Cuộc chạy đua ngăn chặn biến chủng mới của virus SARS-CoV-2
Thế giới đang đẩy nhanh quy trình giải mã trình tự gen virus SARS-CoV-2 sau khi số lượng các ca virus "né vaccine" đang tăng lên.
Hiện nay, các nhà khoa học trên thế giới đang cùng Ấn Độ chạy đua giải trình tự gene virus SARS-CoV-2 nhằm ngăn chặn những biến thể mới có thể gây thảm họa trong tương lai. 10 phòng thí nghiệm ở Ấn Độ đang đảm đương công việc này, có khả năng xử lý 1.000 mẫu virus mỗi ngày. Quốc gia này đang nỗ lực thúc đẩy năng lực giải trình tự để theo dõi những thay đổi trong cấu tạo gene của biến chủng B.1.617.
Tương tự, các phòng nghiên cứu tại Anh cũng đang tiến hành giải trình tự lên đến 10% mẫu virus vào một số thời điểm. Mỹ cũng sẽ chi 1,7 tỷ USD để tăng cường khả năng nghiên cứu hệ gen của các biến thể của virus SARS-CoV-2 khi các biến thể mới và nguy hiểm hơn được dự báo sẽ xuất hiện phổ biến hơn. Hiện tại, các phòng thí nghiệm của Mỹ chỉ giải mã được khoảng 8.000 chủng virus Corona mỗi tuần. Nhờ khoản đầu tư 200 triệu USD ban đầu, con số trên hiện tăng lên 29.000 mẫu một tuần.
Các chuyên gia nhận định, những dự liệu giải mã thông tin về trình tự gen virus sẽ quyết định các biện pháp chính xác nhằm mục tiêu hạn chế sự lây lan của virus. Nhờ giải trình tự gen của tất cả các mẫu dương tính với Covid-19, Iceland đã ngăn chặn được biến thể mới vào quốc gia này và xác định được một chủng riêng biệt mới phát sinh.
Christopher Murray, Giám đốc Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe ở Seattle cho biết, “Có nhiều bằng chứng cho thấy có sự phát triển siêu nhanh của các chủng đột biến trong những tháng gần đây. Sau khi tiến hành giải mã các trình tự gen, so với chủng B.1.1.7, tốc độ tăng trưởng của B.1.617 được phát hiện tại Ấn Độ. Điều này có nghĩa là cho thấy các biến chủng mới đã phát triển với tốc độ nhanh hơn”.
Đồng quan điểm, theo Sarah Cobey, Phó giáo sư sinh thái học và tiến hóa tại Đại học Chicago, Mỹ nhận định virus đột biến và gây áp lực chọn lọc có thể tạo điều kiện cho những đột biến mới lây truyền dễ dàng hơn trong cộng đồng hoặc có khả năng trốn thoát khỏi hệ thống miễn dịch bẩm sinh của con người, thậm chí là những kháng thể do vaccine tạo ra.
Trước mắt, các chuyên gia CDC khuyến cáo, các nước cần tập trung vào các biến thể đáng lo ngại hơn gồm chủng biến thể được phát hiện ở Anh (B.1.1.7), Brazil (P.1) và Nam Phi (B.1.351), và mới đây nhất là Ấn Độ (B.1.617). Những biến thể này sở hữu nhiều đột biến và có các mức độ lây nhiễm gia tăng khác nhau.
Trong khi biến thể B.1.1.7 có thể ảnh hưởng đến trẻ em nhiều hơn so với chủng vi rút ban đầu, P.1 và B.1.351 có thể trốn tránh hệ thống miễn dịch hoặc các kháng thể phát sinh do tiêm chủng. Các dữ liệu về một số đột biến của B.1.617 vẫn đang được phát triển thêm để nghiên cứu về tốc độ lây lan.
Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa rõ liệu SARS-CoV-2 sẽ phát triển trong thời gian dài như một loại virus phân nhánh thành nhiều biến thể cùng tồn tại hay sẽ có nhiều dạng thay thế hơn. Nhà dịch tễ học UC Irvine và chuyên gia sức khỏe cộng đồng Sanghyuk Shin cho biết, các loại vaccine hiện nay đang có hiệu quả ổn định trong việc bảo vệ con người khỏi sự tấn công của virus SARS-CoV-2’,
Tuy nhiên, hai chuyên gia này cảnh báo, nếu tỷ lệ tiêm chủng COVID-19 trên toàn cầu vẫn đang diễn ra một cách chậm chạp, đặc biệt là tại các nước đang trở thành tâm dịch mới, các biến chủng khác sẽ có thể phát triển nhanh và mạnh hơn nữa trong tương lai trước khi đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng.
“Đây là một cuộc chạy đua với thời gian, nhưng cho đến khi các mã gen virus được giải trình và việc tiêm chủng diện rộng đạt được tỷ lệ nhất định để đạt miễn dịch cộng đồng, các biện pháp giãn cách vẫn cần được thực hiện”, hai chuyên gia này cho biết thêm.
Có thể bạn quan tâm
Xuất hiện chủng siêu lây nhiễm ở BV Bệnh Nhiệt đới TƯ có biến chủng Anh và Ấn Độ
00:37, 08/05/2021
Biến chủng COVID-19 "đột biến kép" từ Ấn Độ đã xuất hiện ở Việt Nam
04:54, 30/04/2021
Những lo ngại về biến chủng mới tại Ấn Độ
06:16, 28/04/2021
Biến chứng tim mạch từ bệnh tiểu đường
01:00, 10/03/2021