Đang hiển thị
Tỉnh thành khác
Mặc dù thỏa thuận thương mại giai đoạn một đã được ký kết, nhưng cuộc chiến công nghệ giữa siêu cường sẽ làm lu mờ bất kỳ tiến triển nhỏ nào trong quan hệ Mỹ-Trung Quốc.
Trong thỏa thuận thương mại vừa ký kết giữa hai quốc gia, ngoài điều khoản mua hàng hóa, Trung Quốc hứa sẽ trừng phạt các công ty ăn cắp bí mật công nghệ của Mỹ, đi đến dỡ bỏ yêu cầu chuyển giao công nghệ với các doanh nghiệp muốn tiếp cận thị trường Trung Quốc.
Vấn đề “ăn cắp” công nghệ từ lâu là mấu chốt quan trọng trong cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc suốt hơn 2 năm qua. Sau thoả thuận giai đoạn 1, vẫn còn nhiều điều mơ hồ về vấn đề nhạy cảm trên khi bản thỏa thuận thương mại. Rõ ràng, cuộc chiến thương mại và cuộc chiến công nghệ, đây là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau.
Có thể bạn quan tâm
06:35, 04/09/2019
07:25, 10/07/2019
07:00, 06/11/2019
14:42, 10/07/2019
Về vấn đề trộm cắp bí mật công nghệ mà Mỹ cáo buộc Trung Quốc trong thời gian qua, trong thỏa thuận ngừng chiến, các quan chức Trung Quốc đã đồng ý không buộc các công ty Mỹ tiến hành chuyển giao công nghệ và họ đã trừng phạt các công ty xâm phạm hoặc đánh cắp bí mật thương mại. Trung Quốc cũng đồng ý không sử dụng các công ty Trung Quốc để có được công nghệ nhạy cảm, thông qua việc mua lại.
Thậm chí, trước đó, các quan chức Trung Quốc đã cam kết bỏ yêu cầu liên doanh trong các lĩnh vực như ô tô. Tuy nhiên nhiều luật sư quốc tế đã chỉ rõ, các quy tắc mới có lỗ hổng lớn khi vẫn cho phép các cơ quan quản lí Trung Quốc có toàn quyền hành động, khi họ thấy phù hợp trong các "trường hợp đặc biệt", "lợi ích quốc gia và dân tộc" và các trường hợp ngoại lệ không rõ ràng khác.
Như vậy, "trường hợp đặc biệt" trở thành một ranh giới mong manh và mơ hồ. Trong kỷ nguyên mới, khi Mỹ đang đẩy mạnh phát triển những công nghệ mới như 5G, máy tính lượng tử, trí tuệ nhân tạo... và các sáng tạo công nghệ mới trong các ngành viễn thông, thiết bị quân sự... thời đại 4.0.
Do đó, không điều gì có thể chắc chắn được rằng những công nghệ này không nằm trong "những trường hợp đặc biệt". Trung Quốc hoàn toàn có thể tận dụng sơ hở này để tiếp tục yêu cầu liên doanh trong những lĩnh vực mà họ tự cho là liên quan đến lợi ích quốc gia và dân tộc để có những sáng kiến công nghệ mới để phát triển những sản phẩm công nghệ của riêng họ, cũng như để cạnh tranh với chính các doanh nghiệp Mỹ.
Yếu tố thứ hai bao gồm việc thỏa thuận không chạm tới những khoản trợ cấp mà chính phủ Trung Quốc dành cho các ngành công nghiệp nội địa và sự kiểm soát chặt chẽ của họ đối với các ngành công nghiệp công nghệ như chất bán dẫn, linh kiện, xe điện...
Nền tảng của cuộc xung đột công nghệ giữa hai quốc gia nằm ở các chất bán dẫn, các vật liệu và mạch điện quan trọng cho các vi mạch, hệ thống xử lý dữ liệu bên trong tất cả các công nghệ thời đại mới.
Chính vì vậy, Trung Quốc đang đặt mục tiêu tăng tỷ lệ sử dụng chất bán dẫn, chip và các bộ vi mạch do các doanh nghiệp nội địa sản xuất lên 75% vào năm 2025. Mặc dù việc sản xuất trong nước hiện mới chỉ có thể đáp ứng được khoảng 1/3 nhu cầu, nhưng con số này vẫn sẽ được nâng lên 40% vào năm 2020 và 75% vào năm 2025.
Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt nằm ở việc, quốc gia này đang gần như phụ thuộc hoàn toàn vào chất bán dẫn do các doanh nghiệp nước ngoài sản xuất để phục vụ cho nhu cầu sản xuất các mạch điện tích hợp. Đồng thời, các nhà sản xuất công nghệ bán dẫn tiên tiến nhất của Trung Quốc cũng đang phát triển chậm hơn nhiều so với các đối thủ Mỹ.
Chính vì vậy, nếu bị giới hạn việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp nội địa mua bán hoặc liên doanh sản xuất chất bán dẫn, các kế hoạch phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao của quốc gia này sẽ bị trật bánh hoàn toàn. Điều này sẽ tạo ra bầu không khí lo ngại cho các quốc gia đang phụ thuộc vào công nghệ là Bắc Kinh rằng, một lúc nào đó, công nghệ của Trung Quốc sẽ không bắt kịp với Mỹ và họ sẽ cùng nhau bị bỏ lại phía sau
Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc đang ký thỏa thuận giai đoạn một tại Nhà Trắng, Mỹ vẫn tiếp tục vận động Anh cấm Huawei tham gia vào các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng của quốc gia này và xem xét kế hoạch tìm kiếm những nhà cũng cấp thay thế cho Huawei và ZTE.
Có thể thấy, như chuyên gia ngoại giao Pháp, ông Michel Duclos nhận định, Trung Quốc phải ý thức rằng họ không bao giờ thống trị thế giới nhất là trong lĩnh vực công nghệ cao. Do đó, Trung Quốc hoàn toàn có thể làm tổn thương nền công nghệ của đất nước nếu tiếp tục tách rời và đối đầu với Mỹ.