Xu hướng “cao cấp hóa” du lịch tại Việt Nam

VI ANH 17/08/2023 21:58

Sau đại dịch Covid-19, nhu cầu tiêu dùng đang trở nên tinh tế và thay đổi theo xu hướng “cao cấp hóa”. Họ ưu tiên các trải nghiệm và đòi hỏi nhiều hơn về sự độc đáo trong ẩm thực, đồ uống cao cấp...

>>Cần chiến dịch quảng bá điểm đến hiệu quả cho doanh nghiệp du lịch

Tín hiệu tích cực

Ngành du lịch đang chịu tổn thất nặng nề do đại dịch Covid–19, khi lượng khách quốc tế đến Việt Nam giảm 80% (so với năm 2019), lượng khách trong nước giảm gần 50%, dẫn đến lượng thất thu toàn ngành là 23 tỷ USD. Mặc dù vậy, giai đoạn này được coi là cơ hội để ngành du lịch tìm ra cơ hội mới phát triển bền vững hơn.

Chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Liam Cordingley – Chuyên gia của Oxford Economics cho biết: “Ngành du lịch đã đóng góp khoảng 7% vào GDP cả nước trong năm 2019. Do vậy, sự phục hồi của thị trường du lịch rất quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Theo ước tính, mức chi tiêu du lịch sẽ phục hồi về mức của năm 2019 vào năm 2024, đến năm 2025 sẽ cao hơn 36% so với năm 2019.

Ông Liam Cordingley – Chuyên gia của Oxford Economics.

Ông Liam Cordingley – Chuyên gia của Oxford Economics.

Dựa theo thống kê của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), trong nửa đầu năm, ngành du lịch đã có nhiều tín hiệu tích cực với con số gần 5,6 triệu lượt khách quốc tế, và phục hồi 66% so với năm 2019 (giai đoạn trước Covid-19).

Đánh giá về thị trường du lịch, ông Mark Kent - Giám đốc điều hành Hiệp hội rượu whisky Scotland (SWA), Cựu Đại sứ Anh tại Việt Nam (nhiệm kỳ 2007 - 2010), Chủ tịch Mạng lưới Hữu nghị Việt Nam - Anh Quốc cho biết, ngành du lịch đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam, nhưng tác động nặng nề của Covid-19 đã khiến ngành này gần như đóng băng.

Theo ông Mark Kent, hiện ngành du lịch đã có sự chuyển biến tích cực. Dự kiến tăng trưởng 36% vào năm 2025 tại Việt Nam, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực du lịch hạng sang, và đóng góp 10% GDP vào năm 2030.

“Cao cấp hóa” những trải nghiệm du lịch

Theo dữ liệu từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới, ước tính sự tăng trưởng của tầng lớp trung lưu ở ASEAN trong những năm 2020 sẽ thúc đẩy chi tiêu cho “các trải nghiệm cao cấp hơn” (bao gồm đi ăn ngoài, đồ uống và du lịch) tăng 4,7 lần từ năm 2020 đến 2030. Theo Oxford Economics, tỷ lệ hộ gia đình thuộc tầng lớp trung lưu ở Việt Nam dự kiến sẽ tăng gấp đôi cho đến năm 2030.

Trong bối cảnh nền kinh tế đang thay đổi, việc ưu tiên trải nghiệm của khách hàng cũng như nhu cầu du lịch đang dần định hình lại. Việt Nam đang là điểm đến của những du khách có thu nhập cao hơn và có xu hướng chịu chi tiêu hơn thời kỳ trước đại dịch. Họ ưu tiên các trải nghiệm hơn những yếu tố khác và đòi hỏi nhiều hơn về sự độc đáo như ẩm thực, dịch vụ…

Đáng chú ý, Chính phủ Việt Nam đang tìm cách thúc đẩy “du lịch chất lượng cao” với trọng tâm là các dịch vụ có giá trị gia tăng cao như khách sạn 5 sao, các cửa hàng thực phẩm và đồ uống, các cửa hàng bán lẻ để thu hút nhiều hơn khách du lịch đường dài, chi tiêu cao đến từ Châu Âu, Hoa Kỳ và Úc.

Tuy nhiên, để làm được điều này thì ngành du lịch Việt Nam cần hiểu được xu hướng tiêu dùng của đối tượng khách du lịch có thu nhập cao.

Trong nửa đầu năm, ngành du lịch đã có nhiều tín hiệu tích cực với con số gần 5,6 triệu lượt khách quốc tế.

Trong nửa đầu năm, ngành du lịch đã có nhiều tín hiệu tích cực với con số gần 5,6 triệu lượt khách quốc tế.

Ông Mark Kent - Cựu Đại sứ Anh tại Việt Nam đã dẫn chứng bài học của Scotland: “Nhắc đến Scotland thì ai cũng biết đến những loại rượu truyền thống nổi tiếng, loại đồ uống cao cấp mang hương vị đặc trưng của vùng có chất lượng cao. Đặc biệt, khách du lịch có thể trải nghiệm việc tham quan các lò sản xuất rượu Scotland truyền thống, góp phần tạo ra thương hiệu mềm cho vùng đất này”.

Cựu Đại sứ Anh chia sẻ, bài học quan trọng trong việc thu hút khách du lịch không chỉ nằm ở việc sẽ thu hút được bao nhiêu lượng khách du lịch mà vấn đề là ở chất lượng. Bởi lượng du khách càng đông sẽ gây áp lực lên cơ sở hạ tầng, chất lượng và danh lam thắng cảnh. Do vậy, cần hướng tới thu hút du khách phân khúc chất lượng cao chịu chi tiêu và trải nghiệm những dịch vụ độc đáo.

>>Mùa Vu Lan và Rằm Trung thu: Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại núi Bà Đen, Tây Ninh

Dựa trên báo cáo của Barton, 3/4 trong số 347 tỷ USD chi tiêu cho du lịch xa xỉ trên toàn cầu trước Covid-19 là dành cho đồ ăn và đồ uống. Trong tổng số đó, khoảng 70% được chi cho các quán bar hoặc cơ sở ăn uống sang trọng (nhà hàng), so với chỉ 6% tại các cơ sở ăn uống bình dân giá rẻ hơn (quán cà phê, thức ăn nhanh).

Hơn nữa, ngành ẩm thực Việt Nam đã bắt đầu nhận được sự chú ý từ các tổ chức đánh giá danh tiếng trên thế giới, mở ra một thị trường mới đầy tiềm năng của ẩm thực cao cấp. Chuyên gia Liam Cordingley nhận định: “Khách du lịch tạo thành một thị trường quan trọng để bán các loại đồ uống cao cấp tại Việt Nam. Doanh số bán hàng tại các khách sạn, quán bar và nhà hàng hướng đến khách du lịch là chìa khóa thành công của ngành này tại Việt Nam”.

Trong thời gian tới, việc phát triển bền vững, mở rộng các hướng phát triển và tạo ra những sản phẩm du lịch chất lượng cao, mang tính độc đáo và bền vững là điều vô cùng quan trọng trong ngành du lịch.

Có thể bạn quan tâm

  • Vinhomes vào TOP 20 thương hiệu bất động sản giá trị nhất thế giới

    Vinhomes vào TOP 20 thương hiệu bất động sản giá trị nhất thế giới

    12:37, 17/08/2023

  • Thị trường bất động sản sôi động tháng “Lễ Vu Lan”

    Thị trường bất động sản sôi động tháng “Lễ Vu Lan”

    04:00, 17/08/2023

  • "Đòn bẩy" vực dậy thanh khoản bất động sản

    14:38, 16/08/2023

  • “Cơ hội vàng” cho nhà đầu tư bất động sản Việt tại Úc

    “Cơ hội vàng” cho nhà đầu tư bất động sản Việt tại Úc

    15:52, 14/08/2023

  • Đánh thuế lũy tiến bất động sản: Công cụ lành mạnh thị trường

    Đánh thuế lũy tiến bất động sản: Công cụ lành mạnh thị trường

    14:11, 13/08/2023

VI ANH