Sách giáo khoa mang “hình bóng Trung Quốc”: Đừng "nhìn gà hóa cuốc"!

Trương Khắc Trà 17/08/2018 06:01

Một hình ảnh mang tính chất minh họa nên không đáng để có cái nhìn kỳ thị, đẩy vấn đề học thuật sang màu sắc chính trị.

Người Việt bị mắc “hội chứng Trung Quốc”, bất kể thứ gì liên quan đến Trung Quốc đều bị cho “có vấn đề”. Mối bang giao với người hàng xóm khổng lồ có nhiều điều để nói, nhưng không phải thứ gì cũng “nhìn gà hóa cuốc”.

Ở đây không nói đến tấm hộ chiếu hay đồ chơi có hơi hướng Trung Quốc. Cuốn sách giáo khoa lịch sử lớp 7, bìa có in hình minh họa Vạn lý trường thành của Trung Quốc.

Cuộc tranh luận nên hay không sử dụng Vạn lý trường thành làm hình minh họa nên chỉ bỏ ra ngoài yếu tố chính trị. Không đáng để trở thành sự hoài nghi có màu sắc chính trị nào đấy.

Cuốn sách giáo khoa có in hình Vạn lý trường thành

Cuốn sách giáo khoa có in hình Vạn lý trường thành

Cách giải thích của ông Nghiêm Đình Vỳ - chủ biên tập sách hoàn toàn hợp lý “trong cuốn sách có đề cập đến lịch sử phong kiến Trung Quốc”.

Có thể bạn quan tâm

  • Bài học từ cuộc chiến tranh thương mại trong lịch sử

    Bài học từ cuộc chiến tranh thương mại trong lịch sử

    04:30, 28/07/2018

  • TP. HCM: Đầu tư 9 dự án trong công viên lịch sử văn hóa dân tộc

    TP. HCM: Đầu tư 9 dự án trong công viên lịch sử văn hóa dân tộc

    15:23, 10/07/2018

  • Khi sự lãng phí mang “áo choàng lịch sử”

    Khi sự lãng phí mang “áo choàng lịch sử”

    17:43, 26/06/2018

  • “Lỗ hổng” trong giáo dục là lịch sử và văn hóa

    “Lỗ hổng” trong giáo dục là lịch sử và văn hóa

    01:31, 31/05/2018

  • Đà Nẵng xử phạt như thế nào vụ người Trung Quốc thuyết minh xuyên tạc lịch sử?

    Đà Nẵng xử phạt như thế nào vụ người Trung Quốc thuyết minh xuyên tạc lịch sử?

    17:14, 03/04/2018

Chính sách bành trướng của Trung Quốc nên được phân biện rạch ròi với những giá trị văn hóa, lịch sử của đất nước này. Đất nước và con người Trung Quốc có rất nhiều bài học để chúng ta học hỏi.

Rất nhiều thứ xuất phát từ Trung Quốc trở thành điểm tựa cho nước ta trong lịch sử, đó là Nho giáo, Đạo giáo và phần nào đó là Phật giáo – thời đại “Tam giáo đồng nguyên” là lúc hưng thịnh trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

Nếu dở lại nhiều cuốn sách lịch sử có thể thấy rất nhiều hình ảnh công trình kiến trúc nước ngoài, như Kim tự tháp (Ai Cập); lăng mộ vua Tajimahan (Ấn Độ); đấu trường Closeum, tháp nghiêng Piza (Italia);…

Đó là những công trình kiến trúc tiêu biểu không những đại diện cho từng thời kỳ lịch sử mà còn thể hiện trí tuệ, khả năng của con người nói chung.

Vậy, những công trình từ Châu Phi, Châu Âu có khác gì Vạn lý trường thành? Phải chăng lỗi ở chỗ khác chứ không phải ở bản thân công trình đồ sộ này?

Vạn lý trường thành là một trong những công trình vĩ đại nhất thế giới cho đến hiện tại, ở đó có dấu ấn của kiến trúc, tầm vóc con người nói chung, nó là giá trị mang tính đại diện của nhân loại chứ không riêng gì Trung Quốc.

Nên cũng bình thường nếu Vạn lý trường thành được in minh họa trên cuốn sách lịch sử. Nước ta không thiếu thắng cảnh, danh lam, di tích lịch sử có thể in lên bất cứ chỗ nào hợp lý, nhưng đại diện cho một thời kỳ lịch sử phong kiến Trung Hoa thì lấy “đại diện” Vạn lý trường thành không phải cái gì đó quá lệch lạc.

Chúng ta có thể khó chịu với người láng giềng lắm mưu nhiều mẹo, nhưng không thể không học hỏi họ nhiều thứ. Hãy bỏ qua lại cái nhìn hẹp hòi, cho đó là âm mưu mang tính chính trị.

Vạn lý trường thành là kỳ quan thế giới, về lý thuyết nó là tài sản chung của nhân loại, có tính phổ quát.

Thời đại hội nhập, bạn - thù; địch - ta, nên có quan điểm toàn diện và lịch sử cụ thể, những mối quan hệ song phương đậm tính biện chứng cũng cần có cái nhìn thật biện chứng để không bỏ lỡ cơ hội hợp tác phát triển.      

Trương Khắc Trà