Cảnh báo nguy cơ bùng dịch COVID-19 lần ba tại châu Á

CẨM ANH 18/12/2020 05:30

Việc số ca nhiễm COVID-19 ở Hàn Quốc có xu hướng gia tăng trong những ngày gần đây đã gióng lên hồi chuông cảnh báo với các nước trong khu vực về một đợt dịch mới.

Hàn Quốc đang gia tăng nhanh chóng các ca nhiễm bệnh.

Hàn Quốc đang gia tăng nhanh chóng các ca nhiễm bệnh. Ảnh: TTXVN.

Theo thông tin từ  Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA), Hàn Quốc vừa có thêm 1.030 ca nhiễm mới COVID-19. Đáng chú ý, số ca bệnh mới phát hiện không có triệu chứng lên tới 31% (tăng 4 lần so với trước đây) và có tới 26% số ca bệnh không rõ nguồn lây khiến cho nỗ lực của Chính phủ trong việc thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội và tiến hành xét nghiệm diện rộng ngày càng khó khăn hơn bao giờ hết.

Dự kiến, nếu tỷ lệ lây nhiễm tiếp tục gia tăng như hiện nay, số ca nhiễm COVID-19 mới mỗi ngày có thể lên tới 1.200, dẫn đến nguy cơ thổi bùng làn sóng đại dịch thứ ba được cho là không thể ngăn chặn tại Hàn Quốc, đồng thời đẩy quốc gia này rơi vào trạng thái phong tỏa mức độ nhẹ kể từ khi dịch COVID-19 xuất hiện.

Có thể thấy, bài học của Hàn Quốc trong việc để tái bùng phát dịch diện rộng đến từ nhiều nguyên nhân. Theo đó, một trong những nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ tâm lý chủ quan, lơ là phòng dịch của người dân. Mặc dù người dân Hàn Quốc đã có ý thức sử dụng khẩu trang khi ra đường hay ở những nơi công cộng.

Đồng thời, theo chuyên gia KDCA Hàn Quốc Jeong Eun-kyeong, thói quen tụ tập ăn uống đông người bên ngoài hàng quán của người dân cùng nhiệt độ lạnh giá của mùa đông đã tạo điều kiện “lý tưởng” cho virus sinh sôi phát triển; đồng thời, việc phát hiện và ngăn chặn lây nhiễm càng trở nên khó khăn hơn.

“Mùa đông tại Hàn Quốc rất khắc nghiệt. Do đó, khi nhiệt độ xuống thấp, người dân có xu hướng tụ tập trong nhà và đóng kín cửa sổ khiến cho không khí khó lưu thông, tạo điều kiện cho virus gây dịch COVID-19 dễ dàng lây nhiễm”, chuyên gia này cho biết.

Mặt khác, một trong những yếu tố cần phải lưu ý là việc chính phủ Hàn Quốc quá tập trung vào việc thực hiện các biện pháp khôi phục kinh tế trong thời gian qua và chậm trễ trong thực hiện xét nghiệm diện rộng khi các ca bệnh tăng trở lại cũng làm gia tăng số ca nhiễm một cách chóng mặt.

Cụ thể, dựa trên các hướng dẫn về thực hiện giãn cách xã hội trước đó, chính phủ Hàn Quốc cần phải nâng mức khoảng cách xã hội từ mức 2 lên 2,5 khi số trường hợp xác nhận nhiễm COVID-19 hàng ngày vượt qua con số 400 ca.

Tuy nhiên, thay vì nâng cao mức độ cảnh báo toàn diện, chính phủ đã quyết định thực hiện thắt chặt các hạn chế theo từng khu vực khác nhau với mục đích hạn chế ảnh hưởng đến nền kinh tế. Đánh giá về vấn đề này, các nhà dịch tễ học Hàn Quốc cho rằng, với tốc độ lây lan chóng mặt cùng việc các ca nhiễm không triệu chứng ngày một gia tăng như hiện nay, xét nghiệm và giới hạn từng khu vực sẽ làm chậm việc ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

Chính vì vậy, các chuyên gia y tế thế giới khuyến cáo các quốc gia không nên tập trung vào việc khôi phục kinh tế và mở cửa đón khách du lịch dù mùa lễ hội đang tới gần. Đồng thời, các chính phủ cần tiếp tục duy trì việc hạn chế các chuyến bay đưa đón công dân từ các quốc gia đang có tình hình dịch phức tạp, tăng cường giãn cách xã hội và khuyến nghị người dân đeo khẩu trang, hạn chế tụ tập đông người trước khi vắc xin được đưa vào cộng đồng.

Mỹ chưa có dấu hiệu dịch bệnh chững lại.

Mỹ chưa có dấu hiệu dịch bệnh chững lại.

Hiện nay, không chỉ tại Hàn Quốc, nhiều quốc gia trên thế giới đã ghi nhận những diến biến dịch bệnh đáng lo ngại xuất hiện trở lại, đặc biệt tại các nước Mỹ, Anh, Đức, Italy... khiến các giới chức phải áp đặt các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt.

Cụ thể số ca nhiễm, tử vong và nhập viện mỗi ngày vì COVID-19 tại Mỹ đã tăng cao ngoài tầm kiểm soát. Các bang ở khắp nước Mỹ phải ra lệnh hạn chế hàng loạt các hoạt động kinh tế xã hội, trong đó có bang đông dân nhất nước này (khoảng 23 triệu dân) là Nam California và Khu vực vịnh San Francisco đã phải tái phong tỏa. 

Có thể bạn quan tâm

  • Các lãnh đạo Mỹ sẽ tiêm vắc xin COVID-19 công khai

    Các lãnh đạo Mỹ sẽ tiêm vắc xin COVID-19 công khai

    11:00, 17/12/2020

  • Tiêm vắc xin ngừa COVID-19 do Việt Nam sản xuất: Kỳ vọng lớn!

    Tiêm vắc xin ngừa COVID-19 do Việt Nam sản xuất: Kỳ vọng lớn!

    05:00, 17/12/2020

  • COVID-19 gây tổn thất khoảng 81 triệu việc làm trong năm 2020

    COVID-19 gây tổn thất khoảng 81 triệu việc làm trong năm 2020

    11:00, 16/12/2020

  • Cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19 từ động vật hoang dã

    Cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19 từ động vật hoang dã

    05:15, 16/12/2020

CẨM ANH