Thỏa thuận thương mại Giai đoạn I Mỹ-Trung: Song phương cùng níu kéo?
Cuộc xem xét thỏa thuận thương mại Giai đoạn I Mỹ-Trung sẽ diễn ra vào hôm nay (15/7). Mặc dù cả hai đang cố nở nụ cười nhưng có vẻ mọi thứ vẫn còn đó sự gượng gạo...
Các quan chức và các chuyên gia thương mại hai nước cho biết, thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1 được ký kết vào tháng 1 vừa qua sau gần hai năm áp thuế “ăn miếng trả miếng” đang là một trong những lĩnh vực mà hai nền kinh tế lớn nhất thế giới quan tâm.
Bất kể việc chính quyền Trump đã áp lệnh trừng phạt với các công ty và cá nhân có liên quan đến các sự kiện Hồng Kông, rủi ro an ninh nước Mỹ hay là trừng phạt các học giả Trung Quốc và đóng cửa lãnh sự quán Bắc Kinh ở Houston trong những tháng gần đây. Các quan chức Mỹ cho biết, thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1 sẽ “không bị hủy bỏ”.
Cố vấn kinh tế Nhà Trắng, Larry Kudlow cho biết: “Bắc Kinh có ý định thực hiện kế hoạch và chúng tôi cũng đang tham gia với họ. Dù hai bên có những khác biệt lớn về các vấn đề khác nhau nhưng liên quan đến thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1, mọi thứ vẫn đang diễn ra”.
“Có thể ngồi xuống và trao đổi với nhau là một điều tốt”, một nhà kinh tế học của tổ chức tư vấn nhà nước Trung Quốc, người đã tư vấn cho Bắc Kinh về thỏa thuận thương mại, cho biết. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo rằng có rất ít lạc quan về những đột phá thương mại hơn nữa.
Hiện tại, Trung Quốc đang gặp vấn đề với cam kết mua thêm 77 tỷ USD các sản phẩm nông nghiệp và sản xuất, năng lượng và dịch vụ của Mỹ, mặc dù họ đã tăng cường mua hàng hóa nông nghiệp của Mỹ bao gồm đậu nành và ngô trong những tuần gần đây.
Các cố vấn thương mại Trung Quốc cho biết sự chậm lại của cả hai nền kinh tế vì sự ngừng hoạt động liên quan đến COVID-19 đã khiến việc đạt được mục tiêu mua hàng trở nên khó khăn, nhưng họ vẫn đang hy vọng một sự “thông cảm” từ phía Nhà Trắng.
Donald Trump, người đã nói rằng thỏa thuận thương mại không còn có ý nghĩa nhiều đối với ông vì việc Trung Quốc xử lý đại dịch COVID-19. Thời điểm này cũng đã bày tỏ sự ủng hộ đối với thỏa thuận.
Các nhà đầu tư Mỹ có thể đang tìm thấy chút cảm giác thoải mái với thị trường ở cả hai quốc gia có sự tăng trưởng. Trong thời gian “ăn miếng trả miếng” vừa qua, đầu tư kinh doanh của Mỹ đã giảm trong ba quý liên tiếp vào năm 2019 - năm tồi tệ nhất đối với ngành sản xuất Mỹ kể từ năm 2015. Các công ty từ Walmart đến Ford Motor đều bị ảnh hưởng. Và chuyển giao chi phí cao hơn cho phía khách hàng.
Bên cạnh đó, các công ty Trung Quốc cũng đang gặp phải khá nhiều rắc rối, họ bị tổn hại trong bối cảnh nền kinh tế hạ nhiệt. Lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu chiếm khoảng 1/5 GDP và sử dụng rất nhiều người lao động nghèo. Ngoài ra, sự trả đũa của Bắc Kinh đối với nông nghiệp Mỹ đã làm trầm trọng thêm lạm phát giá lương thực trong nước, vốn đã bị kéo lên bởi dịch tả lợn khiến thiệt hại hơn một nửa số lượng đàn lợn của nước này kể từ năm 2018.
Thời gian qua, để “dằn mặt” Bắc Kinh khi không đáp ứng được hạn ngạch nhập khẩu, Donald Trump đã quay mũi dùi vào các công ty công nghệ hàng đầu Trung Quốc như là TikTok thuộc sở hữu của ByteDance và WeChat của Tencent, đồng thời muốn “làm sạch” các mạng toàn cầu gồm phần cứng và ứng dụng của Trung Quốc.
Các chuyên gia phân tích nhận định, đó là vấn đề đối với tham vọng trở thành cường quốc công nghệ toàn cầu của Bắc Kinh. Tuy vậy, cuộc tấn công vào một lĩnh vực nào đó vẫn còn tốt hơn là việc bắt đầu lại cuộc chiến thuế quan ảnh hưởng đến hàng nghìn dòng sản phẩm và hàng trăm tỷ đô la thương mại song phương.
Có thể bạn quan tâm
Tổng thống Trump cần thỏa thuận thương mại với Trung Quốc để tái đắc cử?
11:20, 25/06/2020
Dịch corona "lây lan" sang thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung
06:00, 31/01/2020
Thỏa thuận thương mại có mở đầu cuộc chiến công nghệ mới?
11:30, 20/01/2020
Kết thúc giai đoạn một: Thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung đã thành hình!
14:00, 16/01/2020