Mối nguy của “chủ nghĩa dân tộc” ở Trung Quốc (Bài 2)

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 16/03/2021 06:10

Đáng sợ nhất là chủ nghĩa dân tộc trong đường lối đối ngoại và dưới hình thức bang giao kinh tế.

Phó giám đốc trường đảng Trung Quốc ông He Yiting cảnh báo về chủ nghĩa dân tộc ở nước này

Nguyên phó giám đốc trường đảng Trung Quốc - ông He Yiting cảnh báo về chủ nghĩa dân tộc ở nước này

Từ đầu thế kỷ 20 ở Trung Quốc dấy lên phong trào xuất ngoại đến Nhật Bản và các nước châu Âu để tìm hiểu vì sao các nước này giàu có và độc lập, sau đó trở về giúp đỡ cách mạng giải phóng dân tộc.

Việt Nam và nhiều nước thuộc địa cũng thế, tuy nhiên người Trung Quốc cho thấy sự khác biệt, họ sớm tập hợp thành cộng đồng gắn kết ở ngoại quốc, số thì học kiến thức khoa học, số buôn bán kinh doanh.

Lực lượng tiếp thu văn minh phương Tây sau này trở thành lãnh đạo cốt cán trong phong trào cách mạng và dẫn dắt chính quyền non trẻ sau ngày độc lập. Lực lượng buôn bán làm ăn đa số ở lại ngoại quốc, ngày nay họ được gọi dưới cái tên “thương nhân Hoa kiều”.

Thương nhân Hoa kiều có kỹ năng buôn bán xuất sắc, họ tinh thông nhạy bén với thời cuộc, đặc biệt rất đoàn kết để bảo vệ nhau. Ngày nay đội ngũ này ở khắp thế giới, ước tính khoảng 40 triệu người.

Hàng trăm năm trôi qua nhưng người Hoa vẫn không mất gốc, họ vẫn mang đặc tính dân tộc, là cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội của đảng Cộng sản Trung Quốc ở ngoài nước.

Có thể nói rằng, thông qua tầng lớp thương nhân, Trung Quốc đã khống chế kinh tế Đông Nam Á trong khoảng 20 năm trở lại đây. Họ không những nắm tỷ trọng lớn mà còn thống trị trong nhiều lĩnh vực quan trọng như năng lượng, nông nghiệp.

Tại Indonesia, nền kinh tế lớn thứ 3 ASEAN, cộng đồng người Hoa chiếm 2,5% dân số nhưng nắm giữ tới 70% trong tổng giá trị nền kinh tế, trên 60% doanh nghiệp lớn tại quốc đảo này nằm trong tay thương nhân Hoa kiều.

Người Hoa chiếm 10% dân số tại Thái Lan nhưng họ chiếm tới 90% vốn tại các doanh nghiệp chủ chốt, trong đó có 50% vốn trong các ngân hàng, tỷ lệ nắm giữ này còn lớn hơn cả Hoàng gia và chính phủ Thái Lan. 5 người giàu nhất xứ sở chùa vàng có gốc gác Trung Quốc.

Ở Philippines, người Hoa chỉ khoảng 1,3 triệu người trong tổng số dân hơn 100 triệu, nhưng kinh tế trong tay Hoa kiều tương đương 50% GDP nước này. Tất cả các hãng hàng không ở Philippines do người Hoa điều hành.

Từ năm 2004 đến 2019, doanh nghiệp Trung Quốc chi đến 2.000 tỷ USD vào các thương vụ mua doanh nghiệp và dự án xây dựng ở nước ngoài, thâu tóm mọi thứ từ ngân hàng, chuỗi khách sạn danh tiếng cho tới những nhà sản xuất năng lượng lớn.

Chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc được biểu hiện ở rất nhiều lĩnh vực

Chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc được biểu hiện ở rất nhiều lĩnh vực

Không phải chỉ có Trung Quốc mới có nhiều tiền, cũng không phải chỉ có nước này mới có tham vọng vươn lên,… nhưng chưa bao giờ có quốc gia nào thực hiện các thương vụ mua bán, sáp nhập nhiều và lớn như Trung Quốc.

Ở Nhật Bản, Hàn Quốc có không ít doanh nhân - doanh nghiệp mang tinh thần dân tộc. Song, hiếm khi thấy Huyndai, Kia, Samsung, LG, Toyota hành xử như những kẻ trọc phú lắm tiền nhiều của.

Ngoài sự thông minh, nhanh nhạy, thương nhân Hoa kiều có lẽ mang đặc điểm khác với phần còn lại. Ở Việt Nam từng xảy ra nhiều thương vụ quái gở như mua rễ tiêu, lá điều, đỉa; mua bán thất thường các mặt hàng nông sản khiến nông dân lao đao.

Nếu là doanh nhân đúng nghĩa, liệu có ai kinh doanh buôn bán như thế? Đằng sau đó phục vụ điều gì? Có phải họ muốn dùng thương nhân để khống chế xương sống kinh tế Việt Nam - ngành nông nghiệp?

Trên phạm vi toàn cầu, sự xuất hiện của Trung Quốc đang gây lo ngại ngày một nhiều. Đó không chỉ là các dự án toàn vị trí đắc địa ở vùng Nam Á, Trung Đông, Đông Nam Á.

Có rất nhiều vụ việc bị phát giác mà sau đó nước sở tại tá hỏa vì công dân Trung Quốc “gắn mác” sinh viên, nhà báo, nhà khoa học,…để làm nhiệm vụ “nắm bắt thông tin”.

Tháng 1 năm nay, Telegraph đưa tin, Anh quốc trục xuất 3 “nhà báo” Trung Quốc vì tình nghi hoạt động không đúng chức năng nhiệm vụ. The New York Times năm 2019 loan báo, Mỹ trục xuất 2 nhân viên đại sứ quán Trung Quốc vì nghi hoạt động gián điệp.

Có cảm giác ở đâu đâu cũng có người Trung Quốc sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ “cao cả” rất giống với biểu hiện tham vọng bá quyền tầm quốc gia. Đó, nếu không phải hiện thân của “chủ nghĩa dân tộc” thì là gì?

Cái tài của Trung Quốc là truyền bá tư tưởng lớn đến mọi người dân, trong khi họ không được dùng Google, Youtobe nên cánh cửa so sánh, đối chiếu với thế giới xem như đóng kín.

Có thể bạn quan tâm

  • Mối nguy của “chủ nghĩa dân tộc” ở Trung Quốc (Bài 1)

    Mối nguy của “chủ nghĩa dân tộc” ở Trung Quốc (Bài 1)

    06:20, 15/03/2021

  • Chiến tranh công nghệ Mỹ - Trung (Kỳ I): Chủ nghĩa dân tộc công nghệ

    Chiến tranh công nghệ Mỹ - Trung (Kỳ I): Chủ nghĩa dân tộc công nghệ

    05:08, 16/09/2020

  • THẾ GIỚI HẬU COVID-19: Chủ nghĩa dân tộc và quản trị toàn cầu (Phần 6)

    THẾ GIỚI HẬU COVID-19: Chủ nghĩa dân tộc và quản trị toàn cầu (Phần 6)

    11:00, 20/05/2020

  • Tổng thống Pháp lên án mạnh mẽ chủ nghĩa dân tộc

    Tổng thống Pháp lên án mạnh mẽ chủ nghĩa dân tộc

    04:30, 12/11/2018

  • Ngại gì “chủ nghĩa dân tộc”!

    Ngại gì “chủ nghĩa dân tộc”!

    20:40, 28/01/2017

TRƯƠNG KHẮC TRÀ