“Cố” chặn COVID-19 cho một năm mới an lành
Nhiều chuyên gia cho rằng, phải thực hiện nghiêm túc mọi công tác phòng, chống dịch COVID-19 để đón năm mới an lành; nếu lơ là, đại dịch sẽ bùng phát trở lại.
Sắp hết một năm nhiều nghiệt ngã, năm mới sắp đến, người người nhà nhà đều đã chuẩn bị cho một năm mới nhiều hy vọng. Nhưng, đi kèm với đó cũng là những nỗi lo sợ dịch COVID-19 quay trở lại. Cho nên, việc phòng bệnh luôn là câu chuyện đi kèm với những mong đợi sắp tới.
Phòng bệnh triệt để trong giai đoạn hiện tại không còn là câu chuyên của các cơ quan chức năng mà là của toàn dân. Phòng bệnh là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi cá nhân trong xã hội. Có như thế, chuỗi ngày khó khăn mới sớm kết thúc.
Đến ngày 20/12, đã gần 20 ngày không ghi nhận thêm ca mắc COVID-19 mới trong cộng đồng. Đây là một tính hiệu tốt sau 04 ca nhiễm bệnh tại TP. Hồ Chí Minh vào cuối tháng 11 vừa rồi. Và để kéo dài những ngày không phát hiện ca bệnh mới, cần nhiều hơn nữa những sự cảnh giác, dè chừng với dịch.
Nhiều chuyên gia y tế dự đoán rằng dịch bệnh sẽ bùng phát mạnh vào mùa đông năm nay, thực tế đã cho thấy những dự đoán đó là đúng. Tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn còn rất phức tạp, trong đó có Hàn Quốc, Nhật Bản,... đã bị COVID-19 “viếng thăm” trở lại. Châu Á đang đối mặt với nguy cơ dịch bùng phát dịch giai đoạn 3.
Ước tính rằng mỗi ngày trên thế giới ghi nhận hơn 500.000 ca nhiễm mới. Tổng số ca bệnh trên thế giới đã vượt qua con số 76 triệu, hơn 1,6 triệu người đã tử vong. Nhiều quốc gia đã áp dụng “lệnh giới nghiêm”, trong đó có nhiều nước phải cho học sinh tạm dừng đến trường. Nỗi ám ảnh mang tên COVID-19 vẫn kéo dài.
Tại Việt Nam, mặc dù công tác phòng, chống dịch đang được triển khai rất tốt nhưng vẫn không được lơ là. Nếu như có sơ sẩy, ắt hẳn rằng những ngày tháng khó khăn sẽ quay trở lại.
Nói như thế là hoàn toàn có cơ sở, bởi chúng ta vẫn đang thực hiện hàng loạt chuyến bay giải cứu công dân về từ vùng dịch. Và dịch bệnh ngày càng phức tạp, nhiều trường hợp hết thời hạn cách ly tập trung mới phát hiện bệnh. Có trường hợp chủ quan trong khâu cách ly đã dẫn đến hậu quả nghiêm trong (Nam tiếp viên VietNam Airlines – BN 1342). Cho nên, việc nâng cao cảnh giác là không thừa.
Trong bối cảnh đang thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế, xã hội, Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc khiến thế giới ngỡ ngàng. Nhưng chúng ta cũng chỉ vừa thử nghiệm vắc- xin COVID-19, chưa có kết quả nên mọi việc cần phải thận trọng. Vì vậy, thông điệp 5K: Khoảng cách, khẩu trang, khai báo y tế, không tập trung đông người và khử khuẩn phải luôn được áp dụng.
Đối với kinh tế, đặc biệt là ngành dịch vụ du lịch thì việc chặn được dịch bệnh chính là “thời cơ” để quay lại phát triển. Ngành du lịch đang đặt rất nhiều kỳ vọng vào dịp Tết dương lịch và Tết Nguyên đán sắp tới. Bởi đây là cơ hội cho ngành du lịch phục hồi, hàng triệu lao động ngành này sẽ quay trở lại làm việc để ổn định cuộc sống.
Dễ dàng nhận thấy rằng, khi xuất hiện các ca nhiễm bệnh mới, việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch diễn ra rất nghiêm túc, hiệu quả. Nhưng khi mọi việc dần êm xuôi, tạm thời quên lãng thì cộng đồng lại dần chủ quan hơn. Đặc biệt, việc đeo khẩu trang tại nơi công cộng thường bị “quên”, nhưng chính việc đeo khẩu trang mới chính là biện pháp hữu hiệu nhất.
Do vậy, cấp thiết phải phòng bệnh, phải nghiêm túc cảnh giác để đón một năm mới nhiều an lành, để toàn dân yên vui đón Tết. Và, công cuộc “chặn” dịch COVID-19 không chỉ thuộc về cơ quan chức năng, mà còn là trách nhiệm của cả cộng đồng.
Có thể bạn quan tâm
Gucci thời COVID-19
05:00, 19/12/2020
Hà Nội: Bảo đảm vui Xuân, đón Tết và an toàn phòng dịch COVID-19
04:25, 19/12/2020
Cảnh báo nguy cơ bùng dịch COVID-19 lần ba tại châu Á
05:30, 18/12/2020
Tiêm vắc xin ngừa COVID-19 do Việt Nam sản xuất: Kỳ vọng lớn!
05:00, 17/12/2020
COVID-19 gây tổn thất khoảng 81 triệu việc làm trong năm 2020
11:00, 16/12/2020
Cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19 từ động vật hoang dã
05:15, 16/12/2020