Đại dịch COVID-19 đang tàn phá ngành thời trang toàn cầu và bất kể nổi tiếng đến như Gucci cũng không ngoại lệ. Họ đang phải tìm mọi cách để cứu vãn sự sụt giảm doanh thu.
Mới đây, Gucci cho biết sẽ mở hai cửa hàng hàng đầu trên nền tảng mua sắm hàng xa xỉ trực tuyến - Tmall Luxury Pavilion của Alibaba, một phần để nắm bắt thị trường hàng xa xỉ Trung Quốc, một phần để cứu vãn doanh thu sụt giảm do đại dịch COVID-19.
Gucci được biết đến như là một trong những thương hiệu nổi tiếng và được ưa chuộng nhất trên thế giới. Thiết kế của họ bao giờ cũng tạo ra xu hướng thời trang của thế giới. Đơn giản vì họ luôn nổi bật trong giới thời trang cao cấp bằng những thiết kế cực kỳ đẳng cấp và độc đáo.
Trong lịch sử, Gucci khởi đầu là một công ty nhỏ ở Florence, Ý. Được thành lập vào năm 1921 bởi Cuccio Cucci. Ban đầu, Gucci chủ yếu bán các món hành lý và đồ da nhỏ cho người cưỡi ngựa, đặc biệt rất thu hút giới quý tộc Anh. Sau đó thương hiệu tiếp tục phát triển và bổ sung thêm các mặt hàng khác như phụ kiện thời trang hay là giày dép.
Cái tên “Gucci” chỉ cần nhắc đến đã gợi ra cảm giác đó sẽ là một món đồ xa xỉ. Đã từ lâu, Gucci được coi như đại diện cho đẳng cấp và địa vị xã hội. Đôi khi lại cho thấy chủ sở hữu có gu thẩm mỹ tốt, tài chính vững vàng và luôn khao khát những gì tốt nhất.
Nhưng đại dịch COVID-19 đang khiến thị trường hàng xa xỉ “méo mặt”, dự kiến sẽ thu hẹp lần đầu tiên kể từ năm 2009. Châu Mỹ và châu Âu, nơi người tiêu dùng không thể bù đắp doanh thu bị mất từ khách du lịch toàn cầu và các chuỗi cửa hàng bách hóa đang gặp khó khăn. Doanh thu trong khu vực dự kiến sẽ giảm 27% lên 62 tỷ euro (73,56 tỷ USD).
Một số nhà điều hành cửa hàng bách hóa Mỹ đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản trong năm nay, bao gồm cả các chuỗi cửa hàng cao cấp như là Neiman Marcus và Lord & Taylor.
Trong khi đó theo báo cáo của Bain - công ty tư vấn thị trường, Trung Quốc lại đang trên đà trở thành thị trường xa xỉ lớn nhất, khi người tiêu dùng giàu có Trung Quốc đi du lịch ít hơn và chi tiêu nhiều hơn trên sân nhà của họ.
Theo Bain, khách hàng Trung Quốc đã chiếm khoảng 35% lượng mua hàng xa xỉ trước đại dịch và giờ đây dự kiến sẽ chiếm gần một nửa doanh số bán quần áo, túi xách và đồ trang sức cao cấp toàn cầu vào năm 2025.
Năm nay, Trung Quốc dự kiến sẽ là khu vực duy nhất báo cáo tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước, với thị trường xa xỉ của nước này tăng 45%, đạt 44 tỷ euro (52,21 tỷ USD), theo báo cáo Fall Luxury năm 2020 của Bain.
Trước đây, các thương hiệu cao cấp như là Gucci thường rất “chảnh” trong việc bán sản phẩm của họ trực tuyến. Nhưng giờ đây, mọi thứ đã bị thay đổi khi doanh số bị sụt giảm nghiêm trọng, họ buộc phải chuyển hướng kinh doanh nhiều hơn trên web, bao gồm cả việc thông qua các bên thứ ba.
Thời điểm này, Gucci là “con át chủ bài”, là động cơ lợi nhuận của tập đoàn Pháp Kering, là một trong những cái tên được đánh giá cao nhất tham gia nền tảng Tmall Luxury Pavilion, được thành lập vào năm 2017 của Alibaba và hiện có hơn 200 thương hiệu từ quần áo đến xe hơi cao cấp.
Cửa hàng đầu tiên của Gucci trên nền tảng Tmall Luxury Pavilion, bán các bộ sưu tập thời trang và đồ da, sẽ mở cửa vào ngày 21 tháng 12 tới đây. Cửa hàng thứ hai tập trung vào các sản phẩm làm đẹp sẽ ra mắt vào tháng 2 năm 2021 và do đối tác cấp phép của Gucci là Coty điều hành.
Trung Quốc, nơi người tiêu dùng mua sắm bằng ứng dụng điện thoại di động nhiều hơn so với Mỹ hoặc châu Âu có thể sẽ là cứu cánh cho những sụt giảm doanh số của Gucci trong thời gian tới.
Gucci có trang web tiếng Trung của riêng mình, gucci.cn, và có mặt trên tất cả các nền tảng mạng xã hội lớn của Trung Quốc, bao gồm Weibo và WeChat.
Có thể bạn quan tâm
Shandong Ruyi - "Đế chế" thời trang Trung Quốc vỡ nợ trái phiếu
04:30, 17/12/2020
Cơ hội nào cho xuất khẩu thời trang và dệt may sau COVID-19?
04:30, 29/10/2020
Thương hiệu thời trang ICON DENIM tăng trưởng ấn tượng mùa dịch
09:59, 15/10/2020
Triết lý thời trang LifeWear của UNIQLO
20:59, 11/09/2020
Không chỉ Gucci, Levi’s giờ đây cũng bán đồ cũ
05:08, 09/10/2020
Gucci: Khi hãng xa xỉ đi bán… đồ cũ
05:08, 08/10/2020