Dịch corona "lây lan" sang thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung

Anh Trà 31/01/2020 06:00

Dịch cúm do virus corona gây ra có khả năng tác động mạnh đến thỏa thuận thương mại giai đoạn một vừa được ký kết giữa Mỹ và Trung Quốc.

Thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung giai đoạn một sẽ gặp nhiều khó khăn vì dịch cúm

Việc thực thi thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung giai đoạn một sẽ gặp nhiều khó khăn vì dịch cúm

Theo các nhà phân tích,sự lây lan nhanh chóng của virus Corona tại Trung Quốc có thể làm giảm khả năng thực thi các điều khoản của Bắc Kinh liên quan đến việc mua khối lượng lớn nông sản thương mại của Mỹ trong thỏa thuận giai đoạn một mới được ký kết vào đầu tháng này.

Là một phần của thỏa thuận giai đoạn một được ký kết vào ngày 15/1, Trung Quốc phải mua 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu bổ sung từ Hoa Kỳ trong vòng hai năm từ mức 24 tỷ USD trong năm 2017, thời điểm trước khi thương chiến diễn ra. 

Có thể bạn quan tâm

  • Thương chiến ngổn ngang, doanh nghiệp tại Trung Quốc lại khốn đốn vì corona

    Thương chiến ngổn ngang, doanh nghiệp tại Trung Quốc lại khốn đốn vì corona

    07:30, 30/01/2020

  • Bệnh nhân nhiễm viêm phổi virus corona được chữa khỏi bằng thuốc gì?

    Bệnh nhân nhiễm viêm phổi virus corona được chữa khỏi bằng thuốc gì?

    01:50, 30/01/2020

  • Corona, mạng xã hội và câu chuyện 17 năm về trước

    Corona, mạng xã hội và câu chuyện 17 năm về trước

    07:30, 29/01/2020

  • Chuyên gia nhận định dịch viêm phổi corona sẽ kéo dài vài tháng

    Chuyên gia nhận định dịch viêm phổi corona sẽ kéo dài vài tháng

    04:15, 29/01/2020

Tuy nhiên, với sự bùng nổ dịch cúm làm giảm giá hàng hóa và khiến một số tỉnh, thành phố của Trung Quốc bị phong tỏa, các nhà phân tích cảnh báo rằng việc đạt được con số 200 tỷ USD trở nên khó khăn hơn. Trong khi đó, lệnh phong tỏa các cảng biển cũng sẽ làm giới hạn việc vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu trong ngắn hạn.

Dự báo, nếu diễn biến dịch cúm ngày càng kéo dài, khả năng tăng lượng nhập khẩu nông sản của Trung Quốc sẽ trở nên bất khả thi.

Nỗi lo về sự sụt giảm nhu cầu của Trung Quốc đối với các mặt hàng chủ chốt đã làm đẩy giá nhiều sản phẩm chiếm thị phần lớn trong cam kết mua hàng giảm sâu. Ví dụ, giá đậu nành giao dịch trên thị trường Mỹ vừa qua đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5 năm ngoái, trong khi giá ngô, lúa mì, dầu và dầu thực vật cũng giảm mạnh.

Bây giờ, nếu Trung Quốc đạt được mục tiêu nhập khẩu thêm 32 tỷ USD hàng nông sản và 52,4 tỷ USD các sản phẩm năng lượng trong hai năm, họ sẽ phải mua khối lượng hàng hóa lớn hơn. Nhưng trước mắt, điều này cũng khó thực hiện khi nhu cầu hàng hóa trong ngắn và trung hạn đã được giải quyết bằng việc đẩy mạnh nhập khẩu từ các quốc gia khác như Brazil, tăng cường canh tác trong nước...

Đồng thời, vào thời điểm hiện tại, việc Bắc Kinh đang tập trung vào các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của virus Corona, dự kiến sẽ có rất ít hành động hoặc chính sách được đưa ra để tiến hành tăng khối lượng nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ. Trên thực tế, quá trình này đang diễn ra tương đối chậm rãi khi không có giao dịch lớn nào được thực hiện giữa hai quốc gia trước kỳ nghỉ lễ.

Ngược lại, với các mặt hàng xuất khẩu từ Trung Quốc, Carlos Casanova, chuyên gia kinh tế châu Á-Thái Bình Dương tại Coface cho biết, các công ty có liên kết chuỗi cung ứng với doanh nghiệp hoặc các nhà sản xuất tại Vũ Hán và các thành phố đang bị phong tỏa sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất khi nhiều khả năng sẽ không có hàng hóa nào được xuất khẩu sớm vào thời điểm này.

Các nhà cung cấp của Apple tại Trung Quốc đã cảnh báo rằng việc tăng hoạt động sản xuất iPhone lên 10% trong năm nay có thể vấp phải nhiều khó khăn và khả năng cung cấp hàng hóa sẽ bị gián đoạn do các cơ sở sản xuất của họ được đặt tại các tỉnh Hà Nam và Quảng Đông nơi đều chịu ảnh hưởng bởi dịch cúm. 

"Những người lao động nhập cư từ tỉnh Hồ Bắc và đặc biệt hơn là những người đến từ khu vực Vũ Hán hiện đang không thể rời khỏi thành phố của họ. Do đó, những nhà máy sử dụng nguồn lao động đến từ các tỉnh thành phố này có thể không mở cửa do thiếu nhân lực. Nhưng đây cũng chỉ là biện pháp tạm thời trong vòng 1,2 tháng trước khi có những bước đi tiếp theo", trích đánh giá của Renaud Anjoran, CEO của công ty tư vấn sản xuất và thương mại vào thị trường Trung Quốc Sofeast. 

Trước mắt, có một điều chắc chắn rằng Trung Quốc sẽ huy động hầu hết các nguồn lực của mình để xử lý ổ dịch. Đây cũng là mục tiêu hàng đầu trong chương trình chính sách của Bắc Kinh. Do đó, nhiều khả năng, việc đàm phán thương mại giai đoạn hai cũng như việc mua bán nông sản dự kiến sẽ bị đình trệ khi với các sàn giao dịch đóng cửa kể từ ngày 23/1 và sẽ không mở lại cho đến ngày 3/2.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Dịch corona "lây lan" sang thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO