Du Lịch, Thành viên Tổ tư vấn Kinh tế Thủ tướng, P.Chủ tịch VIAC cho biết.

Hội thảo cũng thảo luận về các cơ hội, rủi ro trong cuộc cách mạng 4.0 và cách ứng xử khi giải quyết tranh chấp thương mại với sự hỗ trợ của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam.

Lê Mỹ