Corona, mạng xã hội và câu chuyện 17 năm về trước

Diendandoanhnghiep.vn Từ khi có mạng xã hội - rất nhiều khi con người ta chết vì sợ hãi do thiếu tính xác quyết của luồng thông tin đa chiều nổi trôi...

Mối họa đại dịch mang tên Corona làm tôi nhớ lại câu chuyện hơn 15 năm trước về bệnh SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng), thời điểm mà tại Việt Nam Internet là dịch vụ chỉ có ở thành phố và mạng xã hội Yahoo mới khai sinh ở Mỹ.

SARS được cho bắt nguồn từ loài chồn hương bán ở chợ động vật hoang dã ở miền Nam Trung Quốc. Giống như Corona lần này, dịch SARS cũng nhanh chóng vượt biên vào nội địa nước ta sau ít ngày phát hiện.

Nằm sát nách Trung Quốc nhưng Việt Nam chỉ có 4 trường hợp dính SARS và không cứu được. Đáng nói tất cả họ đều là những “chiến sĩ” chiến đấu chống lại căn bệnh hiếm hoi quái ác này, tuyệt nhiên không có ai là “dân thường”.

Sau hơn 2 tháng hoành hành ở nước ta, SARS được khống chế bằng một phương pháp hết sức đơn giản, đó là chuyển loài virus này đến môi trường khắc nghiệt hơn, chúng sẽ bị tiêu diệt!

Một vài dòng cắt nghĩa là thế, nhưng không đâu có thể tìm ra “gót chân Asin” của SARS ngoài các bác sĩ Việt Nam, hay nói cách khác đây là một thành tựu đáng nể của Y học nước nhà.

Thời điểm SARS lây lan, phần lớn thông tin được cung cấp đều qua kênh truyền hình quốc gia và một số tờ nhật báo lớn. “Tổng kết” đợt họa này có 650 người Trung Quốc tử vong ở đại lục và Hồng Kông - một con số chưa là gì so với các thảm họa và con người từng kinh qua.

Thông tin về Corona đang nhiễu loạn trên mạng xã hội

Thông tin về Corona đang nhiễu loạn trên mạng xã hội

Corona (dịch cúm) lần này cũng xuất phát từ Trung Quốc và cũng đến Việt Nam ngay sau đó, nhưng tình hình đã rất khác 17 năm về trước. Bây giờ chúng ta không chỉ mỗi kênh truyền thông quốc gia, mà có đến gần tròn 1.000 hãng truyền thông lớn nhỏ cập nhật diễn biến 24/24.

Chúng ta không chỉ có truyền thông chính thống mà còn có truyền thông mạng xã hội (Facebook, Zalo, Twitte...) ở đó mỗi người chơi đều có thể sắm cho mình nhiều vai là “phóng viên”, “bình luận viên”, “người đưa tin”, thậm chí cả “Tổng biên tập”...

Có thể bạn quan tâm

Sức mạnh vô biên của mạng xã hội đã đưa Corona từ Vũ Hán nhanh chóng đến Đà Nẵng, Nha Trang, TPHCM trong nháy mắt, “tin từ phòng cấp cứu” cứ tuồn ra mà chẳng ai đảm bảo xác quyết, từ một vài đến hàng chục, hàng trăm, từ mới mắc đến tử vong cứ loạn xạ nhảy múa.

Hệ quả là những ngày qua Tết mất ngon nếu vô tình ấn vào biểu tượng chữ “F” trên màn hình điện thoại. Rất nhanh chóng, Corona là trend hót nhất, sự nguy hiểm của nó tăng theo những cú “like”, “share” và không biết đường nào mà lần dưới mỗi “comment”.

Cứ trung bình 10 năm, thế giới “đón” thêm một đợt dịch mới, căn bệnh Ebola có tỷ lệ tử vong 40%, dịch SARS khoảng 8%, MERS là 34%, đến thời điểm hiện tại cứ 100 người nhiễm Corona chỉ có 3 người tử vong.

Trong tất cả các bệnh dịch trên không có bệnh nào giết người nhiều hơn “vị khách quen thuộc đáng ghét” là cúm mùa, ấy vậy mà chẳng có ai sợ mặc dù mỗi năm lấy đi gần 700.000 sinh mạng trên toàn cầu.

Điều đó cho thấy 40 năm qua Y học thế giới tiến bộ rất nhanh, dịch Corona chưa phải là “địa ngục”, “sát thủ” đầy bí ẩn ma mị như mạng xã hội thêu dệt nên. Vì mạng xã hội mà con người bắt đầu hình thành vô số nỗi sợ không hình hài.

Chưa chết vì bệnh mà chết vì sợ hãi vì vội vàng cả tin, thiếu trách nhiệm với thông tin là cách nhanh nhất biến những điều chưa rõ ràng trở nên rắc rối hơn, đáng ngại là nó như cơn bão đổ trực tiếp vào vùng tối của não bộ.

Chúng ta có Internet như là một biểu tượng của hội nhập, mạng xã hội hiện ra như một điều hiển nhiên, nhưng có vẻ báo chí chính thống ngày càng “đuối sức” bởi mạng xã hội.

Thiếu trách nhiệm với thông tin là nguyên nhân gây hoang mang

Thiếu trách nhiệm với thông tin là nguyên nhân gây hoang mang

Hãy biết cẩn trọng, hơn 15 năm trước, không mạng xã hội, Internet chưa phát triển lại tốt hơn hôm nay. Bởi vì hôm nay việc “khoét sâu vào nỗi sợ hãi” là một cái “hố đen” hút view cực mạnh, là điểm tập kết fake news cực nhiều của social network.

Chỉ tiếc một điều, giá như ngày trước có mạng xã hội để các “anh hùng bàn phím” biết được ai mới là người chịu sự nguy hiểm đầu tiên trong mỗi đợt dịch.

Nhưng dù cho có Internet và mạng xã hội hay không thì các bác sĩ, nhà khoa học vẫn lặng lẽ ở đâu đó để chống lại Corona. Hy vọng lần này - 10 năm sau không phải hồi ức lại công cuộc chống dịch đầy ẩn ức như với đại họa SARS.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Corona, mạng xã hội và câu chuyện 17 năm về trước tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714182601 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714182601 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10