60% doanh nghiệp làm ăn không lãi, chưa phải thời điểm để tăng lương giảm giờ làm

Thy Hằng 14/08/2019 13:19

Theo TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trong bối cảnh 60% doanh nghiệp kinh doanh không lãi, đáng ra mỗi người Việt lúc này càng phải lao động hăng say hơn. 

Thảo luận về những vấn đề lớn xung quanh Bộ luật Lao động (sửa đổi) tại phiên họp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sáng ngày 14/8, TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhấn mạnh, 6 tháng đầu năm tốc độ thành lập doanh nghiệp đang giảm xuống, doanh nghiệp quay trở lại thị trường cũng thấp hơn cùng kỳ năm trước, 60% doanh nghiệp hiện nay làm ăn không có lãi.

6 tháng đầu năm tốc độ thành lập doanh nghiệp đang giảm xuống, doanh nghiệp quay trở lại thị trường cũng thấp hơn cùng kỳ năm trước, 60% doanh nghiệp hiện nay làm ăn không có lãi.

Theo TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI 60% doanh nghiệp hiện nay làm ăn không có lãi, đề xuất tăng lương  giảm giờ làm là chưa phù hợp.

Do đó, phương án về tiền lương hay điều kiện lao động phải được tính toán phù hợp với bối cảnh nói trên, doanh nghiệp và người lao động phải đồng cam cộng khổ vượt qua, chưa phải lúc tăng thu nhập giảm giờ làm.

Tăng lương luỹ tiến giờ làm thêm tăng gánh nặng

Theo đó, Chủ  tịch VCCI ủng hộ đề xuất của Chính phủ, nới khung thời gian làm thêm giờ tối đa lên 400 giờ/năm (tăng thêm 100 giờ/năm). Việc này quan trọng với doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp trong những ngành sử dụng nhiều lao động, đóng góp lớn cho xuất khẩu của Việt Nam.

Được biết, số giờ làm thêm tối đa của Việt Nam hiện thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia đang cạnh tranh lao động với Việt Nam như các nước trong khối ASEAN, Thái Lan đang ở mức 1836 giờ, Malaysia là 1248 giờ, Philippines là 1224 giờ, Indonesia là 714 giờ hay Trung Quốc 432 giờ, Bangladesh là 408 giờ, Ấn Độ 300 giờ.

Đồng thời, TS Vũ Tiến Lộc cũng muốn giữ nguyên quy định về tiền lương làm thêm giờ như hiện hành, theo đó, lương làm thêm được quy định 150% với làm thêm ngày thường, 200% với ngày nghỉ và 300% ngày lễ tết.

“Tăng tiền lương luỹ tiến theo giờ như đề xuất tại Dự thảo Luật là tăng thêm gánh nặng cho doanh nghiệp, trong bối cảnh rất khó khăn, cạnh tranh khốc liệt hiện nay”, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.

Kinh nghiệm các nước hiện cũng phổ biến quy định tính lương giờ làm thêm như đề xuất. Trên thế giới chỉ có 2 nước thực hiện việc tính tiền lương lũy tiến theo giờ mà đó cũng không phải là điển hình về phát triển kinh tế.

Có thể bạn quan tâm

  • Dự thảo Luật Lao động sửa đổi: Ngày nghỉ thực hiện quyền công đoàn tạo

    Dự thảo Luật Lao động sửa đổi: Ngày nghỉ thực hiện quyền công đoàn tạo "gánh nặng" cho doanh nghiệp

    06:49, 14/08/2019

  • Dự thảo Luật Lao động sửa đổi: VCCI và 6 Hiệp hội khẩn thiết gửi kiến nghị tới Quốc hội và Chính phủ

    Dự thảo Luật Lao động sửa đổi: VCCI và 6 Hiệp hội khẩn thiết gửi kiến nghị tới Quốc hội và Chính phủ

    16:38, 13/08/2019

  • Dự thảo Luật Lao động sửa đổi: Doanh nghiệp “một cổ ba tròng”

    Dự thảo Luật Lao động sửa đổi: Doanh nghiệp “một cổ ba tròng”

    04:50, 12/08/2019

  • Dự thảo Luật lao động (sửa đổi): Quy định về thời hạn của Giấy phép lao động làm khó doanh nghiệp

    Dự thảo Luật lao động (sửa đổi): Quy định về thời hạn của Giấy phép lao động làm khó doanh nghiệp

    06:00, 09/08/2019

  • Dự thảo Luật Lao động sửa đổi

    Dự thảo Luật Lao động sửa đổi "khoá chân" doanh nghiệp

    18:14, 08/08/2019

  • Dự thảo Luật Lao động (sửa đổi): Kỳ IV - Nhiều “băn khoăn” về tổ chức đại diện người lao động

    Dự thảo Luật Lao động (sửa đổi): Kỳ IV - Nhiều “băn khoăn” về tổ chức đại diện người lao động

    11:30, 28/05/2019

  • Dự thảo Luật Lao động (sửa đổi): Kỳ III - Doanh nghiệp phải “chaỵ theo” lao động

    Dự thảo Luật Lao động (sửa đổi): Kỳ III - Doanh nghiệp phải “chaỵ theo” lao động

    15:00, 26/05/2019

  • Dự thảo Luật Lao động (sửa đổi): Kỳ II - Tăng tuổi hưu cần

    Dự thảo Luật Lao động (sửa đổi): Kỳ II - Tăng tuổi hưu cần "điểm danh" từng ngành nghề

    06:40, 25/05/2019

  • Dự thảo Luật Lao động (sửa đổi): Kỳ I - Trần làm thêm 400 giờ/năm còn “khiêm tốn”

    Dự thảo Luật Lao động (sửa đổi): Kỳ I - Trần làm thêm 400 giờ/năm còn “khiêm tốn”

    17:15, 24/05/2019

Doanh nghiệp mất 2 tỷ USD mỗi năm vì giảm giờ làm

Về vấn đề giờ làm việc bình thường, Chủ tịch VCCI cũng so sánh, xu hướng thế giới, với những nền kinh tế ở trình độ phát triển tương tự như Việt Nam, tuyệt đại đa số vẫn đều quy định mức làm việc 48 giờ/tuần (tức 6 ngày/tuần, 8 giờ/ngày). Chỉ một số nước phát triển cao thực hiện quy định làm việc 44 giờ/tuần, như khu vực ASEAN mới chỉ có 2 nước áp dụng.

Trong khi đó, năng suất lao động của Việt Nam hiện thấp nhất trong ASEAN, chỉ hơn Campuchia mà còn giảm thời gian làm việc thì sẽ không phù hợp với điều kiện phát triển, cũng không phù hợp với người lao động vì sẽ bị cũng giảm tiền lương.

Theo Chủ tịch VCC, trong bối cảnh hiện nay, đáng ra mỗi người càng phải lao động hăng say hơn để xây dựng đất nước.

Trên thực tế, theo thống kê sơ bộ của các Hiệp hội cho thấy, nếu cắt giảm thời giờ làm việc xuống còn 44 giờ, các doanh nghiệp sẽ cần tuyển dụng bù đắp thêm số lượng người rất lớn. Thậm chí, ông Lê Xuân Dương - Đại diện Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam còn phân tích, trong hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam vẫn lấy nhân công giá rẻ là lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, nếu đưa giờ làm việc xuống còn 44 giờ/tuần, đồng nghĩa với việc giảm 9% thời lượng làm việc trong 1 tuần. Nếu quy ra giá trị, chỉ tính riêng ngành da giày đã mất gần 2 tỷ USD mỗi năm. Tương ứng với đó, người lao động cũng bị mất 9% thu nhập.

Nguyên do, ngành da giày làm theo sản phẩm, càng làm nhiều thì thu nhập càng cao, nếu giảm thời gian làm việc thì sản phẩm giảm và thu nhập theo đó cũng giảm. Do đó, ông Dương cho rằng, việc giữ nguyên số giờ làm như quy định hiện hành là hợp lý. 

Doanh nghiệp kiến nghị nới "trần" giờ làm thêm

Bà Đào Thị Thu Huyền, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam:

Kiến nghị tăng giờ làm thêm cũng là để doanh nghiệp đỡ phải tuyển thêm lao động trong bối cảnh thu hút, tuyển dụng nhân lực hết sức khó khăn, lao động Việt lại có tay nghề kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.

Việc tăng giờ làm thêm là doanh nghiệp buộc phải làm chứ không phải doanh nghiệp muốn tăng, nhưng không thể dừng được do nhiều công việc có tính đặc thù. Đơn cử, cuối tuần và những ngày nghỉ thì bộ phận kỹ thuật, IT, thiết bị mới có thể tu sửa, bảo dưỡng dây chuyền sản xuất, nếu tính lương giờ đi làm lúc đó mức 200-300% thì doanh nghiệp “chết”.

Khung giờ làm thêm ở nhiều quốc gia có năng suất lao động, trình độ phát triển cao như Nhật Bản cũng cao hơn mức 400 giờ/năm mà Việt Nam quy định. Cùng với đó, tại Nhật Bản giờ làm thêm đầu cũng chỉ được tính mức 120% trong khi Việt Nam hiện hành đã là 150%, tăng luỹ tiến theo giờ là không thể được.

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP):

Doanh nghiệp thuỷ sản hoạt động sản xuất phụ thuộc vào nguồn tài nguyên khai thác từ ngư dân, có tính mùa vụ và sản phẩm về nhà máy là phải chế biến ngay do đó không thể tháng nào cũng như tháng nào mà áp trần giờ làm việc bình thường 44 giờ/tuần, rồi áp khung giờ làm thêm không quá 40 giờ/tuần và không quá 400 giờ/năm, như vậy là doanh nghiệp Việt chịu “một cổ ba tròng”.

Trong khi đó, ngay tại các nước phát triển như Singapre chỉ quy định trần giờ làm thêm theo tháng, Hàn Quốc cũng chỉ quy định theo tuần thôi… Như vậy, những quy định này ở Việt Nam không khác gì “khoá chân” doanh nghiệp.

Ông Trương Văn Cẩm, Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas): 

Doanh nghiệp "choáng" với các đề xuất giảm giờ làm. Việc giảm giờ làm chỉ đúng với các nước đã phát triển, không phù hợp với Việt Nam ở hiện tại. Tại khu vực Đông Nam Á, hiện mới chỉ có Indonesia và Singapore là có giờ làm thêm thấp hơn so với các nước khác trong khu vực bởi đây là những nước đã mạnh, năng suất lao động đạt cao.

Cùng với đó, đề xuất tính lũy tiến tiền lương làm thêm theo thời gian sẽ đẩy chi phí nhân công của doanh nghiệp lên cao khiến giá thành sản phẩm tăng vọt. Cách tính này sẽ khiến năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước giảm mạnh, nhất là với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Hơn nữa, việc chi trả lương lũy tiến chỉ thực hiện khi doanh nghiệp cần sản xuất gấp và trả theo sản phẩm chứ không phải trả lũy tiến theo thời gian, bởi doanh nghiệp không kiểm soát được thời gian làm thêm của người lao động có thực chất hay không.

Thy Hằng