Chiến lược “đại dương xanh” trong phát triển du lịch

Đào Vũ 21/12/2022 04:09

Chiến lược “đại dương xanh” chủ yếu là dựa vào sự thay đổi về mặt tư duy, chiến lược, tầm nhìn của nhà quản trị trong kinh doanh và phát triển du lịch.

>>Cần “kiến trúc sư trưởng” cho sản phẩm du lịch

Chiến lược mới

Năm 2005, lần đầu tiên Kim, W. Chan và Mauborgne, R. đã trình bày khái niệm về chiến lược “đại dương xanh”. Đây là lần đầu tiên thị trường được chia thành hai khái niệm “đại dương xanh” và “đại dương đỏ”. Đây đều là hai khái niệm đề cập đến thị trường một cách tổng thể. Trong đó, "đại dương đỏ" là thị trường bão hòa thì "đại dương xanh" là thị trường đầy tiềm năng nhưng các doanh nghiệp chưa được khám phá đó là chú trọng vào tái tạo và đổi mới giá trị hơn là đổi mới công nghệ hoặc phát triển công nghệ đột phá. Đó là giải pháp tối ưu nhất, mang tính chất “xanh nhất” là lý thuyết này muốn mang đến cho các nhà kinh doanh và doanh nghiệp nói chung.

Vượt qua tư duy kinh doanh truyền thống để khám phá cơ hội phát triển vô hạn trong “Đại dương xanh” của ngành du lịch

Vượt qua tư duy kinh doanh truyền thống để khám phá cơ hội phát triển vô hạn trong “đại dương xanh” của ngành du lịch

Theo Thummeister (2007), khi doanh nghiệp thực hiện chiến lược “đại dương xanh”, nghĩa là tạo ra giá trị mới thay vì giá trị nhu cầu hiện tại, dẫn đến tạo ra thị trường mới với lợi thế cạnh tranh độc nhất mà các đối thủ cạnh tranh không có, do đó đạt được nhu cầu cạnh tranh mạnh mẽ với một tỷ suất lợi nhuận nhanh và lớn với đặc trưng cơ bản là tạo ra một thị trường không có cạnh tranh, nắm bắt nhu cầu mới.

Theo lý thuyết, “đại dương xanh” có 5 đặc điểm chính là: không tạo thị trường cạnh tranh; Xóa bỏ cuộc chơi tranh giành thị phần giữa các đối thủ; Tạo và nắm bắt nhu cầu mới; Phá vỡ sự đánh đổi giữa giá trị và chi phí; Sắp xếp lại toàn bộ hệ thống của công ty để theo đuổi sự khác biệt và chi phí thấp. Lý thuyết này được nhân rộng từ lâu và được áp dụng thực tiễn vào nhiều cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp với mọi lĩnh vực khác nhau một cách hiệu quả để phát triển xanh.

“Đại dương xanh” trong lĩnh vực du lịch

Du lịch là một lĩnh vực kinh tế đặc thù, có liên quan tới rất nheieuf các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau như: lưu trú, ăn uống, lữ hành, vận chuyển,… Mỗi lĩnh vực gắn với mỗi doanh nghiệp thuộc các nhóm ngành khác nhau. Mỗi biến động đều có ảnh hưởng đến du lịch.

Dưới góc nhìn và nghiên cứu du lịch tại Việt Nam, TS Lê Mạnh Tân – Trưởng khoa Du lịch Trường Đại học Công Đoàn Hà Nội nhận định, trong bối cảnh phục hồi sau đại dịch COVID-19, du lịch VIệt Nam cần có những hướng đi mới để bứt phá và phát triển thông qua áp dụng lý thuyết “đại dương xanh” vào hoạt động du lịch nhằm đổi mới về tư duy, chiến lược, sản phẩm cũng như phát triển nguồn nhân lực du lịch. 

TS. Lê Mạnh Tân - Trưởng Khoa Du lịch, Đại học Công Đoàn giới thiệu về Chiến lược

TS. Lê Mạnh Tân - Trưởng Khoa Du lịch, Đại học Công Đoàn giới thiệu về Chiến lược "Đại dương xanh"

TS Lê Mạnh Tân khẳng định: “Qua nghiên cứu và trải nghiệm thực tiễn, chúng tôi nhận thấy rằng, đối với lĩnh vực du lịch, thực tế đã chứng minh lý thuyết “đại dương xanh” có thể áp dụng vào một cách vô cùng hiệu quả. Là một ngành kinh tế có tiềm năng phát triển mạnh, du lịch đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng”.

TS Lê Mạnh Tân cho biết, đại dịch COVID-19 là một minh chứng điển hình cho sự biến động, phức tạp của thế giới, làm đảo lộn hoàn toàn sự phát triển của ngành du lịch từ năm 2020 trở lại đây. Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, số lượng khách quốc tế Việt Nam năm 2020 chỉ đạt 3,8 triệu lượt người (78,7% so với 2019), tổng thu du lịch đạt 312 nghìn tỷ đồng, giảm 58,7% - mức giảm tương đương 19 tỷ USD. Đặc biệt năm 2021, lượng khách chỉ còn 172 nghìn lượt do tác động cực kỳ nặng nề của COVID-19, giảm 95,9% so với năm 2020. Đến tháng 6/2022 Việt Nam đón 236,6 nghìn lượt khách quốc tế, giảm 90,3% so với cùng kỳ năm 2019.

Như vậy, xét về sự phát triển du lịch tại Việt Nam, nhờ có những quyết sách đúng đắn của Chính phủ và tiền lực vốn có, Việt Nam thuộc nhóm 10 các quốc gia có tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới (giai đoạn 2000 - 2019) và ngày càng thu hẹp khoảng cách với các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, sự phát triển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng khi xét bức tranh tổng thể. Lý thuyết “đại dương xanh” là chìa khóa để cho các tổ chức, doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước, địa phương cũng như các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch áp dụng, từ đó thay đổi tư duy về vấn đề kinh doanh, khai thác du lịch theo hướng đi mới, vượt qua tư duy kinh doanh truyền thống để khám phá cơ hội phát triển vô hạn trong “đại dương xanh” của ngành du lịch.

>>Phát triển du lịch gắn với văn hóa các dân tộc thiểu số

Cụ thể lý thuyết “đại dương xanh” được áp dụng trực tiếp vào hoạt động du lịch cụ thể ở các lĩnh vực tư duy, quy hoạch và phát triển, quan điểm thị trường, nguồn nhân lực, truyền thông và đánh giá hiệu quả của du lịch. Trong đó, khi áp dụng vào tư duy phát triển du lịch, ký thuyết này được thể hiện rõ rằng không nhất thiết phải có sự tham gia của khoa học công nghệ vào sự phát triển du lịch. Điều này được thể hiện thực tế bằng giá trị vốn có của sản phẩm du lịch. Ví dụ như các điểm đến Moroco hay Mandives… hoàn toàn không có sự tác động bởi công nghệ mà đó là bởi tính đặc trực trưng tự nhiên của sản phẩm. Mặt khác, có thể tạo ra hướng đi mới cho du lịch. Du lịch có thể tạo ra các giá trị mới, không bị chế định hay phụ thuộc và trình độ sản xuất quốc gia, truyền thông. 

Mộc Châu khai thác giá trị đặc trực trưng của tự nhiên và văn hóa

Mộc Châu khai thác giá trị đặc trực trưng của tự nhiên và văn hóa

Còn trong quy hoạch và phát triển sản phẩm, lý thuyết “đại dương xanh” được thể hiện rõ qua 3 tiêu chí: tạo nên sự khác biệt, tạo nên chuỗi giá trị mới và tạo nên nhu cầu gia tăng. Đồng thời, ứng dụng “Đại dương xanh” để tạo ra xu hướng du lịch mới hay các sản phẩm du lịch mới ra có thể giúp các địa phương, doanh nghiệp, tổ chức phát triển một cách rất riêng, không cạnh tranh, từ đó mở ra tiềm năng phát triển mạnh mẽ.

Ngoài ra ứng dụng “đại dương xanh” trong du lịch sẽ giúp đào tạo nguồn nhân lực theo thực hành nghề nghiệp theo hướng thực tế, cung ứng sớm nguồn lao động chất lượng cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Lý thuyết “Đại dương xanh” lại khẳng định truyền thông trong du lịch có quan hệ mật thiết vứi việc phát triển sản phẩm du lịch, tạo ra những điểm nhấn thu hút du khách. Mặt khác, lý thuyết “Đại dương xanh” sẽ giúp đánh giá hiệu quả thiết thực của hoạt động du lịch thông qua các tiêu chí phát triển kinh tế, bảo vệ tài nguyên và đảm bảo sinh kế cho người dân.

Chúng ta có thể thấy một số mô hình tiêu biểu của ứng dụng “Đại dương xanh” trong du lịch Việt Nam hiện nay như Du lịch hang động ở Quảng Bình; Mô hình phát triển du lịch tỉnh Sơn La, Đà Nẵng; Du lịch văn học… Theo TS. Trần Xuân Quang, Chánh văn phòng Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình, tỉnh đang thu hút một nhóm đối tượng khách nhất định mà không chạy theo số đông. Trong đó, loại hình du lịch khám phá Hang Sơn Đoòng vẫn tạo lên một cơn sốt nhất định đối với những du khách ưa khám phá, thích du lịch mạo hiểm và hướng đến phát triển bền vững. Lý thuyết “đại dương xanh” trong phát triển mô hình này được thể hiện rõ ở các điểm như: Chọn lọc đối tượng khách du lịch nhất định, là những người thật sự hiểu biết về địa hình, tỉ mỉ về địa bàn. Hoạt động du lịch này hiện nay chỉ dành cho những du khách có đặt lịch từ sớm và được hỗ trợ bởi một nhóm nhân sự hậu cần từ hiểu địa hình, vận chuyển,… gồm 70 người. Du lịch Hang Sơn Đoòng đã có định vị trên bản đồ Thế giới.

Một mô hình tiêu biểu khác rất đáng được nhắc đến chính là chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Sơn La. ThS. Trần Xuân Việt – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La cho biết: “Với tiềm năng, lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, văn hóa đa dạng, độc đáo và hấp dẫn của tỉnh Sơn la, dến nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng gần 30 điểm khai thác hoạt động du lịch nông nghiệp, nông thôn, trong đó phần lớn được khai thác theo mô hình du lịch cộng đồng, mô hình trải nghiệm du lịch vườn sinh thái… Xu hướng du lịch thay đổi cùng với những thành công gắn liền với thương hiệu “du lịch xanh, du lịch bền vững” đã trở thành một lợi thế để Sơn La phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp nông thôn”. 

ThS. Trần Xuân Việt - Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Sơn La

ThS. Trần Xuân Việt - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La

ThS. Trần Xuân Việt chia sẻ: “Loại hình trải nghiệm và giáo dục tại Mộc Châu cũng rất phù hợp với các nhóm trẻ em, học sinh, sinh viên hoặc đối với đối tượng khách du lịch có nhu cầu trải nghiệm hoạt động du ịch xanh. Du khách có thể trải nghiệm tại một số địa chỉ nổi tiếng như: hái dâu tây và thưởng thức các sản phẩm từ dâu tây VIETGAP tại Chimi Farm 1, Hoa Mộc Châu…”. Ngoài ra, Ths. Trần Xuân Việt chia sẻ kinh nghiệm phát triển du lịch trải nghiệm, với hoạt động thăm quan và trải nghiệm với hoa cải Mộc Châu sẽ có nét độc đáo riêng. Chính quyền tỉnh sẽ tạo điều kiện hỗ trợ từ 5 đến 10 triệu đồng tùy theo diện tích trồng hoa của bà con. Và từ đó, mùa hoa cải luôn có đều vào mỗi năm. Bên cạnh đó, các loại hình phát triển du lịch văn hóa, lịch sử; du lịch nghỉ dưỡng, giải trí và sức khỏe cũng được triển khai trên cơ sở liên kết sản phẩm vùng và địa phương.

Ngoài ra còn rất nhiều loại hình du lịch khác đang ứng dung chiến lược “đại dương xanh” như Đà Nẵng, Hà Giang,… Chiến lược đã và đang được thực hiện ở nhiều địa phương nhưng chúng ta vân chỉ gọi đó là các loại hình du lịch xanh hoặc chiến lược phát triển du lịch bền vững.

Có thể bạn quan tâm

  • Cần “kiến trúc sư trưởng” cho sản phẩm du lịch

    Cần “kiến trúc sư trưởng” cho sản phẩm du lịch

    04:05, 19/12/2022

  • Nam Định: Đẩy mạnh du lịch để phát triển kinh tế

    Nam Định: Đẩy mạnh du lịch để phát triển kinh tế

    15:25, 20/12/2022

  • Phát triển du lịch gắn với văn hóa các dân tộc thiểu số

    Phát triển du lịch gắn với văn hóa các dân tộc thiểu số

    00:03, 20/12/2022

  • Vì sao Việt Nam đứng cuối bảng xếp hạng Chỉ số phục hồi du lịch châu Á?

    Vì sao Việt Nam đứng cuối bảng xếp hạng Chỉ số phục hồi du lịch châu Á?

    03:00, 18/12/2022

Đào Vũ