Dù xác nhận đã có một bệnh nhân người Trung Quốc điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM cho kết quả âm tính với virus corona, tuy nhiên, bệnh viện cho biết gặp nhiều khó khăn trong quá trình trị bệnh.
Theo ông Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM, sau 6 ngày cách ly điều trị và sau 3 lần phối hợp với Viện Pasteur xét nghiệm, có thể khẳng định người con Li Zichao (28 tuổi, quốc tịch Trung Quốc) đã hoàn toàn khỏi bệnh.
Tuy nhiên, do con virus này còn mới nên đại diện bệnh viện Chợ Rẫy cho biết vẫn đang theo dõi thêm để chắc chắn nhất.
“Còn người cha là ông Li Ding qua các kết quả xét nghiệm hiện vẫn còn dương tính với virus corona nên chúng tôi tiếp tục cách ly đặc biệt để theo dõi, điều trị theo quy định của Bộ Y tế”, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết.
Lý giải về sự thành công của việc chữa trị cho bệnh nhân này, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, bệnh viện đã có sự chuẩn bị trước, nói cách khác, bệnh viện tiếp nhận hai ca bệnh này trong tâm thế chủ động.
“Nhờ sự chuẩn bị này, khi hai cha con bệnh nhân người Trung Quốc này nhập viện, chúng tôi hoàn toàn chủ động”, ông Nguyễn Tri Thức khẳng định.
Theo đó, từ ngày 12/12/2019, khi dịch bệnh được phát hiện, Bộ Y tế đã có rất nhiều văn bản chỉ đạo khẩn cấp rất kịp thời, quyết liệt cho các bệnh viện. Dựa vào các chỉ đạo này, bệnh viện thành lập những đội phản ứng nhanh trong bệnh viện.
Có thể bạn quan tâm
12:02, 28/01/2020
10:33, 28/01/2020
08:00, 28/01/2020
10:06, 26/01/2020
14:39, 24/01/2020
09:01, 24/01/2020
03:53, 24/01/2020
01:45, 24/01/2020
14:00, 23/01/2020
“Mặt khác, dựa vào các kinh nghiệm các đợt trước chống các dịch SARS, H5N1…, chúng tôi nhanh chóng khởi động lại một cách kỹ lưỡng ở tất cả các khâu như tập dượt, trang thiết bị, phòng cách ly, ban hành văn bản yêu cầu các khâu trong bệnh việc nâng cao tinh thần cảnh giác cao độ”, ông Nguyễn Tri Thức cho biết.
Do bệnh nhân người cha là người Trung Quốc và đến từ Vũ Hán nên bệnh viện đã cách ly từ đầu. Bên cạnh đó, nhân viên bệnh viện được chuẩn bị đồ bảo hộ đúng theo quy chuẩn, do đó cách ly theo quy trình.
Tuy nhiên, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cũng cho biết, đã gặp một số khó khăn đó là thời điểm nhập viện người cha bị rất nhiều bệnh nền như huyết áp, đái tháo đường, ung thư phổi đã mổ, lớn tuổi nên tổng trạng rất kém.
Còn đối với người con lúc ấy chỉ nghĩ là đưa cha mình đi khám chứ không nghĩ bản thân mình bị bệnh. Do đó các bác sĩ phải điều tra và cuối cùng phát hiện ra người con trước đó có sốt nhưng mua thuốc hạ sốt để uống.
“Lúc chúng tôi cách ly, người con không đồng ý và phải mất một thời gian để phân tích cuối cùng người này mới chịu. Tôi nhận định, nếu không có sự cảnh giác cao độ cách ly từ đầu thì người con đã có thể gieo rắc rất nhiều nguy cơ ngoài cộng đồng. Theo tôi, đó là một thành công rất lớn trong quá trình phòng, chống dịch”, ông Nguyễn Tri Thức khẳng định.
Trước đó, Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM và Viện Pasteur TP.HCM, cho biết, bệnh nhân Li Zichao, sinh năm 1992 đã hồi tỉnh. Bệnh nhân có thể tự thở, ăn uống sinh hoạt bình thường, cắt cơn sốt hơn 4 ngày. Đây là một trong hai cha con người Trung Quốc nhiễm virus corona đầu tiên được phát hiện tại Việt Nam từ 23/1.
Các chuyên gia y tế khẳng định, bệnh nhân đã phết họng làm PCR lần 2 ngày 25/1, lần 3 ngày 27/1, đều cho cho kết quả âm tính với virus corona.
Viêm phổi do virus corona chủng mới (nCoV) gây ra cần chẩn đoán qua xét nghiệm nhắc tới ở trên để phân biệt với các loại cúm khác như: H1N1, H5N1, SARS-CoV, MERS-CoV.
Để xác định bệnh nhân có nhiễm virus corona chủng mới hay không cần dưa trên biểu hiện lâm sàng (ho, sốt cao, khó thở, viêm phổi cấp) và được khẳng định bằng xét nghiệm Real time (RT) - PCR dương tính với nCoV. Xét nghiệm RT-PCT giúp phát hiện virus trong huyết thanh, tinh dịch, dịch xoang miệng, phổi, bào thai, hạch, lá lách, hạch amidan và các mẫu môi trường.
Theo các chuyên gia nghiên cứu, quá trình này dựa trên việc phân tách RNA của virus từ mẫu bệnh, sao chép ngược thành DNA, khuếch đại bằng PCR. Sau đó, chủng virus sẽ xác định dựa trên DNA này.