Không nên nhân danh bảo vệ môi trường để tận thu, vắt kiệt sức dân

Vũ Đức Tâm 23/12/2018 11:10

Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 có ghi: “Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”.

Dư luận đang hết sức băn khoăn, bức xúc trước công văn của Bộ Tài chính gửi các Bộ: Xây dựng, Công Thương, Giao thông Vận tải, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường đề nghị xây dựng đề án thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải.

Trước đó, tháng 5/2016 Bộ Tài chính cũng đã có văn bản tương tự gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị xây dựng đề án thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải, gửi về Bộ Tài chính để nghiên cứu, trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định thu phí. Tuy nhiên đến nay Bộ Tài chính vẫn chưa nhận được đề xuất phương án thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải của 2 bộ này. Cho nên Bộ Tài chính tiếp tục có công văn thúc giục như đã nói ở trên.

Bộ Tài chính đang muốn người dân phải gánh thêm phí khí thải bảo vệ môi trường.

Bộ Tài chính đang muốn người dân phải gánh thêm phí khí thải bảo vệ môi trường.

Nói lại chuyện đó để thấy rằng, đây đúng là một vấn đề quá nhạy cảm, chạm đến không chỉ tính pháp lý của việc thu phí mà còn cả lòng dân không yên. Nhất là chỉ mấy hôm nữa thôi, từ ngày 1/1/2019, người dân đã phải nộp thuế bảo vệ môi trường 4.000 đồng trên 1 lít xăng dầu, thay cho mức hiện tại là 3.000 đồng/lít.

Có thể bạn quan tâm

  • Tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu theo cách bù trừ

    Tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu theo cách bù trừ

    05:35, 12/07/2018

  • Bộ Tài chính giải trình về việc điều chỉnh Thuế bảo vệ môi trường

    Bộ Tài chính giải trình về việc điều chỉnh Thuế bảo vệ môi trường

    11:07, 08/04/2018

  • Tăng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu: Vô tình và thiếu thuyết phục?

    Tăng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu: Vô tình và thiếu thuyết phục?

    05:47, 02/04/2018

  • Giá xăng dầu sẽ ra sao khi tăng thuế bảo vệ môi trường?

    Giá xăng dầu sẽ ra sao khi tăng thuế bảo vệ môi trường?

    05:45, 24/02/2018

  • Thu phí bảo vệ môi trường với khí thải: Nhiều tranh cãi

    Thu phí bảo vệ môi trường với khí thải: Nhiều tranh cãi

    07:03, 20/12/2018

Ông Đặng Thế Phương – Phó chủ tịch Hiệp hội vận tải hàng hóa Hải Phòng chia sẻ: Các doanh nghiệp vận tải ô tô rất lo ngại về việc sẽ phải nộp thêm loại phí khí thải này. Bởi hiện nay chi phí vận tải nói riêng, chi phí logistics nói chung đã khá cao. Trong khi đó, chân hàng khan hiếm, các doanh nghiệp vận tải cạnh tranh nhau quyết liệt, không ít đơn vị đứng trước nguy cơ phá sản.

Vừa thu thuế bảo vệ môi trường cao ngất ngưởng (qua mỗi lít xăng dầu bán ra) lại thu tiếp phí khí thải để bảo vệ môi trường (qua đăng kiểm phương tiện), rõ ràng là phí chồng lên thuế! Thử hỏi đó là gì nếu không phải là tận thu, vắt kiệt sức dân và doanh nghiệp? Chưa kể, song song với phí này, thành phố Hà Nội cũng đang xây dựng đề án thu phí đối với phương tiện lưu thông vào nội đô.

Xin mượn ý kiến của tiến sĩ Ngô Trí Long kiến nghị với Bộ Tài chính và các bộ ngành: “Hiện nay, có rất nhiều loại phí đối với môi trường, trong đó xăng dầu đang chịu các loại thuế xuất nhập khẩu, thuế GTGT, thuế bảo vệ môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế thu nhập doanh nghiệp. Vì vậy, cần phải cân nhắc kỹ việc cùng lúc vừa áp thuế bảo vệ môi trường, vừa áp phí khí thải mỗi phương tiện giao thông. Bởi nếu thu thuế bảo vệ môi trường từ xăng dầu, sau đó thu tiếp phí môi trường trên phương tiện thì có nghĩa là thu phí hai lần”.

Trong bối cảnh mức sống, thu nhập của người dân Việt Nam còn thua kém rất xa so với mặt bằng chung thế gới, các doanh nghiệp cũng còn nhỏ bé, yếu đuối, chưa đủ sức cạnh tranh với nước ngoài thì việc thu thêm phí bảo vệ môi trường có nên?

Ngay tại khoản 5, Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 có ghi: “Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”.

Việc đề xuất thu thêm loại phí khí thải để bảo vệ môi trường như đề xuất của Bộ Tài chính, thành phố Hà Nội và Sở Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh là không phù hợp với ngay cả Luật Bảo vệ môi trường.

Đó là chưa nói đến việc ô nhiễm môi trường, chống ùn tắc giao thông trong nội đô còn do nhiều nguyên nhân, còn nhiều việc phải làm như: giãn dân, giảm bớt mật độ xây dựng nhà ở, trồng và bảo bảo vệ cây xanh…

Bởi vây, không nên nhân danh bảo vệ môi trường để tận thu, vắt kiệt sức dân!

Vũ Đức Tâm