Phát triển du lịch gắn với văn hóa các dân tộc thiểu số

DƯƠNG THÀNH - BẢO LOAN 20/12/2022 00:03

Các dân tộc thiểu số có truyền thống văn hóa phong phú, độc đáo, đa dạng, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam.

>>>Sắc màu văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số

Ngày nay, nhiều địa phương đã thành công với việc khai thác văn hóa truyền thống làm nền tảng thu hút khách du lịch. Chính những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, cùng với những cảnh quan thiên nhiên mới là tài nguyên để thu hút khách du lịch. Đây cũng là yếu tố quan trọng để phát triển du lịch bền vững, cần phải được quan tâm chú trọng và xây dựng thành những sản phẩm du lịch.

ds

Then không chỉ là hơi thở cuộc sống, sắc màu văn hóa dân tộc, mà còn từng bước trở thành sản phẩm du lịch độc đáo của tỉnh Thái Nguyên.

Nhiều chuyên gia cho rằng, để xây dựng được sản phẩm độc đáo, hấp dẫn khách du lịch phải cần cả một quá trình. Mỗi vùng miền, mỗi địa phương đều có những nét văn hóa đặc trưng, đây là nguồn tài nguyên to lớn để xây dựng các sản phẩm du lịch hấp dẫn khách thập phương. Phát triển du lịch văn hóa từ các đặc trưng văn hóa bản địa không chỉ góp phần giúp quảng bá văn hóa truyền thống mà còn tạo động lực giúp người dân địa phương có ý thức hơn về bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc mình.

Ông Lê Ngọc Linh - Phó Giám đốc, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên

Ông Lê Ngọc Linh - Phó Giám đốc, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên

Ông Lê Ngọc Linh - Phó Giám đốc, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên cho biết, tỉnh Thái Nguyên rất quan tâm đến phát triển du lịch đặc biệt, phát triển du lịch bền vững gắn với gìn giữ, phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số. Trong đề án phát triển du lịch của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 – 2025 hướng đến năm 2030, xác định đưa du lịch Thái Nguyên trở thành một ngành kinh tế quan trọng. Sau hơn 2 năm bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 năm 2022, du lịch Thái Nguyên đã ghi nhận những tín hiệu khởi sắc. Theo số liệu tổng hợp, tính đến cuối tháng 11 năm 2022 toàn tỉnh đón được trên 2,1 triệu lượt khách du lịch. 

>>>Cần “kiến trúc sư trưởng” cho sản phẩm du lịch

Theo ông Linh, mặc dù Định Hóa là địa phương hết sức khó khăn, nhưng giành nguồn lực nhiều nhất để triển khai thực hiện đề án phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Phát triển du lịch bền vững, gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói chung, cũng như trên địa bàn huyện Định Hóa nói riêng gắn với phát huy giá trị của các di tích lịch sử trên địa bàn là một nhiệm vụ, đồng thời đây cũng là định hướng trong việc xây dựng các sản phẩm du lịch của tỉnh.

ông Nguyễn Minh Tú, Chủ tịch UBND huyện Định Hóa

Ông Nguyễn Minh Tú, Chủ tịch UBND huyện Định Hóa

Là một trong những địa phương ban hành đề án phát triển du lịch sớm nhất tỉnh Thái Nguyên ông Nguyễn Minh Tú, Chủ tịch UBND huyện Định Hóa cho biết, trong hai nhiệm kỳ gần đây, Định Hóa đã xây dựng và triển khai Đề án, Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống các dân tộc. Thông qua Đề án sẽ xác định rõ được tiềm năng, lợi thế, thực trạng và phương hướng phát triển cho du lịch cộng đồng tại địa phương. Đồng thời, đưa ra được những cơ chế, chính sách phù hợp để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương trong những năm tới.

>>>Phát triển du lịch cộng đồng Quảng Ninh (Kỳ II): Nhiều thách thức cần hóa giải

“Trên địa bàn huyện Định Hóa có 182 điểm di tích, trong đó có 28 di tích cấp Quốc gia, 28 di tích cấp tỉnh; 13 di tích nằm trong quần thể di tích Quốc gia đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định xếp hạng. Cùng với đó, huyện Định Hóa còn có di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia như, nghi lễ Then của dân tộc Tày, múa rối cạn dân tộc Tày ở xã Đồng Thịnh, lễ hội Lồng tồng, Lượn Cọi của người Tày, Pả Dung của người Dao. Có thể thấy, Định Hóa có nhiều tiềm năng phát triển du lịch đặc biệt là du lịch cộng đồng, du lịch về nguồn dựa trên những lợi thế về thiên nhiên cũng như di tích lịch sử”, ông Tú cho biết.

ông Bùi Huy Toàn, Trưởng Ban Quản lý khu di tích lịch sử sinh thái ATK Định Hóa

Ông Bùi Huy Toàn, Trưởng Ban Quản lý khu di tích lịch sử sinh thái ATK Định Hóa

Theo ông Bùi Huy Toàn, Trưởng Ban Quản lý khu di tích lịch sử sinh thái ATK Định Hóa, Khu di tích đặc biệt ATK Định Hóa, Thái Nguyên là một hành trình về nguồn rất quan trọng trong các điểm du lịch tại Thái Nguyên. Nơi đây là địa chỉ đỏ, nơi giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng cho các thế hệ hành hương về nguồn. Khu di tích đặc biệt ATK Định Hóa là minh chứng sinh động cho những nỗ lực nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị riêng của mảnh đất cách mạng.

Múa Tắc Xình của người Sán Chay ở Thái Nguyên

Múa Tắc Xình của người Sán Chay ở Thái Nguyên

Ông Lương Duy Doanh, Giám đốc Fivestar Travel chia sẻ, trong hành trình về với Thái Nguyên ngoài trải nghiệm các địa chỉ đỏ, các doanh nghiệp còn có cơ hội tham quan, khám phá và trải nghiệm đối với các bản làng du lịch cộng đồng. Du lịch cộng đồng được coi là loại hình du lịch mang lại sự phát triển bền vững, là cơ hội trong bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc trưng của các dân tộc thiểu số. Đây cũng là dịp để kết nối, liên kết những người làm dịch vụ du lịch các tỉnh cùng phát triển bền vững dựa trên giá trị cốt lõi của văn hóa truyền thống.

Có thể bạn quan tâm

  • Phát triển du lịch bền vững gắn với gìn giữ, phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số

    Phát triển du lịch bền vững gắn với gìn giữ, phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số

    02:44, 20/12/2022

  • Phát triển du lịch bền vững: Việt Nam đã sẵn sàng trở lại đường đua?

    Phát triển du lịch bền vững: Việt Nam đã sẵn sàng trở lại đường đua?

    00:00, 17/11/2022

  • Phát triển du lịch bền vững tại Đồng bằng sông Cửu Long

    Phát triển du lịch bền vững tại Đồng bằng sông Cửu Long

    05:00, 04/10/2022

  • Sắc màu văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số

    Sắc màu văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số

    16:46, 18/12/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Phát triển du lịch gắn với văn hóa các dân tộc thiểu số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO