COVID-19 gây tổn thất khoảng 81 triệu việc làm trong năm 2020

LINH NGA 16/12/2020 11:00

Mức sụt giảm thời giờ làm việc gây nên bởi cuộc khủng hoảng từ dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc làm và thu nhập ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

gsd

Tổn thất về thời giờ làm việc cũng bị ảnh hưởng bởi hàng triệu người rời bỏ lực lượng lao động hay rơi vào tình trạng thất nghiệp khi khu vực không tạo được việc làm mới. 

Báo cáo mới nhất về Triển vọng việc làm và xã hội châu Á – Thái Bình Dương 2020: Vượt qua khủng hoảng, hướng tới một tương lai việc làm lấy con người làm trung tâm của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho thấy, mức sụt giảm thời giờ làm việc gây nên bởi cuộc khủng hoảng từ dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc làm và thu nhập ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ước tính hậu quả về kinh tế mà đại dịch COVID-19 gây nên là mức tổn thất khoảng 81 triệu việc làm trong năm 2020. Ở hầu hết tất cả các nền kinh tế có số liệu 2020 theo quý, số lượng việc làm đều giảm so với năm 2019.

Cuộc khủng hoảng đã và đang gây nên tác động ngày càng sâu rộng, tình trạng thiếu việc làm ngày một gia tăng khi hàng triệu người lao động bị yêu cầu cắt giảm thời giờ làm việc hoặc thậm chí là không làm giờ nào. Nhìn chung, ước tính thời giờ làm việc ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương đã giảm 15,2% trong quý 2 và 10,7% trong quý 3/2020 so với mức trước khủng hoảng.

Tổn thất về thời giờ làm việc cũng bị ảnh hưởng bởi hàng triệu người rời bỏ lực lượng lao động hay rơi vào tình trạng thất nghiệp khi khu vực không tạo được việc làm mới. Báo cáo đã đưa ra ước tính ban đầu về tỷ lệ thất nghiệp khu vực, theo đó tỷ lệ thất nghiệp có thể tăng từ 4,4% năm 2019 lên mức 5,2% - 5,7% trong năm 2020.

Bà Sara Elder, Chuyên gia Kinh tế cao cấp thuộc Văn phòng ILO khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đồng thời là tác giả chính của báo cáo cũng cho biết: "Với tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, nhiều khả năng là thanh niên sẽ khó có thể cạnh tranh để kiếm được việc làm mới. Kể cả khi họ có thể tìm được việc làm thì có thể công việc đó cũng không phù hợp với nguyện vọng của họ. Hàng triệu phụ nữ cũng phải trả giá đắt và những người đã rời khỏi lực lượng lao động có thể sẽ phải mất hàng năm trời để có thể quay trở lại làm việc toàn thời gian".

Bên cạnh đó, do số giờ làm việc được trả lương ít hơn, thu nhập trung bình cũng giảm. Nhìn chung, ước tính thu nhập từ việc làm ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong ba quý đầu năm 2020 đã giảm khoảng 10%, tương đương với mức giảm 3% trong tổng sản phẩm quốc nội.

fsa

Đại dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực tới hàng loạt ngành nghề trong đó nghiêm trọng là ngành hàng không.

Báo cáo cũng đưa ra cảnh báo rằng xét đến quy mô thiệt hại gây nên đối với thị trường lao động, quy mô tổng thể của những phản ứng tài khóa của khu vực hiện là không đủ, đặc biệt là ở những nền kinh tế đang phát triển trong khu vực. Do tồn tại những khoảng trống trong chi tiêu tài khóa, cuộc khủng hoảng có khả năng làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng giữa các quốc gia trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Tại Việt Nam, báo cáo của Tổng cục Thống kê trước đó cho thấy, với tác động của dịch bệnh, các khó khăn vẫn có thể sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới. Dự báo, đến hết năm 2020, xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục bị hạn chế do các đối tác thương mại hàng đầu như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, Mỹ vẫn đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Mặt khác, nguyên nhiên liệu cần cho sản xuất bị cạn kiệt.

Cục Việc làm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tính đến kịch bản xấu nhất là số lao động mất việc làm có thể tăng khoảng 60.000 đến 70.000 mỗi tháng, tập trung ở các lĩnh vực như du lịch, hoạt động dịch vụ lưu trú và ăn uống, xây dựng, vận tải, chế biến, chế tạo... Số doanh nghiệp bị ảnh hưởng có thể lên đến 70%, trong khi số lao động bị ngừng việc, giãn việc, giảm việc có thể lên tới 3,5 - 5 triệu người.

Nhà nước xác định cùng lúc phải hỗ trợ cả doanh nghiệp và người lao động. Chỉ khi doanh nghiệp duy trì được sản xuất, kinh doanh thì người lao động mới không bị thất nghiệp, ngưng việc, giãn việc.

Chính phủ đang thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn cho doanh nghiệp; đồng thời chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước cho doanh nghiệp vay với lãi suất thấp, thời hạn cho vay dài và điều kiện tiếp cận với nguồn vốn thuận lợi hơn. Doanh nghiệp cũng được giảm thuế, giảm phí, hoãn nộp thuế... để vượt qua giai đoạn khó khăn.

Có thể bạn quan tâm

  • Nhiều vị trí tuyển dụng hấp dẫn từ ngày hội việc làm tại Phú Quốc

    Nhiều vị trí tuyển dụng hấp dẫn từ ngày hội việc làm tại Phú Quốc

    15:50, 16/11/2020

  • ASEAN BIS 2020: Công nghệ và tương lai việc làm tại ASEAN

    ASEAN BIS 2020: Công nghệ và tương lai việc làm tại ASEAN

    14:00, 13/11/2020

  • Sản xuất được cải thiện, số lượng việc làm lần đầu tăng trở lại sau Covid-19

    Sản xuất được cải thiện, số lượng việc làm lần đầu tăng trở lại sau Covid-19

    15:00, 02/11/2020

  • COVID-19 và thế giới việc làm: Khoảng trống trong kích thích tài khóa

    COVID-19 và thế giới việc làm: Khoảng trống trong kích thích tài khóa

    11:00, 24/09/2020

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ 11/9: Nghị định mới về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập

    TIN NÓNG CHÍNH PHỦ 11/9: Nghị định mới về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập

    19:49, 11/09/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
COVID-19 gây tổn thất khoảng 81 triệu việc làm trong năm 2020
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO