“Lỗ hổng” trong giáo dục là lịch sử và văn hóa

Diendandoanhnghiep.vn Ông Phạm Minh Chính (đoàn Quảng Ninh) chia sẻ như vậy trong phiên thảo luận về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 30/5.

 

“Gần đây tôi có xem các chương trình truyền hình như đường lênh đỉnh Olympia, Ai là triệu phú…thì kiến thức hổngp/nhất của những người chơi là lịch sử và văn hóa.p/Ảnh: Nguyễn ViệtÔng Phạm Minh Chính: “Gần đây tôi có xem các chương trình truyền hình như đường lênh đỉnh Olympia, Ai là triệu phú…thì kiến thức hổng nhất của những người chơi là lịch sử và văn hóa". Ảnh: Nguyễn Việt
 
Ông  Chính cho rằng, đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ và vị thế như ngày nay, trong đó nền giáo dục có đóng góp quan trọng vào sự nghiệp này. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa tương xứng so với tiềm năng, có những lĩnh vực đã chậm hơn so với các nước trong khu vực thì cũng có một phần lỗi của ngành giáo dục.
Ông Chính thừa nhận, khi xây dựng luật xây dựng quy định thì cũng không thể bao phủ hết được các góc cạnh của cuộc sống, thực tiễn diễn ra rất nhanh, trong khi dự báo bao giờ cũng đi sau thực tiễn. Nhưng khi sửa luật nên cố gắng bao quát nhưng có tính khả thi, hiệu quả và có sức lan tỏa.

Qua đây ông Chính nhận thấy có mấy vấn đề trong ngành giáo dục hiện nay. Thứ nhất, người học tác động đến luật này như thế nào. Thứ hai, người dạy chịu tác động từ luật này ra làm sao. Thứ ba, phương pháp dạy, phương pháp học, giáo trình và cách quản lý. Thứ tư là cơ sở vật chất.

Đánh giá về chủ thể thứ nhất là người học, ông Chính đề nghị cần nâng cao chất lượng của người học, như kiến thức, phẩm chất đạo đức và phải có sức khỏe. Trong đó cần tập trung vào tư duy, phương pháp luận và cách tiếp cận vấn đề. Kiến thức con người thu nạp được từ khi mới 5 – 6 tuổi là rất lớn, do đó ngay từ cấp tiểu học đã phải có tư duy, phương pháp luận tiếp cận vấn đề.

Ông Chính nêu ví dụ, chúng ta thường đưa ra một kết quả thì chỉ có một phép tính, nhưng ở nước ngoài thì một kết quả thì phải có bao nhiêu phép tính để ra được kết quá đó. Đây là hai cách tư duy hoàn toàn khác nhau. Phương pháp dạy ở Việt Nam là cứ đi tìm một kết quả thì có một bài toán giải, còn ở nước ngoài khi đưa ra một kết quả thì có bao nhiều cách tìm ra được kết quả đó.

Thứ hai, là vấn đề đạo đức. Đây là kết quả của nhân loại, đặc biệt trong đó có kết quả của dân tộc từ truyền thống lịch sử, văn hóa  - đây là một nguồn lực nhưng chúng ta vẫn chưa đặt đúng vị trí này trong giáo dục. Giáo dục cho công dân thấy thế nào về lịch sử văn hóa là một nguồn lực mà chúng ta phải giáo dục ý thức này, truyền tải được trong ngành giáo dục.

“Gần đây tôi có xem các chương trình truyền hình như đường lênh đỉnh Olympia, Ai là triệu phú…thì kiến thức hổng  nhất của những người chơi là lịch sử và văn hóa. Nói về văn hóa là người chơi bị mất điểm, chứng tỏ chúng ta chưa đặt văn hóa, lịch sử vào đúng vị trí trong việc phát triển giáo dục”, ông Chính chia sẻ.

Bên cạnh đó là giáo dục thể chất, chương trình thiết kế giáo dục thể chất chưa phù hợp, ở các nước gần như hàng ngày đều có 2 tiết nâng cao thể chất, đặc biệt là giáo dục tiểu học và trung học phổ thông cơ sở. Nhưng ở Việt Nam cả tuần chỉ có 2 tiết, trong khi con người Việt Nam còn rất “thấp bé nhẹ cân” so với mặt bằng chung của khu vực và thế giới.

“Tại sao chúng ta không tập trung đầu tư cho giáo dục thể chất này? Do đó, luật cũng phải thiết kế làm sao để phát triển được cả trí tuệ, thể chất và đạo đức, có như vậy mới toàn diện”, ông Chính bày tỏ.

Về phía người dạy, theo ông Chính, cũng là một bài giảng nhưng phải luôn tư duy làm cái gì mới trong cái cũ đấy và phải biết mô hình hóa vì tư duy trừu tượng bao giờ cũng khó hơn tư duy trực quan. Người dạy phải lấy người học làm trung tâm, nhưng phải tăng cường cách thể hiện bằng trực quan nhiều hơn tư duy trừu tượng. Tạo sự sáng tạo cho người dạy, không dập khuôn. Ông Chính lấy ví dụ, hiện nay thi giáo viên dạy giỏi thường chỉ là đọc – chép.

“Do đó, đổi mới sáng tạo trong giáo dục cần phải suy nghĩ về phương pháp sao cho chín và thật rõ ràng, không thể nhảy từ cực này sang cực khác, phương pháp dạy, phương pháp học thay đổi nhiều quá, đồng thời làm cho kiến thức bị chi phối”, ông Chính  nói.

Về cơ sở vật chất, ông Chính nhận thấy trong rất nhiều quy định dưới luật, nhất là một số nghị định không còn phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay. Từ đường giao thông, công nghệ thông tin cũng như cuộc sống đã được cải thiện rất nhiều, nhưng chúng ta vẫn tư duy về trường học, điểm trường còn cứng nhắc, theo hành chính.

Bên cạnh đó là phải xây dựng cơ chế bình đẳng giữa trường công lập với trường tư thục. Chúng ta bao giờ cũng dành khu đất đẹp nhất trong một xã hay một phường để xây dựng trường, trong khi trường tư chạy đến 10 vẫn không xin được đất vì thủ tục rườm rà.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Lỗ hổng” trong giáo dục là lịch sử và văn hóa tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713952458 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713952458 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10